Muôn màu hoạt động của Bảo tàng Hà Nội tại Hội báo Toàn quốc 2023

(Sóng trẻ) - Trong khuôn khổ Hội báo Toàn quốc 2023, bên cạnh chuỗi sự kiện về nghiệp vụ báo chí, Hội báo năm nay còn thu hút đông đảo công chúng bằng các chuyên đề trưng bày và sự kiện văn hóa truyền thống do Bảo tàng Hà Nội tổ chức.

Triển lãm Phở gánh, trình diễn và ẩm thực Phở

Tại triển lãm, người tham quan được tìm hiểu quá trình lịch sử của Phở gánh qua các hình ảnh và tư liệu của Bảo tàng Hà Nội. Bên cạnh việc tìm hiểu về truyền thống phở Hà Nội, công chúng còn có dịp được trực tiếp tham gia trải nghiệm và ẩm thực phở Hà Nội chính gốc.

Trải nghiệm và ẩm thực Phở gánh là một hoạt động độc đáo thu hút nhiều du khách tại Hội báo Toàn quốc 2023. (Ảnh: Tú Trinh)
Trải nghiệm và ẩm thực Phở gánh là một hoạt động độc đáo thu hút nhiều du khách tại Hội báo Toàn quốc 2023. (Ảnh: Khánh Ly)

Cô Thu Hiền chia sẻ: “Mình rất ấn tượng với hoạt động Phở gánh của Hội báo Toàn quốc năm nay. Thông qua trưng bày, mình đã biết về lịch sử Phở gánh và được nếm thử món Phở chính gốc”.

Trưng bày các sản phẩm và trình diễn nghề Cốm Mễ Trì

Triển lãm giới thiệu đến công chúng nghề làm cốm Mễ Trì - đặc sản không riêng gì của làng Mễ Trì mà còn là đặc sản của đất Hà thành. Với truyền thống lâu đời, nghề cốm Mễ Trì ngày nay vẫn còn giữ được nguyên vẹn bí quyết làm cốm mà không nơi nào có và được đưa vào Danh mục 17 Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Cốm được làm từ nhiều loại lúa nếp khác nhau như nếp lương phượng, lúa nếp thơm, nếp tan, nếp quýt, nếp cái hoa vàng,... (Ảnh: Tú Trinh)
Cốm được làm từ nhiều loại lúa nếp khác nhau như nếp lương phượng, lúa nếp thơm, nếp tan, nếp quýt, nếp cái hoa vàng,... (Ảnh: Tú Trinh)

“Nghề làm cốm ở làng Mễ Trì đến nay có bề dày lịch sử hơn một thế kỷ. Trong làng chúng tôi có 2 thôn (thôn Thượng và thôn Hạ) đều có nhiều hộ gia đình theo nghề làm cốm. Cốm Mễ Trì chúng tôi khác với các nơi khác là cốm hoàn toàn là cốm mộc, không pha màu, ăn thấy cảm giác thơm ngon, mềm dẻo, bùi”. Cô Lê Thị Thuý Giang, một nghệ nhân làm cốm chia sẻ.

Cô Lê Thị Thuý Giang cùng niềm tự hào đối với ngành nghề truyền thống của mình. (Ảnh: Tú Trinh)
Cô Lê Thị Thuý Giang cùng niềm tự hào đối với ngành nghề truyền thống của mình. (Ảnh: Tú Trinh)
Tham gia trưng bày cốm Mễ Trì, công chúng còn có cơ hội hoạt động trải nghiệm làm cốm Mễ Trì với sự hướng dẫn của nghệ nhân làm nghề. (Ảnh: Tú Trinh)
Tham gia trưng bày cốm Mễ Trì, công chúng còn có cơ hội hoạt động trải nghiệm làm cốm Mễ Trì với sự hướng dẫn của nghệ nhân làm nghề. (Ảnh: Tú Trinh)

Giới thiệu làng nghề Nón Chuông và trình diễn nghề làm nón

Tại gian trưng bày, công chúng được giới thiệu nghề làm nón - một nghề truyền thống nổi tiếng lâu đời của làng Chuông Hà Nội. 

Hàng trăm năm đi qua, nghề đan nón lá tại làng Chuông ngày một thịnh vượng, thu hút khách hàng trong nước và quốc tế. (Ảnh: Tú Trinh)
Hàng trăm năm đi qua, nghề đan nón lá tại làng Chuông ngày một thịnh vượng, thu hút khách hàng trong nước và quốc tế. (Ảnh: Thu Hương)

Cô Lưu Thị Huệ - một nghệ nhân của làng nghề chia sẻ tại hoạt động: “Không ai biết chính xác làng Chuông làm nón cụ thể từ năm nào. Nghề đan nón đã truyền qua nhiều thế hệ chúng tôi. Trải qua bao thăng trầm, mặc dù nghề này không còn hưng thịnh như xưa nhưng chúng tôi vẫn âm thầm lưu giữ hồn quê hương qua những sản phẩm chiếc nón lá”.

Đôi bàn tay khéo léo của cô Lưu Thị Huệ khi hướng dẫn khách tham quan trải nghiệm đan nón. (Ảnh: Thu Hương)
Đôi bàn tay khéo léo của cô Lưu Thị Huệ khi hướng dẫn khách tham quan trải nghiệm đan nón. (Ảnh: Thu Hương)

Ngoài tham quan, công chúng còn có cơ hội được hoạt động trải nghiệm làm nón với sự hướng dẫn của các nghệ nhân làng nghề nón Chuông.

Trình diễn thư pháp Hán Nôm: Cho chữ đầu năm, trải nghiệm tô/ viết chữ Hán

Nằm trong chuỗi sự kiện của Bảo tàng Hà Nội là hoạt động trình diễn thư pháp Hán Nôm và cho chữ nhằm góp phần quan trọng trong việc bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống và xây dựng nhân cách con người Việt Nam.Hoạt động do Trung tâm nhân mỹ học đường huy động thành viên của các Trung tâm hướng dẫn du khách viết chữ Nho tham gia.

Du khách tại Hội báo Toàn quốc được ông đồ cho chữ và dạy viết chữ Nho. (Ảnh: Thu Hương)
Du khách tại Hội báo Toàn quốc được ông đồ cho chữ và dạy viết chữ Nho. (Ảnh: Thu Hương)

Tại đây, bên cạnh xem trình diễn thư pháp, du khách còn có cơ hội được giảng giải ý nghĩa của việc viết chữ Nho và hướng dẫn viết chữ Nho đầu xuân từ các thầy đồ.

Chuỗi sự kiện của Bảo tàng Hà Nội diễn ra trong 3 ngày từ ngày 17/3 đến 19/3 tại Hội báo toàn quốc hứa hẹn mang lại cho công chúng các trải nghiệm đáng nhớ từ các hoạt động văn hóa truyền thống ý nghĩa, thú vị và độc đáo. 

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Tin nổi bật1 tuần trước

(Sóng trẻ) - Sáng 17/3/2024, tại TP Hồ Chí Minh, Hội Báo toàn quốc 2024 với chủ đề “Báo chí Việt Nam - Tiên phong, Đổi mới vì sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhân dân” đã bế mạc trọng thể.

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Tin nổi bật3 tháng trước

(Sóng trẻ) - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia dự báo thời tiết trong 10 ngày tới, từ đêm nay 17/12 đến ngày 27/12, cho các khu vực trên cả nước.

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Tin nổi bật6 tháng trước

Sóng trẻ - Như thường lệ, thời điểm tháng 9 sẽ là lúc Apple - một tập đoàn công nghệ về ngành công nghệ thông tin lớn bậc nhất thế giới cho “trình làng” các sản phẩm mới nhất. Vào ngày 13/9, Apple đã cho ra mắt iPhone 15.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN