Làng miến Cự Đà: Thoăn thoắt tay nghề, làm miến như dệt lụa

(Sóng trẻ) - Vào những ngày cuối năm, làng Cự Đà vẫn xình xịch tiếng máy móc chạy từ tờ mờ sáng đến tối mịt. Đó là âm thanh chiếc máy làm miến của những nghệ nhân đang nỗ lực lưu giữ và phát triển nghề tổ tuổi đời hơn 400 năm.

Làng cổ Cự Đà (thuộc xã Cự Khê, Thanh Oai, Hà Nội) nằm nép mình bên dòng sông Nhuệ thơ mộng, ẩn sau khu đô thị Thanh Hà và cách trung tâm Thủ đô 20km về phía Tây. Không chỉ nổi tiếng bởi nét trầm tư, cổ kính qua lối kiến trúc đặc trưng của vùng đồng bằng Bắc Bộ; ngôi làng còn là nơi lưu giữ và phát triển nghề làm miến dong có lịch sử hơn 400 năm.

anh-1_result_1566358505.jpg
Làng Cự Đà là một trong những làng nghề làm miến lớn nhất miền Bắc. (Ảnh: VOV Văn hóa - Du lịch)

Tỉ mỉ trong từng công đoạn
Nghề làm miến không quá nặng nhọc nhưng yêu cầu nhiều công đoạn, có thể tóm gọn thành 4 giai đoạn chính: đầu tiên là chọn nguyên liệu; tiếp đến, người dân sơ chế bột dong và tráng thành bánh để phơi nắng lần một; sau khi bánh khô đủ tiêu chuẩn sẽ cắt thành sợi nhỏ và phơi nắng lần hai; khâu cuối cùng là mang về đóng gói và vận chuyển ra thị trường….

Ông Đinh Văn Toàn (Làng Cự Đà, Thanh Oai, Hà Nội) cho biết: “Miến dong muốn ngon trước hết phải kỹ lưỡng trong khâu nhập nguyên liệu. Miến Cự Đà làm 100% từ bột dong riềng phơi khô và nhập từ các vùng núi phía Bắc như Lai Châu, Sơn La, Bắc Kạn,... “.

Lý giải nguyên do tại sao không trồng củ dong riềng để chủ động nguyên liệu, ông Toàn bộc bạch: “Trước kia, khi còn làm thủ công, các cụ trồng củ dong riềng để tự cung tự cấp. Bây giờ, thậm chí cả đất phơi miến còn khan hiếm chứ nói gì đến trồng dong riềng”. 

slide2.PNG
Người dân sử dụng xe kéo tay đưa phên miến ra bãi đất nhiều nắng để phơi khô. Mỗi tấm phên nặng khoảng 10kg. (Ảnh: Thanh Hà)

Hiện nay, miến Cự Đà được cơ giới hóa hầu hết công đoạn, trừ bước phơi miến. Sau khi tráng chín, bánh miến được người dân trải lên tấm phên dọc có diện tích khoảng 1,0 x 2,2m làm bằng vỏ tre chống ẩm mốc và chống dính tốt. 

Sau khi phơi một nắng, các phên miến được tẩm ướt và cắt thành sợi mảnh dài để tiếp tục phơi nắng lần hai. Thời gian phơi miến tùy thuộc vào nhiệt độ thời tiết và sợi miến đạt tiêu chuẩn phải đáp ứng độ ẩm trong khoảng 8 đến 10%. Theo ước tính, 100kg tinh bột ướt sẽ ứng với 60 đến 65kg miến dong khô. 

Chị Đinh Thị Loan, một hộ dân có truyền thống 50 năm làm nghề cho hay: “Gần Tết, thời tiết thất thường nên bất cứ khi nào trời hửng nắng, chúng tôi đều tranh thủ đem miến ra phơi khô. Dù trời nắng gắt, chúng tôi vẫn ngồi canh để lật miến; nếu làm tốt công đoạn này, sợi miến mới sẽ khô đều, giòn, dai, kể cả khi nấu hơi nhiều lửa một chút thì miến vẫn không bị bở nát”.

slide1.PNG
slide3.PNG
Miến Cự Đà trường tồn hàng trăm năm, trở thành mặt hàng được ưa chuộng bởi chất lượng sợi miến: nhỏ, đều, có màu vàng óng hoặc trắng mịn như lụa. (Ảnh: Thanh Hà)

Khẳng định thương hiệu trên thị trường
Vào vụ Tết, các cơ sở làm miến xình xịch tiếng máy móc từ sáng sớm đến chiều tối. Dân làng chỉ cần nghe dự báo thời tiết có nắng là lại tất bật chuẩn bị, mỗi người một khâu để kịp cung ứng sản phẩm ra thị trường.

Ông Đinh Văn Toàn cho hay: “Đa phần người làng làm miến để bán lẻ cho dân ăn, sau đó mới buôn sỉ cho thương lái. Ở đây 1kg chúng tôi cũng bán mà 1 tấn cũng bán, tùy đối tượng mua bao nhiêu sẽ cung bấy nhiêu. Cận Tết, miến dong trở nên đắt hàng hơn nên gia đình tôi làm số lượng gấp đôi ngày thường”.

Dịp giáp Tết, nhu cầu mua sắm của người dân tăng cao nên các cơ sở làm miến phải thuê thêm người làm, chủ yếu là lấy công làm lãi. Như hộ gia đình ông Toàn, số nhân công hiện nay khoảng 10 người. Nhờ sự trợ giúp của nhân công và khoa học kĩ thuật, mỗi xưởng sản xuất miến tại làng nghề Cự Đà có thể cung ứng ra thị trường khoảng 20-25 tấn miến, phục vụ nhân dân đón Tết Quý Mão 2023.

slide4.PNG
Những sợi miến sau khi phơi khô được tập kết để vận chuyển về cơ sở sản xuất đóng gói và phân phối ra thị trường. Khi bó một tạ miến, người dân sẽ nhận được 200.000 đồng tiền công. (Ảnh: Thanh Hà)

Theo ghi nhận của PV, miến dong Cự Đà mua trực tiếp tại làng có giá 50.000 đồng/kg, kể cả giá bán lẻ hay sỉ. Nếu mua qua thương lái, trung gian, giá miến tăng và dao động từ 60.000-80.000 đồng tùy thời điểm.

Nghề làm miến đem lại lợi nhuận tương đối ổn định nhưng số lượng người trẻ tuổi theo nghiệp gia đình rất ít do công việc này đòi hỏi sự cần cù, chịu khó cao. Điều này cũng trở thành niềm trăn trở đối với người dân làng miến Cự Đà trước nỗi lo thiếu người kế tục.

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Khóa II Khoa Báo chí: Hành trình 50 năm hội ngộ và tri ân

Khóa II Khoa Báo chí: Hành trình 50 năm hội ngộ và tri ân

Tin nổi bật2 tuần trước

(Sóng trẻ) - Nhân kỷ niệm 50 năm ngày tựu trường của cựu sinh viên báo chí (1975 - 2025), ngày 15/3, Ban liên lạc khóa II khoa Báo chí tổ chức buổi gặp mặt thân mật tại tầng 10, tòa nhà A1, Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

Người dân cả nước hân hoan đón Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025

Người dân cả nước hân hoan đón Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025

Tin nổi bật2 tháng trước

(Sóng trẻ) - Thời khắc chuyển giao sang năm mới Ất Tỵ 2025, không khí hân hoan bao trùm nhiều tỉnh thành trên cả nước. Hàng triệu người dân từ Bắc vào Nam hòa mình vào màn pháo hoa rực rỡ, các chương trình nghệ thuật đặc sắc cùng nhiều hoạt động văn hóa.

Mời độc giả tham dự Tọa đàm trực tuyến "Đi và viết khi ta còn trẻ"

Mời độc giả tham dự Tọa đàm trực tuyến "Đi và viết khi ta còn trẻ"

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - 14h30 ngày 05/12/2024, Trang tin điện tử Sóng trẻ sẽ tổ chức Tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Đi và viết khi ta còn trẻ”.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN