Nghe những câu chuyện thú vị từ buổi tọa đàm của SIB - Khi “Thầy tôi xì tin”

(Sóng trẻ) - Điều 1 trong Bộ quy tắc ứng xử chuẩn mực Thầy – Trò trong giảng đường Đại học do dự án “Giảng đường tươi đẹp” ( SIB) thuộc Khoa Quan hệ Quốc tế, Học viện Báo chí và Tuyên truyền triển khai đã được “hợp thức hóa” trong buổi tọa đàm “Thầy tôi xì tin” tổ chức chiều 28/11 tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

“Thầy tôi xì tin” là sự kiện tiếp nối thành công của Số Talk đầu tiên được tổ chức tại Trường Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông, Đại học Thái Nguyên. Mục tiêu cuộc hội thảo hướng tới “chi tiết hóa” “xây dựng mối quan hệ thân thiện giữa thầy với thầy, thầy với trò, trò với trò, trên tinh thần tôn trọng lẫn nhau và luôn sẵn sàng đối thoại thẳng thắn, cởi mở”. Tọa đàm là diễn đàn để các diễn giả chia sẻ cùng các giảng viên, sinh viên về những những người thầy, người cô với phong cách trẻ trung, "xì tin" và được học sinh, sinh viên yêu mến.

Tham gia chia sẻ tại buổi tọa đàm có cô Thúy Hồng -  giảng viên khoa Chính trị học, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, cô luôn được các sinh viên yêu quý và ấn tượng bởi phong cách giảng dạy và sự hài hước; chị Trần Thị Thùy Trang hiện đang – cựu sinh viên Đại học Nại thương – một trong những người trẻ tạo nên sự đột phá hiện nay ( đồng sáng lập viên kiêm Giám đốc công ty Giáo dục Domino Việt Nam); Vũ Hiền – nam sinh viên năng động, tài năng của Đại học Nại Thương ( hiện đang làm chủ tịch của câu lạc bộ AIESEC trường đại học Nại thương).

964bb4c17_d1.jpg

MC Phí Linh, cô giáo Thúy Hồng, chị Phan Thùy Trang, anh Vũ Hiền – khách mời của chương trình từ trái qua phải

Quan niệm về “thầy cô xì tin”, câu chuyện “thân thiện” nơi giảng đường, việc tự giác trong học tập của sinh viên cũng như câu chuyện xu hướng của giới trẻ đã được đưa ra trong hội thảo trong không khí của một cuộc tranh luận sôi nổi.

Những thầy cô xì tin được nhìn nhận trong buổi tọa đàm là những thầy cô có phong cách giảng dạy xì tin. Câu chuyện lấy người học làm trung tâm từ chủ trương của Bộ Giáo dục và đào tạo. 

Chị Trần Thùy Trang, người đang hoạt động trong lĩnh vực giáo dục bày tỏ quan điểm của mình: “Bất cứ ai làm cho mình thay đổi một điều gì đấy. Thầy cô của mình không nhất thiết phải dạy ở trường Đại học hay ở một trường học chính thống, vì thế mà kể cả thầy cô xì tin hay không xì tin thì không quan trọng, quan trọng là người đó đã ảnh hưởng đến bản thân mình”.

964bb4c17_d2.jpg

Thầy Nguyễn Ngọc Oanh: “Thay đổi phương pháp giảng dạy cho sinh viên để sinh viên không phải chịu cảnh                                                               "không thể không ngủ” trong giờ học”.

“Những thầy cô vừa dạy hay lại gần gũi, thân thiện là những người thầy để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng mình” - bạn Vũ Hiền, chàng sinh viên tài năng trường Đại học Nại thương cho biết.

“Khi bước lên giảng đường, thầy cô đóng rất nhiều vai: bên cạnh vai trò của một chuyên gia về chuyên môn còn là một người thầy, một người bạn, một người chị, người anh đối với học sinh của mình. Cần có khoảng cách nhất định giữa thầy cô và học trò song đó không phải là sự ngăn cách” – cô Thúy Hồng chia sẻ.

Chia sẻ của cô giáo đã chạm đến hai vấn đề đang “nổi cộm” trong nhà trường: “Làm thế nào để mối quan hệ giữa thầy cô và sinh viên trở nên thân thiện” và “tự giác của sinh viên trong nhà trường”. Bàn luận sâu hơn về hai vấn đề này là ý kiến của những người trẻ tuổi: “Có quá nhiều sự áp đặt đang diễn ra tại các trường Đại học. Đặt sinh viên làm trung tâm. Sinh viên như thế nào thích loại bài tập như thế nào” - Phan Thùy Trang cho biết.

Cũng thông qua buổi hội thảo, SIB hi vọng khơi dậy trong các bạn sinh viên tình yêu đối với những người thầy, người cô hàng ngày giảng dạy kiến thức cho mình. Bạn Phương Anh, trưởng ban Nội dung chia sẻ: "Mỗi bạn sinh viên chắc không dưới một lần ấn tượng với một thầy cô nào đó mang phong cách “lạ” và có những câu chuyện của riêng mình với những thầy, cô ấy. 

964bb4c17_d3.jpg

Những lời “ấp ủ” của sinh viên được chia sẻ ở tọa đàm

SIB talk với chủ đề "Thầy tôi xì tin” sẽ là nơi để các bạn chia sẻ những câu chuyện ấy và qua đó củng cố thêm tình yêu đối với thầy cô, những người trực tiếp truyền dạy kiến thức cho mình".

“Em mong các thầy cô ngày càng xì tin hơn nữa, để chúng em có thể gần gũi và hiểu hơn về các thầy cô – người truyền lửa cho những bài giảng. Thầy cô cũng cần hiểu học sinh của mình hơn nữa để có thật nhiều những bài giảng hay đến với chúng em”, bạn Thùy Chi, lớp Thông tin đối nại K33 chia sẻ.

Đỗ Dung
Báo mạng điện tử K.31
Học viện Báo chí và Tuyên truyền

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Khóa II Khoa Báo chí: Hành trình 50 năm hội ngộ và tri ân

Khóa II Khoa Báo chí: Hành trình 50 năm hội ngộ và tri ân

Tin nổi bật3 tuần trước

(Sóng trẻ) - Nhân kỷ niệm 50 năm ngày tựu trường của cựu sinh viên báo chí (1975 - 2025), ngày 15/3, Ban liên lạc khóa II khoa Báo chí tổ chức buổi gặp mặt thân mật tại tầng 10, tòa nhà A1, Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

Người dân cả nước hân hoan đón Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025

Người dân cả nước hân hoan đón Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025

Tin nổi bật2 tháng trước

(Sóng trẻ) - Thời khắc chuyển giao sang năm mới Ất Tỵ 2025, không khí hân hoan bao trùm nhiều tỉnh thành trên cả nước. Hàng triệu người dân từ Bắc vào Nam hòa mình vào màn pháo hoa rực rỡ, các chương trình nghệ thuật đặc sắc cùng nhiều hoạt động văn hóa.

Mời độc giả tham dự Tọa đàm trực tuyến "Đi và viết khi ta còn trẻ"

Mời độc giả tham dự Tọa đàm trực tuyến "Đi và viết khi ta còn trẻ"

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - 14h30 ngày 05/12/2024, Trang tin điện tử Sóng trẻ sẽ tổ chức Tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Đi và viết khi ta còn trẻ”.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN