Sức sống bánh kẹo Cổ Hoàng ngày cận Tết

(Sóng trẻ) - Làng Cổ Hoàng, xã Hoàng Long, huyện Phú Xuyên có nghề làm bánh kẹo truyền thống từ lâu đời, gìn giữ và phát triển hàng thập kỷ nay. Những ngày giáp Tết, không khí sản xuất, buôn bán tại làng bánh kẹo Cổ Hoàng trở nên nhộn nhịp, tạo sức bật mạnh mẽ cạnh tranh với bánh kẹo ngoại nhập.

Làng Cổ Hoàng nổi tiếng hàng trăm năm nay với những thức quà truyền thống, dân dã, bình dị như kẹo lạc, kẹo vừng, kẹo dồi, chè lam. Ở nước ta cũng có nhiều nơi sản xuất bánh kẹo truyền thống, nhưng bánh kẹo ở Cổ Hoàng vẫn mang hương vị riêng thu hút du khách thập phương.

1-1.PNG
Làng nghề bánh kẹo Cổ Đường (Cổ Hoàng) những ngày cận tết. (Ảnh: Internet)

Rang sảy hàng tạ lạc trong ngày, những ngày giáp Tết, nhà bà Nguyễn Thị Tấn (67 tuổi, Phú Xuyên) phải nhập số lạc gấp ba lần bình thường. “Ngày thường gia đình tôi làm đến 5 - 6 giờ chiều thì nghỉ nhưng đến những ngày này, đôi khi bọn tôi phải làm đến tận 12 giờ đêm”. Bà Tấn chia sẻ.

2-2.PNG
Chuẩn bị lạc là công đoạn quan trọng để sản xuất kẹo tại cơ sở nhà bà Tấn. Để kẹo ngon phải chọn lạc loại 1, nhặt bỏ những hạt không đảm bảo chất lượng và phân ra làm 3 loại to, nhỏ, vừa rồi mới rang. (Ảnh: NVCC)

Những ngày cận Tết, không khí tại Cổ Hoàng càng thêm phần ấm cúng, tấp nập với kẻ mua người bán. Những năm trở lại đây, những “người con” của bánh kẹo Cổ Hoàng đã vực dậy một làng nghề truyền thống lâu đời. Ngoài việc đầu tư vào mẫu mã thì người sản xuất còn đáp ứng xu thế của người tiêu dùng là ăn ít ngọt, ít béo.

3-1.jpeg
Làng Cổ Hoàng hiện nay có hơn 100 cơ sở sản xuất bánh, kẹo trong đó hơn 20 hộ đã đầu tư trang thiết bị, máy móc hiện đại. Từ một tháng trước Tết, máy móc nhà nào cũng chạy hết công suất. (Ảnh: Hà Linh)

Trò chuyện với phóng viên, chị Vũ Thị Cơ (con dâu bà Tấn) chia sẻ: “Mấy năm nay, thị trường quay trở lại với các món quà quê truyền thống. Vì vậy, ngoài kẹo dồi, kẹo lạc, chè lam, chúng tôi còn sản xuất thêm kẹo gạo lứt để đáp ứng nhu cầu cho những người tiểu đường, ăn kiêng”.

4-1.jpeg
Sản xuất bánh kẹo tại một cơ sở thuộc làng bánh kẹo Cổ Hoàng. (Ảnh: Nam Phương)

Trên đường mua đồ sửa soạn cho dịp Tết Nguyên Đán năm nay, chị Vũ Minh Hằng (36 tuổi, Hà Nội) có ghé làng Cổ Hoàng để mua bánh kẹo, chị chia sẻ: “Gia đình tôi 3 năm gần đây năm nào cũng mua bánh kẹo ở làng Cổ Hoàng. Thay vì các loại bánh kẹo ngoại nhập, thì tôi thích kẹo truyền thống này hơn, vừa gần gũi, giá thành lại phải chăng, phù hợp với nhu cầu của gia đình”.

5.jpeg
Mặc dù miền Bắc chìm vào mưa rét trong những ngày cuối năm, nhiều người vẫn vượt đường xe đến Cổ Hoàng mua bánh kẹo truyền thống. (Ảnh: Hà Linh) 

Từ một thứ quà ăn vặt được người làng Cổ Hoàng đem đi bán rong thì giờ đây, khách hàng đã tự tìm về với Cổ Hoàng. Những chuyến hàng Tết vẫn cứ hối hả được đóng thùng, góp thêm hương vị làng quê cho ngày Tết cổ truyền.

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN