(Sóng trẻ) - Trừ những ngày biển động, chợ cá Giao Hải (Giao Thủy, Nam Định) đều đặn họp 2 phiên/ngày. Buổi sáng, chợ họp từ khoảng 5 - 7 giờ, buổi chiều từ 13h30 đến 15h30 theo giờ những con thuyền đánh bắt hải sản trở về.
Nằm trong vùng đệm của Vườn quốc gia Xuân Thủy, xã Giao Hải (huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định) có 1,8km bờ biển và vùng bãi triều rộng gần 600ha, trong đó có hơn 200ha bãi bồi. Khai thác hải sản là nghề truyền thống thế mạnh Giao Hải và các địa phương lân cận như Giao Long, Giao Nhân… Ảnh: Hoàng HuyềnNhững con tàu của các ngư dân mảnh đất này sẽ đi biển khoảng 12 tiếng, trừ 2 tiếng đi - về, còn 10 tiếng khai thác hải sản chi phí hết khoảng 2,5 - 3 triệu đồng/chuyến. Tuy đánh gần bờ, thời gian ngắn nhưng lượng hải sản khai thác được trong mỗi chuyến có thể lên đến gần chục triệu đồng. Ảnh: Hoàng HuyềnƯớc tính, bến cá Giao Hải có khoảng 1.000 phương tiện đánh bắt các loại. Do trang thiết bị ngày một hiện đại lượng hải sản khai thác mỗi ngày cũng tăng lên với đa dạng chủng loại và nhu cầu của thị trường. Ảnh: Hoàng HuyềnNgay tại mép nước, hàng loạt hải sản tươi sống được đổ ra để phân loại. Ở chợ Giao Hải, mặt hàng luôn đa dạng các loại: Bề bề, ghẹ, tôm, cá… Ảnh: Hoàng HuyềnMỗi loại còn được chia làm loại 1, loại 2, loại 3 phù thuộc chủ yếu vào kích thước từ lớn đến nhỏ. Ảnh: Hoàng HuyềnVới bề bề, giá loại 1 rơi vào khoảng 120.000 đồng/kg, loại 2 khoảng 100.000 đồng/kg và loại 3 chỉ khoảng 40.000 đồng/kg. Ảnh: Hoàng HuyềnCá bơn, cá đuối giá dao động từ 15.000 - 60.000 đồng/kg. Ảnh: Hoàng Huyền“Ngày thường, nghề đánh bắt cũng hên xui, ai đỏ thì bắt được nhiều, không thì cũng chẳng có gì. Nhưng vào mùa “đi biển”, ít nhất mỗi chuyến ra khơi ngư dân cũng yên tâm bỏ túi tiền triệu mỗi người”, ông Minh Đông – ngư dân ở Giao Hải cho biết. Ảnh: Hoàng HuyềnSau thương vụ mua bán, đa phần các tiểu thương sẽ thuê người gánh hàng lên đê. Ảnh: Hoàng HuyềnLàm nghề gánh cá thuê được 5 năm, ông Thành Công (55 tuổi) cho biết, ở chợ cá Giao Hải có hàng chục người hành nghề này. Công việc gánh hàng thuê rất nặng nhọc, thức khuya dậy sớm nhưng làm nhiều rồi thành thói quen. Ảnh: Hoàng HuyềnMỗi ngày ông gánh được 50 gánh. Mỗi lần như vậy, ông sẽ được trả công từ 5.000 - 20.000 đồng tùy theo khối lượng hải sản nhiều hay ít, thường dao động từ 5-20kg. Ảnh: Hoàng Huyền“Trung bình mỗi ngày gánh được từ 200.000 – 500.000 đồng. Công việc vất vả, nặng nhọc, trời nắng thì mùi cá tanh bốc lên nồng nặc, mùa mưa nước xối xả. Thế nhưng chỉ sợ những đợt giông bão kéo dài thuyền bè không ra khơi thì sẽ không có việc làm”, ông Công nói. Ảnh: Hoàng HuyềnCũng theo ông Công, gánh xong chỗ này, ngay lập tức, ông phải nhanh chân chạy đến chỗ kia, đứng sẵn ở gần bờ thì may ra mới có suất. Nếu không nhanh chân, chủ tàu sẽ gọi người khác. Ảnh: Hoàng HuyềnBắt đầu từ tháng 8, tháng 9 dương lịch tới tháng 3 năm sau được các ngư dân coi là “mùa” đi biển. Bởi theo kinh nghiệm của các ngư dân tại đây, đây chính là thời điểm các loại hải sản ven bờ phát triển mạnh. Ảnh: Hoàng HuyềnMỗi ngày hai chuyến, hai xe nhập hải sản của cơ sở chị Nguyễn Thị Tuyền (1986) đang làm thay nhau vận chuyển, phân phối tới nhiều địa phương. Các mặt hàng chủ yếu được đưa đến các nhà hàng tại nhiều huyện của Nam Định, các tỉnh lân cận như Hà Nam, Thái Bình… và đặc biệt là TP. Hà Nội. Ảnh: Hoàng Huyền“Những ngày này tôi gần như túc trực ở bến làng chài cả ngày. Cứ thuyền nào vào là tôi gom hàng để nhập lên các chợ trên thành phố bán. Ngày cao điểm, tôi nhập vài tạ hải sản”, chị Tuyền nói. Ảnh: Hoàng Huyền
(Sóng trẻ) - Nhân kỷ niệm 50 năm ngày tựu trường của cựu sinh viên báo chí (1975 - 2025), ngày 15/3, Ban liên lạc khóa II khoa Báo chí tổ chức buổi gặp mặt thân mật tại tầng 10, tòa nhà A1, Học viện Báo chí và Tuyên truyền.
(Sóng trẻ) - Thời khắc chuyển giao sang năm mới Ất Tỵ 2025, không khí hân hoan bao trùm nhiều tỉnh thành trên cả nước. Hàng triệu người dân từ Bắc vào Nam hòa mình vào màn pháo hoa rực rỡ, các chương trình nghệ thuật đặc sắc cùng nhiều hoạt động văn hóa.