Lỗ Khê: Gìn giữ đam mê nghệ thuật cho thế hệ trẻ

(Sóng trẻ) Lỗ Khê là nơi có nhà thờ tổ sư ca trù, cho dù hiện nay chưa có sách sử nào chép rõ và minh chứng tổ sư ca trù Việt Nam là ai, có từ bao giờ. Tuy nhiên, ca trù Lỗ Khê đang gặp khó khăn trong việc bảo tồn và phát huy nghệ thuật ca trù.

Ông tổ ca trù

Theo cuốn sách mà ông Hoàng Kỷ - nghệ nhân có nghề của đất ca trù Lỗ Khê thì đây là nơi chốn tổ ca trù. Ông Tổ của ca trù Đinh Dự là con tướng Đinh Lễ. Trong khởi nghĩa Lam Sơn, Đinh Lễ được Lê Lợi cử ra Bắc và lập đồn doanh trại tại Lỗ Khê, đồng thời cưới vợ sinh con tại nơi này. Đinh Dự lớn lên rất thích đàn hát, 12 tuổi đã đàn hát rất giỏi, lừng danh trong vùng. Đinh Dự thường hay đến các giáo phường nghe đàn, hát, rồi tình cờ gặp 1 cô gái ở động Thiên Thai tên Đường Hoa Tiên Hải cũng giỏi đàn giỏi hát. Sau này hai người nên vợ nên chồng. Được sự đồng ý của cha mẹ, hai vợ chồng Đinh Dự mở giáo phường dạy đàn hát vào năm 1426, thu hút 12 họ, 11 làng ở các huyện: Đông Anh, Đông Ngàn, Tiên Du, Yên Phong… Sau khi Đinh Dự qua đời, hai họ Nguyễn Văn và Nguyễn Thế là hai họ truyền thống tiếp nối, truyền dạy và lập giáo phường Hàng Phủ – giáo phường lớn nhất vùng.

Từ thế kỷ thứ XV, Lỗ Khê đã có giáo đường và nhiều giáo phường chuyên đi biểu diễn khắp các trấn, tổng xứ Kinh Bắc và Thăng Long xưa. Ngày nay, những dấu tích về ca trù Lỗ Khê vẫn còn được lưu giữ trong ngôi nhà thờ Tổ sư nghề hát ca trù.

Cũng theo cụ Kỷ, ca trù sinh ra ở nông thôn chứ không phải thành phố. Đến đầu thế kỷ thứ XX, người ta mới ra thành phố mở nhà hát, nhất là thời Gia Long và thời Pháp. Ca trù rất nhân văn, bác học. Những bài hát mà không biết thể, biết luật thì không thể sáng tác được. Vì thế, người sáng tác ca trù phải rất uyên bác, những nhà nho như Nguyễn Công Trứ, Tú Xương, Cao Bá Quát, Dương Khuê…mới sáng tác được ca trù.
 
beac8248d_i_0040.jpg

Một bài hát ca trù về đất tổ Lỗ Khê

Sáng tác ca trù đã khó, để hát được ca trù còn khó hơn. Người hát phải biết nghe đàn, người đàn phải biết thể cách về phách, vừa hát vừa đánh phách, khi hát phải biết gằn giọng. Hát ca trù có 3 lối hát: cửa đình, hát chơi và hát thi. Trong đó, hát cửa đình nội dung chủ yếu là chúc tụng – chúc thánh mừng làng, là lối hát chính, xuyên suốt, từ lối hát này “đẻ ra” lối hát ca trù. Người đào kép đi hát cửa đình không bao giờ mặc cả tiền, khi hát người ta thưởng thẻ tre. Vì vậy người ta gọi hát cửa đình là lối hát thẻ tre. Khi hát có ông Hương lý đánh trống điều hành canh hát, hát hay thì được nhiều thẻ, căn cứ vào thẻ để làng trả tiền.

Trong nghệ thuật ca trù, người đánh trống chầu có vai trò vô cùng quan trọng. Không chỉ là người điều hành cuộc chơi, người đánh trống chầu còn là người thưởng thức. Đây là yếu tố đòi hỏi người đánh trống chầu phải có độ “sành” về ca trù. Cho nên số người đánh trống chầu thường rất ít. Chỉ còn lại số ít là những cụ cao tuổi là những tay chơi cự phách trống chầu.

Thách thức trong tương lai

Ca trù Lỗ Khê luôn phát huy được truyền thống của mình qua các thế hệ từ triều Lê Nguyễn đến nay. Thực tế cho thấy, việc đào tạo, bồi dưỡng thế hệ trẻ đang là vấn đề thách thức đối với ca trù Lỗ Khê.

Ông Nguyễn Hữu Nghị - Phó thôn Lỗ Khê đồng thời là người phụ trách câu lạc bộ hát ca trù cho biết: "Chủ trương của chính quyền địa phương chú trọng đến công tác bảo tồn và phát huy bộ môn nghệ thuật ca trù cho thế hệ trẻ. Chúng tôi luôn động viên, khuyến khích để phát triển những tài năng trẻ. Mặc dù vậy, về mặt kinh phí để tổ chức hoạt động cho các câu lạc bộ là vấn đề đang là rào cản đối với chính quyền địa phương. Câu lạc bộ mở ra nhưng mức độ hoạt động rất hạn chế. Vì mở ra thì phải có kinh phí cho cả người dạy và người học. Hầu hết những nghệ nhân có nghề trong làng chủ yếu là hướng dẫn, truyền nghề cho các em theo tình cảm, nhiệt huyết và tình yêu mãnh liệt với ca trù".
 
Bà Phạm Thị Điền – người dạy hát cho các em trong câu lạc bộ ca trù đồng thời là ca nương có nghề về nghệ thuật ca trù chia sẻ: "Hiện nay chúng tôi chỉ hướng dẫn, chỉ bảo cho các cháu xuất phát từ tình cảm, từ lòng yêu nghề, không muốn thui trụi bộ môn nghệ thuật truyền thống của dân tộc. Các chương trình biểu diễn nghệ thuật thường tổ chức vào những ngày mà các em học sinh phải đi học. Cho nên đó là thiệt thòi và cũng là thiếu sót của cán bộ chuyên trách trong việc phát triển nguồn nhân lực mới. Cũng đề nghị chính quyền địa phương làm cách nào để bộ môn nghệ thuật này được thế hệ trẻ gìn giữ và phát huy trong tương lai".
 
beac8248d_i_0047.jpg

Nghệ nhân Phạm Thị Điền bên bộ phách

Chính quyền luôn khuyến khích, quan tâm nhưng chỉ dừng lại ở mức độ tinh thần, tình cảm. Ngân sách là vấn đề cần được giải đáp để tìm hướng đi mới cho nghệ thuật ca trù nói chung và ca trù Lỗ Khê nói riêng. 

Ông Nguyễn Hữu Nghị cũng cho hay: Hiện tại đang là thời điểm các cháu học sinh được nghỉ hè, là khoảng thời gian thuận lợi nhất để câu lạc bộ ca trù hoạt động. Nhưng vì không có kinh phí nên thời gian nghỉ hè đã 1 tháng trôi qua. Chúng tôi cảm thấy lãng phí và lo lắng cho việc phát triển nguồn nhân lực trẻ. 

Ca trù là bộ môn nghệ thuật đặc biệt của dân tộc Việt Nam. Lối ứng xử linh hoạt trong ca trù khiến nhiều người nhận thấy, đó là giữa người hát và người nghe không có khoảng cách, ranh giới. Nội dung của ca trù xuất phát từ chính cuộc sống của những người nông dân, gắn với đồng ruộng, nên ca từ cũng mộc mạc, giản dị như chính con người nơi đây. Phải chăng đây là điểm độc đáo của ca trù với các bộ môn nghệ thuật truyền thống khác của dân tộc. Khi giai điệu ca trù cât lên đã cuốn hút tâm hồn của những người yêu, say mê ca trù, đưa họ xích lại gần nhau hơn, đem đến sự công bằng cho cả người nghe và người đàn hát. Ca trù như thể là sợi dây vô hình gắn kết tình cảm con người lại gần nhau.

 Trần Ngọc Mai Quế
 Báo mạng điện tử K30

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN