Lái xe buýt - Nghề "làm dâu trăm họ"


(Sóng Trẻ) - Ngày nay, khi nhắc đến xe buýt, người ta hay nói đến những cách ứng xử chưa đúng mực của lái xe, phụ xe hay chuyện bỏ điểm dừng, lái nhanh vượt ẩu gây tai nạn… Phải chăng, chúng ta đã quá khắt khe mà bỏ qua cả những điều tốt đẹp về những người làm cái nghê “dâu trăm họ” này?

Trong xã hội hiện đại, xe buýt ngày càng trở nên quen thuộc và đã là một phương tiện đi lại tiện lợi của mọi người, đặc biệt là học sinh, sinh viên. Với vị thế như vậy, những chuyện không hay xảy ra xung quanh những chiếc xe buýt luôn là chủ đề được bàn tán sôi nổi, đồng thời cũng bị chỉ trích mạnh mẽ. Dù vậy, chúng ta cũng không nên “vơ đũa cả nắm”, để “một vài con sâu làm rầu nồi canh”, bởi còn rất nhiều lái xe và nhân viên xe buýt khác thực sự tốt bụng và tận tụy với nghề. Có ai biết rằng đằng sau mỗi chuyến xe buýt là những câu chuyện cảm động về tình người, là khó khăn vất vả, thấm đẫm cả mồ hôi, nước mắt của những con người đang âm thầm hy sinh giúp cho việc đi lại thông suốt.

2033c01d8_938.1.jpg

Nghề vất vả và nhiều áp lực.

Làm lái xe buýt rất căng thẳng, đằng trước vô lăng là sự sống, phía sau vô lăng là hành khách, lại thêm áp lực về thời gian, chạy xe làm sao cho kịp giờ, kịp tuyến nên nhiều khi thần kinh của họ cứ căng ra như dây đàn vậy.

Ngày ngày, chúng ta lên xe buýt đến trường, đến nơi làm việc từ sớm mà không biết rằng, để có những chuyến xe đó thì những người nhân viên lái phụ xe còn phải đi làm từ sớm hơn. Anh Lý Đức Tuyên, lái xe tuyến 53 chia sẻ: “Mỗi ngày chúng tôi có 2 ca làm, nếu làm ca sáng người lái phải dậy lúc 3h để chuẩn bị 5h chạy xe. Làm ca chiều thì luôn về muộn, sớm nhất cũng 22h30 mới có mặt ở nhà. Làm nghề này là chấp nhận thời gian dành cho gia đình rất ít, vì nghề lái xe đi suốt mấy khi có mặt ở nhà đâu!”.

Lái xe phải đối mặt với nhiều loại hành khách, nhiều cách cư xử khác nhau, xế buýt đặc biệt ngán với những khách thiếu văn. Lái xe Nguyễn Văn Hải tâm sự: “Với tình trạng giao thông tắc nghẽn thường xuyên như hiện nay ở Hà Nội, tôi luôn phải chịu áp lực cao làm sao lái xe cho thật cẩn thận và an toàn. Nhưng hàng khách không hiểu, nói chuyện như chợ vỡ khiến người lái không tập trung lái được nên đôi lúc buột miệng chứ ai muốn nặng lời với khách bao giờ!”. Được biết, nhân viên lái phụ xe buýt thường xuyên đuợc tham gia các khóa đào tạo về kĩ năng giao tiếp, ứng xử, rất nhiều người lái phụ xe có bằng trung cấp, cao đẳng và cả đại học, vậy nên không thể nói họ là những người ít học mà cư xử không hay. Những nhân viên trên xe buýt luôn mong nhận được sự cảm thông và góp ý thẳng thắn để dần khắc phục tình trạng trên, hướng đến một môi trường xe buýt văn minh, lành mạnh.

Những nỗi niềm ít người biết…


Nhắc đến bữa ăn là các lái xe, phụ xe không khỏi ngậm ngùi. Có ai trong chúng ta đã ăn món” mỳ tôm đá” chưa? Thế nhưng đó lại là món ăn thường xuyên của những nhân viên xe buýt. Thời gian nghỉ quá ít, không có nổi 10 phút để ăn uống, thế là họ đã nảy ra “sáng kiến”, úp mì rồi cho đá lạnh vào cho nhanh nguội, ăn “cấp tốc” để còn tiếp tục công việc. Nhìn cảnh các nhân viên xe buýt xì xụp ăn, ghế xe buýt là bàn ăn, sàn xe buýt là ghế ngồi, chúng ta sẽ nghĩ gì? Một nhân viên bán vé chia sẻ: “Khi bị đói, bị áp lực công việc, giờ giấc thì thử hỏi còn có ai phục vụ được nhiệt tình, chu đáo nữa không? Cũng như hành khách muốn lên xe để về nhà mà mãi ko thấy xe đâu thì hành khách có bực mình không ? Hành khách khổ một thì lái xe và nhân viên bán vé khổ hai, ba. Khổ từ đường ăn uống trở đi…”

Bây giờ, xe buýt luôn được người ta nhắc đến như là “hung thần xa lộ”, là nguyên nhân của việc tắc đường, của tai nạn giao thông. Thế nhưng hẳn chúng ta vẫn chưa quên những ngày lụt lịch sử ở Hà Nội năm 2008, trong những ngày đó chỉ có xe buýt là vẫn hoạt động đuợc, những bác tài xế, phụ xe đã làm việc hết sức mình để đưa đón mọi người đi đến nơi về đến chốn. Lúc đó, xe buýt được ca ngợi như công thần, và những nhân viên xe buýt được coi như những anh hùng. Thế nhưng, “qua cơn hoạn nạn” mọi chuyện lại trở về như cũ, hình ảnh “hung thần xa lộ” lại xuất hiện trong suy nghĩ của mọi người.

Sự hy sinh âm thầm và lặng lẽ


Gắn bó với nghề chưa lâu nhưng cả hai tài xế buýt Tuyên, Hải đã gặp và giúp đỡ rất nhiều trường hợp người bị nạn. Với suy nghĩ: giúp người không chờ trả công, họ luôn tâm niệm rằng nếu người khác gặp trường hợp như mình nhất định cũng sẽ làm vậy.

Ngày 4-5-2010, vào khoảng 12h15’ chiếc xe mang BKS 29N-6591 do anh Hải điều khiển (chiều đi từ Đông Anh sang Hoàng Quốc Việt) thuộc tuyến bus 53 đi lên trên cầu vượt gần khu công nghiệp Thăng Long thì có gặp một vụ tai nạn. Ngay khi nhìn thấy tình huống đó, chú đã lái xe tạt vào lề đường và hô hoán mọi người xuống giúp nạn nhân. Sau khi đỡ người bị nạn lên xe, tạm thời sơ cứu, chú và anh nhân viên soát vé nhanh chóng lái xe đưa nạn nhân đến bệnh viện Nam Thăng Long. Được cấp cứu kịp thời, người bị nạn đã qua cơn nguy kịch, mọi người mới thở phào nhẹ nhõm và tuyến buýt lại tiếp tục lộ trình của mình.

Hay như chiều 5-3-2010, vợ chồng anh Nguyễn Xuân Trường (trú tại Phòng 203-A1 Vĩnh Hồ, Đống Đa, Hà Nội)  đón xe buýt tuyến 36, BKS 30S-3663 tại bến Linh Đàm. Khi xe qua vài điểm dừng đỗ, người vợ đột nhiên bị đau bụng dữ dội kèm theo khó thở. Trước tình trạng này, lái xe buýt đã điều khiển xe tăng tốc độ đưa chị đến phòng khám gần nhất tại đường Trương Định. Do được cấp cứu kịp thời, chị đã nhanh chóng khỏe lại nhưng vợ chồng anh Trường phát hiện ra họ đã quên một túi sách trên xe buýt, trong đó có một điện thoại di động, năm triệu đồng và nhiều giấy tờ quan trọng khác. Anh Trường đã gọi vào chính số máy chiếc điện thoại để quên và nhận được lời hẹn trả lại toàn bộ giấy tờ cùng tài sản từ người lái xe buýt tên Hòa.

Thiết nghĩ, qua hai câu chuyện trên, chúng ta đã phần nào hiểu được sự hy sinh âm thầm, lặng lẽ của những người làm nghề “dâu của trăm họ”. Với tâm niệm “Làm việc không mong báo đáp” hoặc cũng có lẽ việc cứu giúp người gặp nạn đã trở thành thói quen, nên họ cũng chẳng mấy khi để tâm đến tên tuổi của người mà mình giúp. Hai lái xe trên chỉ là một trong vô vàn những câu chuyện về sự giúp đỡ, hy sinh thầm lặng của những lái xe, nhân viên bán vé xe buýt đã và đang làm việc trên địa bàn Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung.

Một lần nữa, chúng ta hãy cùng nhìn nhận và lắng nghe những người “làm dâu trăm họ”, ở một góc nhìn khác, để nhận ra những điều tốt đẹp mà họ đã đem lại. Ngày nắng cũng như ngày mưa, bất chấp những khó khăn, những nhân viên trên xe buýt vẫn tiếp tục công việc, nắm vững vô lăng phục vụ nhân dân trên những chuyến xe tiện lợi và an toàn.

                                                                                 Thúy Hằng

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN