Thăm quan ở viện bảo tàng, tại sao không?

(Sóng Trẻ) - Nhiều bạn trẻ luôn cho rằng thăm quan bảo tàng không hề thú vị, nhất là những bảo tàng về chiến tranh với những bức ảnh mà các phương tiện truyền thông liên tục nhắc tới. Ngọc Quỳnh (sinh viên học viện Hành chính) than thở: “Mình không phải không thích nhưng không hiểu sao không bao giờ nghĩ rằng mình sẽ đi chơi ở bảo tàng. Mà nếu có đi thì cũng chỉ đi cho vui thôi chứ đi xong cũng chả nhớ được gì”.

Bảo tàng - Tinh hoa dân tộc


Thực tế, bảo tàng không chỉ là nơi thăm quan, mọi người đến để xem mà còn chứa đựng hàng vạn tri thức quý báu. Vậy nên, nếu bạn đã có ý định tới đây thì hãy dành chút ít thời gian để tìm hiểu về bảo tàng đó. Chắc chắn rằng, càng tìm hiểu bạn sẽ càng thấy thêm yêu thích, thêm hào hứng. Và rất có thể bạn cũng dễ dàng gặp gỡ nhiều người yêu thích lịch sử, am hiểu về văn hóa dân tộc nên cũng đừng lo lắng mình sẽ bị lạc lõng.

Bảo tàng thu hút rất nhiều du khách nước nài bởi không chỉ có ý nghĩa về lịch sử mà còn có ý nghĩa giáo dục. Khi bắt đầu bước chân vào đây cũng đồng nghĩa với bạn bắt đầu cuộc hành trình về quá khứ. Mỗi bức tranh, hiện vật đều là một giai đoạn của lịch sử, mang trong đó bao câu chuyện, bao cảm xúc khác nhau…


Khi tới thăm bảo tàng Dân tộc học ( đường Nguyễn Văn Huyên, Cầu Giấy, Hà Nội), bạn sẽ có cơ hội hiểu hơn về nguồn cội, tìm về những giá trị văn hóa ngàn đời của dân tộc, thấy được nét đẹp tinh hoa của người Việt. Trong khi đó, bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam lại là kho tàng di sản văn hóa nghệ thuật của cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Nếu bạn nào yêu thích nghệ thuật thì không thể nào không tới thăm quan nơi này, bởi nơi đây có biết bao tri thức nghệ thuật dân tộc quý báu mà không trường lớp nào có thể truyền đạt tốt hơn cho bạn …

Bảo tàng - cho bạn nhiều hơn những gì bạn nghĩ


Bảo tàng không chỉ là nơi thăm quan mà còn mang lại cho bạn nhiều hơn thế nữa. Nếu bạn dành chút thời gian quan tâm thì sẽ thấy nhiều bảo tàng có các đợt tuyển tình nguyện viên.

Khi đó, bạn có cơ hội nâng cao kỹ năng giao tiếp cộng đồng, kỹ năng nói chuyện trước đám đông, luyện tập kỹ năng làm việc độc lập và làm việc theo nhóm. Đây cũng là dịp cho bạn bộc lộ khả năng thông qua các hoạt động hướng dẫn và trình diễn, học hỏi, bồi dưỡng kiến thức về văn hóa Việt Nam và quốc tế, trau dồi và phát triển vốn nại ngữ…

Những tưởng chúng ta có rất nhiều lý do để lắc đầu khi nói tới bảo tàng nhưng sự thật thì hoàn toàn ngược lại. Một “tour du lịch” qua các bảo tàng trong thành phố cùng cả lớp sẽ là một chuyến đi vô cùng thú vị đấy.

                                                                                          Phạm Thị Tố Uyên

Lớp Truyền hình K.29A2

Học viện Báo chí và Tuyên truyền

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
[Infographic] 2 mức quà tặng người có công dịp 27/7 của TP Hà Nội

[Infographic] 2 mức quà tặng người có công dịp 27/7 của TP Hà Nội

Tin nổi bật2 tháng trước

(Sóng trẻ) - Theo quyết định số 590/QĐ-CTN Chủ tịch nước ký ngày 25/6/2024, quà tặng cho người có công với cách mạng nhân dịp kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh-Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2024) được chia thành hai mức 600.000 đồng và 300.000 đồng.

Đoàn giảng viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền thực tế tại cơ quan báo chí, xuất bản Thanh Hoá

Đoàn giảng viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền thực tế tại cơ quan báo chí, xuất bản Thanh Hoá

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - Hoạt động diễn ra vào ngày 6/6, nhằm tăng cường gắn kết lý luận với thực tiễn, nâng cao chất lượng đào tạo ngành báo chí - truyền thông tại các đơn vị.

Xúc động hàng nghìn người dân nối dài vào viếng Lăng Bác

Xúc động hàng nghìn người dân nối dài vào viếng Lăng Bác

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - Sáng 19/5, tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội), đồng bào khắp mọi miền Tổ quốc đều hướng về Lăng Bác dịp kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1980 - 19/5/2024). Trong tim mỗi người dân đều mang một cảm xúc bồi hồi khó tả.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN