Netflix đối mặt với thách thức từ các nền tảng phát trực tuyến của Hàn Quốc

(Sóng trẻ) - Cạnh tranh trong lĩnh vực kinh doanh truyền thông của Hàn Quốc đang ngày càng trở nên khốc liệt thông qua sự sáp nhập các nền tảng phát trực tuyến qua mạng (OTT), thách thức dịch vụ phát trực tuyến hàng đầu - Netflix.

netflix-se-cong-chieu-loat-phim-truyen-hinh-hu-cau-ve-spotify-techtimes-4.jpg
Dịch vụ phát trực tuyến hàng đầu Netflix đối mặt với nhiều thách thức.

Các nhà phân tích và quan chức trong ngành cho biết, việc các công ty truyền thông tại Hàn Quốc ngày càng tăng số lượng khách hàng thông qua sáp nhập, việc thống trị mảng kinh doanh phát trực tuyến ở đây sẽ dẫn đến một cuộc cạnh tranh để tìm ra người cung cấp nội dung tốt hơn và đặc sắc hơn.

Cụ thể, vào ngày 14/7, công ty viễn thông KT thông báo họ đã đồng ý thỏa thuận với CJ ENM để hợp nhất nền tảng dịch vụ phát trực tuyến của mình - Seezn với nền tảng Tving. Tving được tách khỏi CJ ENM vào năm 2020, với 57% cổ phần được CJ ENM nắm giữ. Seezn thuộc sở hữu 100% của KT Studio Genie, công ty con nội dung truyền thông của KT.

optimize.jpg
Poster của bộ phim truyền hình "Nữ luật sư kỳ lạ Woo Young Woo" trên nền tảng phát trực tuyến của KT Studio Genie, Seezn. 

Thông qua thương vụ này, Tving trở thành nền tảng phát trực tuyến nội địa Hàn đứng thứ 2 với hơn 5 triệu người dùng hoạt động hàng tháng, vượt qua nền tảng đứng thứ 2 trước đó là Wavve, một nền tảng phát trực tuyến do SK Telecom đưa ra và ba đài truyền hình lớn KBS, MBC và SBS.

Theo công cụ theo dõi dữ liệu Mobile Index, Netflix dẫn đầu thị trường với 11,17 triệu người dùng hoạt động hàng tháng trong tháng 6, tiếp theo là Wavve với 4,23 triệu, Tving với 4,02 triệu và Coupang Play với 3,73 triệu. Seezn đứng thứ 6 với 1,56 triệu người dùng, theo sau Disney Plus với 1,68 triệu.

Một phát ngôn viên của KT cho biết công ty hy vọng việc sáp nhập sẽ mang lại lợi ích cho cả KT và CJ ENM: "Cạnh tranh trong thị trường phát trực tuyến trong nước ngày càng gay gắt do sự cạnh tranh gay gắt giữa các nhà cung cấp dịch vụ phát trực tuyến ở nước ngoài và các công ty địa phương, và chúng tôi kỳ vọng rằng chúng tôi sẽ có thể cải thiện khả năng cạnh tranh nhanh hơn thông qua sự hợp nhất của hai công ty", quan chức này cho biết. "Trong tương lai, thế mạnh của hai công ty sẽ được kết hợp để tạo ra hiệu ứng tổng hợp khác nhau về chất lượng và số lượng nội dung".

Vào thời điểm mà sự cạnh tranh trên thị trường phát trực tuyến đang trở nên gay gắt, nhiều người đang đăng ký nhiều nền tảng dịch vụ phát trực tuyến, vì vậy điều quan trọng hơn là các nhà khai thác nền tảng phải liên tục cung cấp nội dung chất lượng và hấp dẫn cho người dùng, trong đó có Netflix.

Nguồn: The Korea Times

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Khóa II Khoa Báo chí: Hành trình 50 năm hội ngộ và tri ân

Khóa II Khoa Báo chí: Hành trình 50 năm hội ngộ và tri ân

Tin nổi bật3 tuần trước

(Sóng trẻ) - Nhân kỷ niệm 50 năm ngày tựu trường của cựu sinh viên báo chí (1975 - 2025), ngày 15/3, Ban liên lạc khóa II khoa Báo chí tổ chức buổi gặp mặt thân mật tại tầng 10, tòa nhà A1, Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

Người dân cả nước hân hoan đón Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025

Người dân cả nước hân hoan đón Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025

Tin nổi bật2 tháng trước

(Sóng trẻ) - Thời khắc chuyển giao sang năm mới Ất Tỵ 2025, không khí hân hoan bao trùm nhiều tỉnh thành trên cả nước. Hàng triệu người dân từ Bắc vào Nam hòa mình vào màn pháo hoa rực rỡ, các chương trình nghệ thuật đặc sắc cùng nhiều hoạt động văn hóa.

Mời độc giả tham dự Tọa đàm trực tuyến "Đi và viết khi ta còn trẻ"

Mời độc giả tham dự Tọa đàm trực tuyến "Đi và viết khi ta còn trẻ"

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - 14h30 ngày 05/12/2024, Trang tin điện tử Sóng trẻ sẽ tổ chức Tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Đi và viết khi ta còn trẻ”.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN