Khi người trẻ làm phim tài liệu

(Sóng Trẻ) - Thời đại truyền thông và công nghệ số lên ngôi, những thước phim tài liệu mộc mạc không còn là cái đích của nhiều đạo diễn trẻ. Thế nhưng trong số ít đó, ta vẫn tìm được những cái tên triển vọng cho nền phim tài liệu nước nhà.

Phim tài liệu là công cụ khai thác một phần ngôn ngữ của thế giới

Nói đến phim tài liệu, có lẽ chẳng ai trong chúng ta lại cảm thấy xa lạ với nhóm thể loại vô cùng quan trọng và cần thiết này. Lí do: người ta có thể nghe nói, gặp gỡ nó nhân vật, đề tài một cách trân thật không màu mè, kiểu cách – thứ được coi là thế mạnh của điện ảnh.

Tuy nhiên, giống như một nghịch lí, dường như chẳng mấy ai trong số đông công chúng, bao gồm cả khán giả điện ảnh và truyền hình, để ý đến sự hiện diện của phim tài liệu. Thậm chí trong những diễn đàn, cuộc thi lớn về phim, công chúng chẳng mấy ai quan tâm tới các hạng mục giải thưởng của thể loại phim này. Ngày nay, thời đại của truyền thông và công nghệ số lên ngôi, những thước phim tài liệu mộc mạc, dung dị không còn là cái đích của nhiều đạo diễn trẻ hướng đến nữa. Thế nhưng trong số ít đó, ta vẫn có thể tìm được những cái tên triển vọng cho nền phim tài liệu nước nhà.

Đầu năm 2018, Việt Nam lần đầu tiên có tác phẩm tham gia triển lãm phim tài liệu thể nghiệm được tổ chức tại Thái Lan. Mặc dù không có sự hoạt động của truyền thông, không đưa tin rộng khắp trên báo đài, sự kiện này giống như nguồn khích lệ hiếm hoi với những người đạo diễn trẻ đang theo đuổi thể loại phim tài liệu. Tác phẩm tham gia triển lãm với tên gọi “Contact” thuộc về một đạo diễn trẻ đến từ trường Đại Học Sân Khấu – Điện Ảnh. 

“Làm phim tài liệu là ăn, ngủ cùng nhân vật” – đó là là câu trả lời của đạo diễn trẻ Cao Việt Hoài Sơn, người vừa có phim dự Triển lãm phim thể nghiệm tại Thái Lan đầu năm 2018 khi được hỏi về khái niệm làm phim tài liệu đối với Sơn. 

Phim tài liệu như một công cụ giúp cho con người hiểu được ngôn ngữ của thế giới một cách rõ ràng hơn, giống như thứ ngôn ngữ mà nhân vật chính trong “Nhà Giả Kim” kiếm tìm. Đó chính là lý do mà phim tài liệu còn có tên gọi khác là điện ảnh sự thật. Sơn tìm thấy cảm hứng làm phim khi quan sát cuộc sống và những sự kiện hàng ngày, lắng nghe để tìm hiểu ngôn ngữ riêng của chúng. 


1e4709911_1.jpg

Trên các diễn đàn làm phim hiện nay, không khó để chúng ta đọc được những lời tranh luận về độ khó, sự thử thách của việc thực hiện phim tài liệu so với một bộ phim điện ảnh, Đạo diễn trẻ Cao Việt Hoài Sơn lại không hoàn toàn ủng hộ việc chia ra để so sánh giữa hai thể loại này với nhau. Đây cũng là quan điểm tiến bộ với xu thế làm phim đang có phần thay đổi trên thế giới. Cụ thể là với các nhà đạo diễn phim điện ảnh, họ dần đi theo hướng khai thác kịch bản một cách tự nhiên để sao cho chất điện ảnh của mình tự nhiên và thật nhất có thể. Còn với phim tài liệu, các nhà làm phim cũng chú ý đến màu sắc, chất lượng phim hơn để sao cho nhìn chất phim càng mượt, càng đẹp thì bộ phim càng thành công và được công chúng đón nhận. Chính vì vậy nên Sơn cho rằng tính thách thức không giống nhau nên không thể so sánh được.

Theo đuổi thể loại phim tài liệu là cả một hành trình khó khăn mà không phải người trẻ nào cũng muốn bắt đầu

Khó khăn lớn nhất với bất kỳ nhà làm phim trẻ nào có lẽ cũng là kinh tế. Ở Việt Nam hiện nay, việc tài trợ để thực hiện một dự án phim và đặc biệt là phim tài liệu, thể loại đầu tư không lợi nhuận gần như là không có. Chính vì vậy các bạn trẻ phải tự mình đầu tư về máy móc, nhân công để thực hiện bộ phim của mình. Đồng thời với thể loại phim tài liệu, rủi ro là rất lớn. Tài liệu như đã nói, tên gọi khác là điện ảnh sự thật, đạo diễn  không thể dựng một bối cảnh, tạo một cơn mưa để đáp ứng nhu cầu kịch bản phim. Các cảnh quay trong phim có được ghi từ đời thật thì bộ phim mới có thể thành công. Chính vì vậy thời gian thực hiện một bộ phim có thể kéo dài từ vài tháng cho đến nhiều năm. Gần đây nhất có thể kể đến là bộ phim “Đi Tìm Phong” – một dự án phim tài liệu ngắn kéo dài đén 4 năm thực hiện.

Cá nhân Sơn cũng gặp rất nhiêu những khó khăn trong quá trình thực hiện bộ phim tài liệu đầu tiên, sau đây là chia sẻ của anh: "Đây là bộ phim đầu tay của mình. Đoàn làm phim chỉ có 3 người là mình, bạn quay phim và nhân vật chính. Bộ phim kể về cuộc sống của Duy Anh – một thanh niên 25 tuổi khao khát sống tách biệt với thế giới. Chính vì nội dung phim nên hàng ngày mình đều phải theo sát Duy Anh để ghi lại những sinh hoạt đời thường của bạn. Trong phim mình nhớ nhất có một cảnh mưa nhưng thời gian ghi hình lại đang là mùa nắng. Suốt 2 tháng, có những ngày cơn mưa ập đến, mình với Huy Anh – bạn quay phim của mình lại mang máy ra mà chờ mãi đến khi cơn tan vẫn không có nổi được một giọt mưa nào."


 1e4709911_2.jpg

Hậu trường thực hiện phim Contact – Đạo diễn dùng đèn xe máy để chiếu sáng cho quá trình tìm góc quay

Bén duyên với thể loại phim tài liệu

Như nhiều người, Sơn cũng khó tìm thấy cảm hứng với thể loại phim tài liệu khô khan này, chính vì thế, trước khi làm Contact, định hướng của Sơn là theo đuổi thể loại phim điện ảnh. Tuy nhiên sau 3 tháng thực hiện bộ phim, có thể nói Contact đã thay đổi toàn bộ mục tiêu và con đường mà vị đạo diễn trẻ muốn theo đuổi. Thay vì những giá trị nghệ thuật, những giây hình đẹp, câu chuyện hay thì những thước phim đậm chất đời thường, những câu chuyện chưa ai kể và có thể không có cơ hội được kể mới khơi dậy được nguồn cảm hứng trong con người vị đạo diễn trẻ.
 
1e4709911_3.jpg

Rất khó để tìm được sự đón nhận của công chúng Việt Nam với thể loại phim tài liệu 

Một hạn chế lớn của bộ phim đó là thể loại và nội dung phim khá kén đối tượng công chúng đón nhận. Cộng đồng làm phim trẻ ở Việt Nam vẫn chưa có những định hướng lâu dài để phát triển và đưa thể loại này đến gần với công chúng hơn. 90% phim Việt chiếu rạp là phim điện ảnh. 10% còn lại tuy được công chiếu nhưng hầu hết đều chiếu trong một thời gian rất ngắn và gần như không có ai tới xem. Gần đây nhất có thể kể đến bộ phim “Bước chân an lạc” – phim tài liệu kể về cuộc đời của thiền sư Nhất Hạnh.
Hoạt động chiếu phim thường niên và thu hút được nhiều công chúng đến xem nhất có lẽ là dự án Phim Ngắn Mở của Trung tâm phát triển tài năng điện ảnh trẻ TPD. Tuy nhiên một số ít những hoạt động như thế là không đủ để thúc đẩy sự phát triển và đi lên của cộng đồng làm phim tài liệu Việt Nam.
 
1e4709911_4.jpg

Hình ảnh Cao Việt Hoài Sơn (thứ 2 bên trái) cùng các đạo diễn trẻ khác trong buổi Chiếu phim ngắn mở

Phí Hải Anh

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN