LÀNG NGHỀ TƯƠNG BẦN HƯNG YÊN- LIỆU CÓ ĐƯỢC TIẾP NỐI?

(Sóng trẻ)-Thị trấn Bần Yên Nhân, huyện Mỹ Hào từ lâu đã nổi tiếng là làng nghề làm tương nn nhất của vùng Đồng bằng Bắc Bộ.Dù nghề làm tương bần ở đây đang dần mai một do sức mua hạn hẹp, công sức bỏ ra lớn, lợi nhuận không cao và một bộ phận thế hệ trẻ không tiếp nối truyền thống đó nữa, nhưng không thể phủ nhận giá trị tinh thần mà nó mang lại.

Chúng tôi theo quốc lộ 5 tìm về thị trấn Bần Yên Nhân, huyện Mỹ Hào được coi là nơi làm tương nn nhất. Tương bần Hưng Yên được xếp vào một trong những tương bần nn nhất của vùng đồng bằng Bắc Bộ bởi sự đậm đà, béo ngậy.

b84735218_tuong1.png

Tương ở Phố Bần nổi tiếng là nơi làm tương nn, có truyền thống lâu đời và được nhiều người biết đến

Nguyên liệu làm tương Bần chỉ gồm 3 nguyên liệu là gạo nếp cái hoa vàng, đỗ tương và muối nhưng công đoạn làm tương cực kỳ công phu và mất thời gian. Hơn nữa, để có được những bát tương vàng ươm, thơm nức đòi hỏi kỹ thuật, kinh nghiệm rất nhiều từ bàn tay của người thợ và bí quyết của từng gia đình.

Để làm ra được những mẻ tương nn thì thời tiết là điều rất quan trọng, làm tương chỉ có thể làm trong thời gian là mùa hè, nhiệt độ trên 26 độ C, ủ tương không thể ngày một ngày hai mà phải ủ trong cả tháng trời.Phải mất ít nhất một đến hai tháng người thợ mới cho ra được một mẻ tương Bần. Tuy nhiên, thời gian lâu hay nhanh còn tùy thuộc vào thời tiết có nắng hay không, nắng càng to thì tương càng vàng, càng sánh hơn.

Trong thời gian này, tương phải được theo dõi và chăm sóc cẩn thận. Hàng ngày, người ta phải mở nắp chum , khuấy đều và cho thêm nước vào tương. Phơi tương cho đến khi nếm có vị ngọt đậm đà, sánh, hạt tương vàng đậm như màu mật ong là được.

19525ccb9_tuong2.png

Tương Bần nổi tiếng cũng bởi kỹ thuật ủ tương chuyên nghiệp để làm ra được những mẻ tương sóng sánh, đậm đà

Chúng tôi đến thăm Phố Bần không phải một hôm trời nắng ráo để có thể thuận lợi phơi tương mà vào hôm trời mưa, thời tiết âm u và hơi lành lạnh. Trời mưa là thế, cứ nghĩ những con người lao động ở đây sẽ nghỉ làm nhưng họ vẫn cần cù, chăm chỉ làm việc. Mấy cô chỉ đội một chiếc nón, mặc bộ quần áo công nhân cũ và vẫn đứng dưới mưa để làm tương. 

Một điều mà ít người biết đến là những người làm tương chủ yếu mắc bệnh về chân tay do làm việc thủ công và ít có sự bảo hộ.Công đoạn làm tương dễ gây ra bệnh tật nhất là công đoạn bóp xôi mốc. Xôi khi đã được nấu chín sẽ đổ ra những cái nia to rồi phơi trên giá đến khi xôi khô lại. Xoa mốc là việc vất vả nhất trong các công đoạn làm tương. Mùa nắng nóng, mốc lên nhanh, khô cứng, bụi mốc dày, mỗi lần xoa đảo bụi bay khắp nhà. Những người thợ thủ công dùng tay bóp cho xôi mốc thật nhuyễn và đều, tay tiếp xúc với mốc khiến đa số họ đều bị bệnh nài da.

19525ccb9_tuong3.png

Bóp xôi mốc là công việc dễ gây ra bệnh nài da nhất

Làm vất vả là vậy, nhưng mỗi chai tương 500ml chỉ bán với giá 15 nghìn đồng. Số tiền lãi bán ra chẳng bõ bèn gì so với công sức một nắng hai sương của người lao động.

Hiện nay, số lượng các hộ dân còn theo nghề làm tương bần ở đây khá ít, chủ yếu tiếp nối truyền thống làm tương là những người cao tuổi, trung niên mà ít có những người trẻ tuổi.Điều đặc biệt mà tôi đến thăm các nhà làm tương là chẳng còn tiếng cười nói của trẻ con dù hôm đó là chủ nhật, hay là hình ảnh các cô cậu thanh niên lúi cúi làm tương để giữ gìn truyền thống.Không biết rằng, làng tương bần có giữ được bản sắc vốn có khi những người tiếp nối không nhiều là thế hệ trẻ. Những người con được sinh ra từ mảnh đất tương bần nhưng không còn mặn mà với nghề này nữa mà kiếm sống bằng nghề khác trên thành phố.

Cô Nguyễn Thị Vân-chủ cửa hàng tương bần Vân Chính tại số nhà 135 Phố Bần-Thị trấn Bần Yên Nhân-Mỹ Hào-Hưng Yên cho biết: “việc làm tương truyền thống ở Phố Bần bây giờ chỉ có 5-6 nhà còn làm tuy nhiên đều là quy mô lớn. Mỗi nhà có trên dưới trăm chum để ủ tương. Công việc làm tương khá vất vả nên nhiều hộ đã từ bỏ nghề truyền thống này. Bây giờ những người làm đa số là người trung niên và phụ nữ như bọn cô. Còn thanh niên và những người trẻ không còn mặn mà với tương nữa. Như con cô đang học ở Hà Nội cũng không biết gì về nghề làm tương vì nó bảo nghề này vừa vất vả, thu nhập lại không cao. Nó học Đại học nên cũng muốn làm những công việc không phải lao động tay chân giống gia đình”. Cô cười chia sẻ.

19525ccb9_tuong4.png

Cô Nguyễn Thị Vân- chủ cửa hàng tương bần Vân Chính đang trò chuyện với chúng tôi về những khó khăn của nghề làm tương hiện nay

Tuy nhiên không phải thanh niên nào cũng có ý định xa quê và từ bỏ việc làm tương truyền thống, ở làng nghề tương Bần này vẫn có một số bạn trẻ tâm huyết với nghề và mong muốn sẽ phát triển nghề tương của nhà mình.

Anh Nguyễn Quốc Dũng đang là sinh viên năm cuối trường Học viện Tài chính. Ấn tượng của tôi về anh là một anh chàng thư sinh cao ráo, trắng trẻo. Khi tôi đến và gặp anh vào một ngày nghỉ, thấy anh đang cần mẫn khuấy  từng chum tương đã đủ độ sánh, vàng óng và đậm đà. Anh cho biết vào những ngày nghỉ về nhà, anh đều giúp mẹ làm tương.

19525ccb9_tuong5.png

Anh Nguyễn Quốc Dũng mỗi dịp nghỉ về quê lại giúp bố mẹ làm tương để học hỏi kinh nghiệm truyền thống và chia sẻ dự định của mình trong tương lai

Đứng trước sự lựa chọn giữa ở lại thành phố làm việc và về quê lập nghiệp, Anh không ngần ngại chia sẻ muốn được về quê để xây dựng cơ sở làm tương mà ông cha để lại: “tất nhiên nghề của gia đình và truyền thống phải duy trì và gìn giữ. Mình sẽ cố gắng gìn giữ cái nghề này khi bố mẹ đến tuổi già không còn khả năng quản lý nữa. Sau này, mình vẫn muốn về quê mở rộng cơ sở làm tương, áp dụng những kỹ thuật và theo một quy trình khoa học hiện đại hơn, không làm theo phương pháp thủ công truyền thống nữa, cố gắng đảm bảo nhu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm, không để những bệnh chân tay làm ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động nữa”.

Liệu có bao nhiêu bạn trẻ sinh ra từ một làng nghề truyền thống như anh Dũng có suy nghĩ muốn sau khi ra trường quay trở về quê và phát triển cơ sở kinh doanh của nhà mình theo hướng hiện đại hơn mà không phải thủ công lạc hậu?

Tương bần sẽ đi về đâu? Ai sẽ là người tiếp nối? Đó là câu hỏi khó mà có lẽ những người dân Hưng Yên cũng không thể giải đáp. Họ vẫn tiếp tục làm, coi như là một cái nghề mưu sinh mà ông cha để lại. Và không biết đến một lúc nào đó, họ có chán nghề và bươn chải với nghề khác hay không?

Vũ Quỳnh Khánh Linh

K33 Báo chí Đa phương tiện


 

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN