Một công trình khoa học thiết thực còn dang dở
(Sóng Trẻ) - Có thời gian nghiên cứu trên 40 năm, được ứng dụng trong thực tiễn từ những năm 80, nhưng công trình đó vẫn còn dang dở. Lý do thật đơn giản: Thiếu kinh phí.
Dù đã bước sang tuổi 82 nhưng khi trò chuyện với chúng tôi, Đại tá, GS Phan Chúc Lâm (nguyên Chủ tịch Hội Thần kinh học Việt Nam) vẫn hết sức minh mẫn, vui vẻ khi chia sẻ về công trình khoa học mà ông đã dành trọn những năm tháng nghiên cứu khoa học của mình. Đó là công trình nghiên cứu trong điều trị bệnh nhược cơ. Tuy nhiên, điều trăn trở là dù công trình này đã được áp dụng vào thực tiễn từ những năm 80 và chữa khỏi cho hàng chục bệnh nhân nhưng đến nay vẫn còn đang dang dở.
Khi được hỏi về lý do, GS Phan Chúc Lâm bộc bạch trong niềm vui và nỗi buồn. Ông cho biết, đề tài mà ông nghiên cứu là chế phẩm điều trị bệnh nhược cơ được chế từ lá cây chay, dùng trong nghiên cứu là Nước sắc lá cây Chay, ký hiệu DY1, đã được Bộ Quốc Phòng tặng bằng khen số 16 ngày 1/7/1981. Nài chữa khỏi cho hơn 40 bệnh nhân ở Quân Y Viện 103, những năm 1980, ông còn cùng GS Phạm Thị Phi Phi hướng dẫn cho NCS Nguyễn Thị Vinh Hà bảo vệ thành công luận án tiến sĩ về lĩnh vực này từ năm 1996.
Không chỉ vậy, đề tài của ông cũng được đánh giá rất cao sau khi các nhà khoa học của Thụy Điển nghiên cứu và làm thí nghiệm, bởi lẽ trên thế giới hiện nay, trong quá trình điều trị bệnh này, người bệnh phải uống thuốc kèm theo và có những phản ứng phụ. Nghiên cứu của ông đã khắc phục được những hạn chế đó, tuy nhiên do còn có một số kháng khuẩn, liều dùng sẽ tăng lên, vì vậy cần nghiên cứu để loại bỏ kháng khuẩn đó. Nhưng để làm được điều này thì một mình ông là không thể mà cần có sự hợp tác của các cơ quan chức năng khác, đặc biệt sự quan tâm của Đảng và Nhà nước trong sự phối hợp với các cơ quan chức năng liên quan trong nước và trên thế giới.
Nguyện vọng của ông hiện nay là được Bộ Y tế cho nghiên cứu tiếp để tìm hoạt chất có tác dụng trên hệ miễn dịch cũng như cơ chế hoạt động của hoạt chất đó trên hệ miễn dịch và trong các bệnh tự miễn (đề tài phát triển trên điều trị bệnh nhược cơ trước đây), và ông tin rằng nếu có kinh phí ông sẽ làm được. Ông cũng đã đề xuất rất nhiều lần, gần đây nhất là vào tháng 9/2010 nhưng vẫn chưa nhận được câu trả lời của Bộ Y tế. Nếu như nghiên cứu này được thực hiện thì đó sẽ là hy vọng mở ra hướng điều trị hiệu quả và an toàn hơn trong điều trị bệnh nhược cơ và các bệnh miễn dịch khác mà trên thế giới chưa có.
GS Phan Chúc Lâm giờ đây đã ở tuổi 80 – cái tuổi mà danh vọng, lợi ích không còn nhiều ý nghĩa. Điều ông tâm niệm lúc này có lẽ chỉ là câu nói: “Cuộc đời của một thầy thuốc lấy đau khổ của bệnh nhân làm thầy, lấy tương lai hạnh phúc của nhân dân làm đích” mà thầy giáo GS Tôn Thất Tùng đã căn dặn thế hệ trẻ các ông ngay từ những ngày còn ngồi trên ghế nhà trường.
Ph.Ăng ghen khi đọc điếu văn của C.Mác đã nói: “Trong đời người chỉ cần có một phát minh đã thành thiên tài.” Nhưng với GS Phan Chúc Lâm, có lẽ ông không bao giờ nghĩ về chữ thiên tài, bởi điều mà ông mong muốn lúc này đây có chăng chỉ là thực hiện tâm nguyện cả đời nghiên cứu khoa học của mình mà thôi.
Đại Tá, Giáo Sư Phan Chúc Lâm xuất thân từ một anh thanh niên theo gia đình lên Ngòi lửa Phú Thọ trong những năm kháng chiến chống Pháp. Sau khi học xong cấp 3 ở trường Đào Dã Phú Thọ, ông trở thành người lính, vừa học tập vừa tham gia chiến dịch khi đang là sinh viên lớp Y50 của trường Đại học Y, Chiêm Hóa, Tuyên Quang. Trở về từ chiến trường B, ông đảm nhiệm cương vị Chủ nhiệm Khoa Thần Kinh ở Quân y Viện 103 và bệnh viện Quân đội 108. Ông còn là Ủy viên Hội đồng chăm sóc sức khỏe cho cán bộ cấp cao của Đảng, Nhà nước trong suốt 20 năm (1980-2000).
Dù đã bước sang tuổi 82 nhưng khi trò chuyện với chúng tôi, Đại tá, GS Phan Chúc Lâm (nguyên Chủ tịch Hội Thần kinh học Việt Nam) vẫn hết sức minh mẫn, vui vẻ khi chia sẻ về công trình khoa học mà ông đã dành trọn những năm tháng nghiên cứu khoa học của mình. Đó là công trình nghiên cứu trong điều trị bệnh nhược cơ. Tuy nhiên, điều trăn trở là dù công trình này đã được áp dụng vào thực tiễn từ những năm 80 và chữa khỏi cho hàng chục bệnh nhân nhưng đến nay vẫn còn đang dang dở.
Khi được hỏi về lý do, GS Phan Chúc Lâm bộc bạch trong niềm vui và nỗi buồn. Ông cho biết, đề tài mà ông nghiên cứu là chế phẩm điều trị bệnh nhược cơ được chế từ lá cây chay, dùng trong nghiên cứu là Nước sắc lá cây Chay, ký hiệu DY1, đã được Bộ Quốc Phòng tặng bằng khen số 16 ngày 1/7/1981. Nài chữa khỏi cho hơn 40 bệnh nhân ở Quân Y Viện 103, những năm 1980, ông còn cùng GS Phạm Thị Phi Phi hướng dẫn cho NCS Nguyễn Thị Vinh Hà bảo vệ thành công luận án tiến sĩ về lĩnh vực này từ năm 1996.
GS Phan Chúc Lâm
Không chỉ vậy, đề tài của ông cũng được đánh giá rất cao sau khi các nhà khoa học của Thụy Điển nghiên cứu và làm thí nghiệm, bởi lẽ trên thế giới hiện nay, trong quá trình điều trị bệnh này, người bệnh phải uống thuốc kèm theo và có những phản ứng phụ. Nghiên cứu của ông đã khắc phục được những hạn chế đó, tuy nhiên do còn có một số kháng khuẩn, liều dùng sẽ tăng lên, vì vậy cần nghiên cứu để loại bỏ kháng khuẩn đó. Nhưng để làm được điều này thì một mình ông là không thể mà cần có sự hợp tác của các cơ quan chức năng khác, đặc biệt sự quan tâm của Đảng và Nhà nước trong sự phối hợp với các cơ quan chức năng liên quan trong nước và trên thế giới.
Nguyện vọng của ông hiện nay là được Bộ Y tế cho nghiên cứu tiếp để tìm hoạt chất có tác dụng trên hệ miễn dịch cũng như cơ chế hoạt động của hoạt chất đó trên hệ miễn dịch và trong các bệnh tự miễn (đề tài phát triển trên điều trị bệnh nhược cơ trước đây), và ông tin rằng nếu có kinh phí ông sẽ làm được. Ông cũng đã đề xuất rất nhiều lần, gần đây nhất là vào tháng 9/2010 nhưng vẫn chưa nhận được câu trả lời của Bộ Y tế. Nếu như nghiên cứu này được thực hiện thì đó sẽ là hy vọng mở ra hướng điều trị hiệu quả và an toàn hơn trong điều trị bệnh nhược cơ và các bệnh miễn dịch khác mà trên thế giới chưa có.
GS Phan Chúc Lâm giờ đây đã ở tuổi 80 – cái tuổi mà danh vọng, lợi ích không còn nhiều ý nghĩa. Điều ông tâm niệm lúc này có lẽ chỉ là câu nói: “Cuộc đời của một thầy thuốc lấy đau khổ của bệnh nhân làm thầy, lấy tương lai hạnh phúc của nhân dân làm đích” mà thầy giáo GS Tôn Thất Tùng đã căn dặn thế hệ trẻ các ông ngay từ những ngày còn ngồi trên ghế nhà trường.
Ph.Ăng ghen khi đọc điếu văn của C.Mác đã nói: “Trong đời người chỉ cần có một phát minh đã thành thiên tài.” Nhưng với GS Phan Chúc Lâm, có lẽ ông không bao giờ nghĩ về chữ thiên tài, bởi điều mà ông mong muốn lúc này đây có chăng chỉ là thực hiện tâm nguyện cả đời nghiên cứu khoa học của mình mà thôi.
Đại Tá, Giáo Sư Phan Chúc Lâm xuất thân từ một anh thanh niên theo gia đình lên Ngòi lửa Phú Thọ trong những năm kháng chiến chống Pháp. Sau khi học xong cấp 3 ở trường Đào Dã Phú Thọ, ông trở thành người lính, vừa học tập vừa tham gia chiến dịch khi đang là sinh viên lớp Y50 của trường Đại học Y, Chiêm Hóa, Tuyên Quang. Trở về từ chiến trường B, ông đảm nhiệm cương vị Chủ nhiệm Khoa Thần Kinh ở Quân y Viện 103 và bệnh viện Quân đội 108. Ông còn là Ủy viên Hội đồng chăm sóc sức khỏe cho cán bộ cấp cao của Đảng, Nhà nước trong suốt 20 năm (1980-2000).
Trần Quang Huy
Lớp Báo in K.30B
Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Lớp Báo in K.30B
Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Cùng chuyên mục
Bình luận