Làng hương Quảng Phú Cầu “nhuộm” sắc đỏ trong những ngày cận Tết

(Sóng trẻ) - Làng hương Quảng Phú Cầu (huyện Ứng Hòa, Hà Nội) là nơi duy nhất tại Thủ đô còn giữ được nghề làm tăm hương truyền thống. Vào mỗi dịp Tết Nguyên đán, các hoạt động sản xuất, mua bán hương và du lịch tại đây lại diễn ra nhộn nhịp hơn bao giờ hết.

Nổi tiếng với nghề làm tăm hương suốt hơn 100 năm, làng hương Quảng Phú Cầu không chỉ là địa điểm sản xuất và mua bán hương, mà còn là nơi lưu giữ và lan tỏa các giá trị văn hóa tâm linh trong đời sống của người Việt. Vào những ngày giáp Tết, người dân tại đây càng tất bật hơn với công việc làm hương để đáp ứng nhu cầu tăng cao của thị trường khi Tết Nguyên đán cận kề.

1.jpg
Khi đến với làng hương Quảng Phú Cầu vào những ngày này, không khó để bắt gặp sắc đỏ rực rỡ từ những chân hương được người dân phơi dọc con đường dẫn vào làng. Tuy nhiên, việc phơi chân hương chỉ là một trong rất nhiều công đoạn để người thợ tạo ra được một cây hương hoàn thiện. (Ảnh: Ngọc Vi)
2.jpg
Đầu tiên, để hương không bị đứt gãy trong quá trình sử dụng, người thợ phải chọn nguyên liệu từ những cây vầu già, có đủ độ dài và dẻo dai. Theo người dân địa phương, vầu để làm hương thường được nhập về từ vùng rừng núi Thanh Hóa. (Ảnh: Ngọc Vi)
4.jpg
Vầu sau khi lấy về sẽ được ngâm dưới ao nước nhiều ngày để bảo quản rồi mới đem phơi và mang đi chẻ thành từng đoạn nhỏ để làm chân nhang. Hiện nay, công việc chẻ vầu đã được làm hoàn toàn bằng máy móc để gia tăng năng suất. (Ảnh: Ngọc Vi)
5.jpg
Sau khi chẻ nhỏ vầu, mài nhẵn và lọc ra những phần đảm bảo chất lượng, người thợ sẽ buộc hương thành từng bó và mang đi nhuộm chân. Chân hương thường sẽ được nhuộm màu đỏ hoặc hồng. Tuy nhiên, với những loại hương dùng để trang trí, người dân đã nhuộm thêm nhiều màu sắc khác như xanh, tím, vàng,... để hương bắt mắt hơn. (Ảnh: Ngọc Vi)
7.jpg
Nhuộm xong, chân hương được phơi khoảng 1 ngày nắng rồi mang se bột hương. Bà Lê Thị Xuân (70 tuổi), người dân làm hương tại làng Quảng Phú Cầu cho biết: “Theo phương pháp thủ công ngày xưa, chân hương được lăn qua nhựa của quả trám rừng để tạo độ kết dính, sau đó mới se cùng bột hương làm từ rễ cây hương bài. Đặc biệt, rễ hương bài phải được lấy từ đất Nghệ An, vì chỉ có nguyên liệu từ vùng này mới mang lại hương thơm đặc trưng cho sản phẩm”. (Ảnh: Ngọc Vi)
8.jpg
Hiện nay, nhờ có sự hỗ trợ từ máy móc, mỗi ngày các xưởng sản xuất có thể se được từ 4 đến 5 vạn cây hương, đảm bảo nguồn hàng ổn định cho dịp Tết Nguyên đán năm nay. (Ảnh: Ngọc Vi)
9.jpg
Những ngày cận Tết, làng hương Quảng Phú Cầu nhận được lượng đơn đặt hàng lớn từ khắp cả nước. Bà Lê Thị Đông, chủ cơ sở sản xuất hương tại làng Quảng Phú Cầu cho biết rằng vào dịp Tết năm nay, số lượng đơn đặt hàng tăng gấp 3 đến 4 lần so với bình thường. (Ảnh: Ngọc Vi)
10.jpg
Làng Quảng Phú Cầu sản xuất hai loại hương chính là hương dùng để thắp và hương trang trí. Đối với hương để thắp, tùy vào loại có mùi thơm hay hương thường, giá cả sẽ có sự chênh lệch. Hương thơm sẽ là 300 đồng/que, hương thường là 100 đồng/1que. (Ảnh: Ngọc Vi)
12.jpg
Ngoài hoạt động sản xuất và buôn bán, làng hương Quảng Phú Cầu cũng mở rộng du lịch bằng cách tận dụng công đoạn phơi hương để trang trí, tạo nên khung cảnh rực rỡ màu sắc, thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước đến tham quan và trải nghiệm. (Ảnh: Khánh Ly)
13.jpg
Những bó hương được người dân cẩn thận sắp đặt theo nhiều hình ảnh khác nhau, mang đậm dấu ấn đặc trưng của văn hóa Việt Nam. (Ảnh: Khánh Ly)
14.jpg
Chị Phan Thị Sự (Hà Nam), khách du lịch tại làng hương Quảng Phú Cầu chia sẻ: “Lần thứ hai quay trở lại làng, tôi cảm thấy rất ấn tượng với khung cảnh rực rỡ tại đây, những bó hương được bài trí vô cùng đẹp mắt. Khung cảnh này cũng khiến tôi cảm nhận rõ được không khí Tết đang ngày một đến gần”. (Ảnh: Khánh Ly)
15.jpg
Ngoài ra, khi đến du lịch tại làng hương Quảng Phú Cầu, khách tham quan có cơ hội được tự tay trải nghiệm công đoạn se bột hương thủ công theo cách truyền thống. Đây là hoạt động ý nghĩa giúp làng hương gìn giữ và lan tỏa nét đẹp văn hóa truyền thống của người Việt đến với du khách quốc tế. (Ảnh: Ngọc Vi)
16.jpg
Việc mở rộng quảng bá du lịch tại làng hương Quảng Phú Cầu chỉ mới được phát triển trong khoảng 2 năm trở lại đây, nhưng đã góp phần không nhỏ giúp làng nghề lan tỏa hình ảnh tăm hương truyền thống và gia tăng số lượng đơn hàng từ khắp nơi trên thế giới. Hiện tại, hương tại làng Quảng Phú Cầu đang được xuất sang nhiều nước như Ấn Độ, Trung Quốc, Indonesia, Thái Lan,... (Ảnh: Khánh Ly)

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Mời độc giả tham dự Tọa đàm trực tuyến "Đi và viết khi ta còn trẻ"

Mời độc giả tham dự Tọa đàm trực tuyến "Đi và viết khi ta còn trẻ"

Tin nổi bật1 tháng trước

(Sóng trẻ) - 14h30 ngày 05/12/2024, Trang tin điện tử Sóng trẻ sẽ tổ chức Tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Đi và viết khi ta còn trẻ”.

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật2 tháng trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật2 tháng trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN