Ngành Báo chí - Chuyên ngành Báo Truyền hình
(Sóng trẻ)- Chuyên ngành Báo Truyền hình là một trong những chuyên ngành có điểm đầu vào thuộc top đầu của Khoa cũng như của Học viện Báo chí và Tuyên truyền.
1. Mục tiêu đào tạo
1.1. Mục tiêu tổng quát
Đào tạo các nhà báo có trình độ chuyên môn bậc đại học về chuyên ngành báo truyền hình, có khả năng thực hiện các chức trách phóng viên, biên tập viên tại các cơ quan báo, tạp chí, hãng tin, đài phát thanh, đài truyền hình; làm cán bộ nghiên cứu, giảng dạy tại các cơ sở nghiên cứu khoa học, đào tạo cán bộ báo chí và truyền thông đại chúng; làm cán bộ chức năng trong các cơ quan lãnh đạo, quản lý thông tin báo chí hoặc thực hiện các chức trách công tác đòi hỏi sự hiểu biết có hệ thống, cơ bản về lý luận và kỹ năng nghiệp vụ báo chí; đồng thời có thể tự học để nâng cao trình độ hoặc tiếp tục được đào tạo ở trình độ sau đại học.
1.2. Mục tiêu cụ thể
+ Được đào tạo cơ bản, hệ thống về báo chí trên nền tảng chủ nghĩa Mác – Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
+ Có tri thức chuyên sâu về báo truyền hình, đồng thời am hiểu rộng các khoa học có liên quan, đủ khả năng hoàn thành tốt nhiệm vụ theo mục tiêu tổng quát đã nêu.
- Về kỹ năng: sau khi hoàn thành chương trình đào tạo, sinh viên có những kỹ năng sau:
+ Kỹ năng thực hiện các thể loại báo chí, đặc biệt là báo truyền hình.
+ Kỹ năng biên tập tác phẩm và biên tập chương trình truyền hình.
+ Kỹ năng tổ chức sản xuất các chương trình truyền hình.
+ Kỹ năng dẫn chương trình truyền hình...
- Về phẩm chất chính trị, đạo đức:
+ Có bản lĩnh chính trị vững vàng, yêu nước, trung thành với mục tiêu, lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, với chủ nghĩa Mác – Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh.
+ Có đạo đức trong sáng, lối sống lành mạnh, thái độ dũng cảm trong cuộc đấu tranh bảo vệ đường lối, chính sách của Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam, chống lại những âm mưu và hành động phá hoại chế độ, cổ vũ và hướng dẫn quần chúng tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; có ý thức tổ chức kỷ luật và tinh thần trách nhiệm cao, say mê nghề nghiệp, có tác phong làm việc khoa học, nghiêm túc, cầu thị trên cơ sở nhận thức đầy đủ và tự giác về vai trò, vị thế xã hội của báo chí và truyền thông đại chúng.
- Về vị trí làm việc sau khi tốt nghiệp:
+ Có năng lực hoạt động nghiệp vụ báo chí để có thể hội nhập bình đẳng trong hoạt động nghề nghiệp trong khu vực và thế giới.
+ Có khả năng làm việc tại các cơ quan báo chí, nhất là hệ thống các đài truyền hình, đài phát thanh- truyền hình.
+ Có khả năng thích ứng rộng để có thể thực hiện các chức trách công tác tại các cơ quan đơn vị có liên quan đến báo chí và truyền thông đại chúng như các cơ quan văn hóa – tư tưởng, các cơ quan, tổ chức truyền thông vận động xã hội, các bộ phận thông tin tổng hợp của các cơ quan, đơn vị, tổ chức chính trị xã hội...
+ Có năng lực nghiên cứu khoa học phục vụ giảng dạy và hoạt động thực tiễn.
+ Có khả năng tham gia vào hoạt động tư tưởng của Đảng và các nhiệm vụ chính trị - xã hội của Đảng và Nhà nước.
- Trình độ nại ngữ
Người học khi tốt nghiệp đạt trình độ nại ngữ B2 khung châu Âu (tương đương 600 điểm TOEIC hoặc 550 điểm TOEFL hoặc 5.5 điểm IELTS).
- Trình độ Tin học
Người học sau khi tốt nghiệp có kiến thức tin học ứng dụng trình độ B, có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong thực tiễn công tác.
2. Thời gian đào tạo: 4 năm
3. Khối lượng kiến thức toàn khóa: 120 tín chỉ
4. Đối tượng tuyển sinh:
Mọi công dân Việt Nam không phân biệt dân tộc, tôn giáo, giới tính, nguồn gốc gia đình, hoàn cảnh kinh tế đều có thể dự thi vào ngành Báo chí, chuyên ngành Báo truyền hình nếu có đủ các điều kiện sau:
- Đã tốt nghiệp Trung học phổ thông, Trung học bổ túc trở lên; có kết quả xếp loại học lực 2 học kỳ lớp 11 và học kỳ I lớp 12 từ Trung bình khá trở lên;
- Hạnh kiểm cả 3 học kỳ nêu trên xếp loại Khá trở lên;
- Kết quả thi trung học phổ thông quốc gia xếp loại Trung bình khá trở lên;
- Có đủ sức khỏe để học tập và lao động theo các quy định hiện hành của Nhà nước;
- Đạt điểm xét tuyển theo quy định của Học viện Báo chí và Tuyên truyền.
Đối tượng là người nước nài được tuyển sinh theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
5. Quy trình đào tạo, điều kiện tốt nghiệp:
Quy trình đào tạo thực hiện theo học chế tín chỉ theo Quy chế 43/2007/QĐ-BGDĐT ngày 15 tháng 8 năm 2007 và Thông tư số 57/2012/TT-BGDĐT ngày 27 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Điều kiện xét tốt nghiệp và công nhận tốt nghiệp được thực hiện theo Điều 27 của Quy chế 43/2007/QĐ-BGDĐT.
6. Thang điểm:
Điểm đánh giá bộ phận và điểm thi kết thúc học phần được chấm theo thang điểm 10 (từ 0 đến 10), làm tròn đến một chữ số thập phân.
Điểm trung bình chung học kỳ và điểm trung bình chung tích lũy được tính theo công thức và cách thức quy định tại Điều 24 Quy định đào tạo đại học chính quy theo hệ thống tín chỉ (Ban hành kèm theo Quyết định số 3307/QĐ-HVBCTT ngày 12 tháng 9 năm 2014 của Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền).
7. Nội dung chương trình:
7.1. Tổng số tín chỉ phải tích luỹ: 120 tín chỉ trong đó:
7.2. Nội dung chương trình
Theo AJC
(PKL)
Cùng chuyên mục
Bình luận