Gặp gỡ học viên xuất sắc giành điểm 10 luận văn Cao học

(Sóng trẻ) - Làm sao có một luận văn xuất sắc, giành được điểm số thật ấn tượng luôn là một câu hỏi khó khiến không ít sinh viên năm cuối các trường Đại học phải đau đầu. Để giải đáp thắc mắc này, hãy cùng lắng nghe một vài chia sẻ bổ ích của học viên Hoàng Thị Thu Hằng (lớp Cao học Báo chí K.17, Học viện Báo chí & Tuyên truyền), người vừa xuất giành điểm 10 tuyệt đối trong kỳ bảo vệ luận văn cao học.

Chào chị, được biết chị vừa kết xuất xắc giành điểm 10 tuyệt đối trong lễ bảo vệ luận văn Cao học vừa qua? Khi nhận được điểm 10 của hội đồng chấm luận văn, cảm xúc lúc đó của chị như thế nào?

Giây phút hội đồng chấm luận văn công bố kết quả thực sự là những giây phút khó quên trong cuộc đời mình. Giọng của cô giáo đọc điểm quá nhanh và rõ ràng. Trong chốc lát, điều mình hy vọng không đơn thuần chỉ là niềm hy vọng trong ý thức nữa mà đã trở thành sự thực, sự thực tràn đầy hạnh phúc và bất ngờ.

Thực ra, khi đặt dấu chấm cuối cùng cho luận văn, mình cũng có rất nhiều hy vọng rằng nó sẽ giành điểm số cao ở mức 8 hoặc 9 nhưng có lẽ, mình cũng khôngbao giờ nghĩ nó sẽ là điểm 10 tròn trĩnh. Vì thế khi nghe hội đồng công bố điểm, mình hơi bất ngờ. 

Sau giấy phút vui mừng, hạnh phúc, mình thầm nghĩ, có lẽ các thầy trong hội đồng khoa học đã cho điểm vì những nỗ lực thực sự của học trò, chứ còn để mà đánh giá nó tròn trịa, hoàn hảo như điểm 10 này thì chắc là chưa đủ. 


620d6c642_20140108_170435.jpg

Học viên Hoàng Thị Thu Hằng (thứ 2 từ bên trái sang)

Điều gì đã khiến chị quyết định chọn đề tài hành vi tiếp nhận thông tin báo chí trên điện thoại di động ở các tỉnh, thành phố lớn là TP HCM và Bình Phước để hoàn thành luận văn mà không phải những đề tài khác?

Lúc đầu mình không chọn đề tài này. Mình muốn làm một cái gì đó để đóng góp cho lĩnh vực mà mình đang công tác, đó là ngành Công đoàn. Nhưng mình cảm thấy mình sẽ không đi hết được con đường đó vì nó quá đơn điệu. Đó là lý do khiến mình tìm cách chuyển hướng sang những đề tài khác.

Mình quan sát thấy trong miền Nam và ngay cả ở địa phương mình, thanh niên sử dụng điện thoại di động để đọc báo rất nhiều. Mình thấy cách thức đọc báo như vậy rất thú vị, tiện lợi. Mình muốn tìm hiểu về vấn đề này và càng tìm hiểu, càng thấy thú vị. Đó chính là lý do tại sao mình chọn nó làm đề tài nghiên cứu, bảo vệ luận văn.

Quan sát thực tế thì như vậy, nhưng rõ ràng, Báo di động là một vấn đề còn khá mới lạ ở Việt Nam. Khi bắt tay vào nghiên cứu đề tài này, nài những quan sát thực tế, chị còn căn cứ vào những nguồn thông tin nào khác? 

Mình nghĩ rằng phương Tây đã chuyển sang nền báo chí thực hành từ những năm 70 thì chắc hẳn họ phải nghiên cứu về vấn đề này. Mình tìm trên mạng và thấy có một chuyên gia có rất nhiều công trình nghiên cứu về báo chí hiện đại, đó là Giáo sư Lennart Weibull ở Thụy Điển. Mình đã gửi mail cho thầy Weibull để nhờ giúp đỡ và thầy trả lời rằng thầy không chuyên về lĩnh vực này, nhưng thầy sẽ giới thiệu cho mình một người, đó là Tiến sĩ, Oscar Westlund ở khoa Báo chí Truyền thông của Trường Đại học thenburg của Thụy Điển.

Sau khi gửi mail vài hôm thì mình nhận được mail của Tiến sĩ cùng rất nhiều tài liệu có liên quan về báo di động ở Thụy Điển, trong đó có cả luận án tiến sĩ mà thầy bảo vệ năm 2011.

Mình đọc tất cả các tài liệu này và thấy họ nghiên cứu về báo di động rất nhiều, rất sâu sắc và họ công chúng của báo chí trên điện thoại di động của họ được nghiên cứu rất kỹ lưỡng. Mình cảm thấy đề tài này cũng rất thú vị và nếu mình làm về đề tài này thì vốn tài liệu cũng rất là phong phú và mình có thể học hỏi một số cách nghiên cứu của họ để phục vụ cho đề tài của mình. Đấy là nhân duyên làm cho mình quan tâm đến công chúng báo chí trên điện thoại di động. 

Và đó liệu có phải là động lực quan trọng khiến chị quyết tâm theo đuổi đề tài này?

Mình nghĩ là bạn nói đúng (cười).

Chị vừa nói là chị có đọc rất nhiều tài liệu của các chuyên gia từ Thụy Điển. Ở bên đó, có thể báo chí di động đã phát triển, thậm chí phát triển đến một trình độ nhất định. Nhưng đối với Việt Nam thì chưa hẳn như vây? Vậy, chị đánh giá như thế nào về tính thực tiễn của đề tài này?

Đề tài này có tính thực tiễn rất cao vì nó mở ra một hướng đi mới trong nghiên cứu công chúng và góp phần phát triển các kênh tiếp nhận thông báo chí mới trên điện thoại di động và rộng hơn là các thiết bị di động. Một thiết bị ngày càng trở nên gắn bó, chi phối đời sống của con người, trong thời đại mà công nghệ số đang phát triển rất mạnh. 

Việc công chúng tiếp nhận nó, chấp nhận và gắn bó với nó chứng tỏ phương tiện truyền thông mới này đã và đang thâm nhập ngày càng mạnh mẽ vào đời sống truyền thông ở nước ta. Vì thế, hành vi giao tiếp đại chúng này rất cần phải được nhìn nhận, đánh giá một cách nghiêm túc để phục vụ cho sự phát triển của báo chí, nhất là trong điều kiện báo in đang rơi vào khủng hoảng, còn các phương tiện truyền thông đại chúng khác thì đang rất vất vả khi phải cạnh tranh mạnh mẽ với truyền thông xã hội.

Đúng là ở Việt Nam, không có quá nhiều người dùng di động để đọc báo hàng ngày. Nhưng trong tương lai, rất có thể cách thức đọc báo này sẽ trở nên phỏ biến, thậm chí sẽ phổ biến hơn cả việc ngồi trước màn hình máy vi tính để lướt web. Mĩnh vẫn nghĩ, chúng ta cần có những nghiên cứu mới, đi trước và nhìn thấy trước những xu hướng của thời cuộc.

620d6c642_1.jpg

Trong tương lai báo di động có thể sẽ là một loại hình truyền thông cực thịnh tại Việt Nam

Để hoàn thành luận văn này, chị đã mất thời gian bao lâu để nghiên cứu?

Một năm để làm, còn nếu thời gian để nghiên cứu tài liệu thì có thể nhiều hơn. 
Sau khi ra trường, chị có định tiếp tục theo đuổi những ý tưởng mà luận văn đề cập tới không?

Nếu điều kiện cho phép, mình sẽ phát triển một khía cạnh mà mình cảm thấy nhất trong đề tài này để phát triển nó. 

Đó là “nếu” thôi (cười lớn). Việc nghiên cứu luôn luôn không dễ dàng bởi vì nó cần phải có kinh phí để thực hiện và cũng phải được sự ủng hộ của cơ quan mình công tác và gia đình nữa. Mình thấy hơi tiếc vì không thể thực hiện điều đó vào lúc này mặc dù người hướng dẫn khoa học cho đề tài, PGS, TS Mai Quỳnh Nam đã ngỏ ý sẵn sàng giúp đỡ. 

Là một người hoàn thành luận văn với điểm 10 xuất sắc, chị có thể chia sẻ một số kinh nghiệm hay cho những người sắp bước vào kỳ bảo vệ luận văn tốt nghiệp?

Bí quyết thì không có. Nhưng để làm một luận văn thành công thì cần một sự nỗ lực rất lớn và quyết tâm đi đến cùng, không thỏa hiệp với những khó khăn và luôn luôn nghĩ rằng mình sẽ làm được nó và làm rất tốt nữa. Đôi lúc mình nghĩ rằng, khả năng của ta không quá tệ, mình có thể làm tốt hơn. Mỗi lần nghĩ như thế thì mọi thứ dường như trở nên dễ dàng vượt qua hơn. 
Thứ nữa là vốn nại ngữ căn bản để có thể tiếp cận những công trình nghiên cứu từ báo chí nước nài và phải chắc chắn rằng, khung lý thuyết đó đủ cơ sở để đề tài của mình không bị đổ. Và khi viết thì cần làm cho nó dễ hiểu nhất có thể, thay vì làm cho nó phức tạp và rắc rối hơn như nhiều người vẫn làm. 

620d6c642_20140108_151736_1.jpg
Thành tích học tập khá ấn tượng của học viên Hoàng Thị Thu Hằng

Trong số những bí quyết đó, chị đánh giá đâu là yếu tố quan trọng nhất?

Quan trọng nhất là có một người thầy giỏi, nhiệt tình giúp đỡ. Người thầy sẽ đem lại cho bạn những phương pháp khoa học và những kiến thức nền tảng mà học viên còn thiếu. Nếu không có ngọn đuốc soi đường này thì tôi chắc chẳng có học trò nào thành công cả.

Trong quá trình làm luận văn, chị đã gặp những khó khăn gì và đâu là khó khăn lớn nhất?

Khó khăn thì nhiều không kể hết. Khi mình khảo sát, khu vực doanh nghiệp là nơi mình khó tiếp cận nhất. Mình đã phải nhờ đến những người công tác trong ngành để có thể thực hiện khảo sát. Với doanh nghiệp thì rất nhiều thông tin cá nhân như thu nhập chẳng hạn, là một bí mật kinh doanh đối với họ, mà đây lại là một đặc điểm nhân khẩu - xã hội khá quan trọng để phân tích điều kiện tiếp nhận của công chúng. 

Thứ nữa là trình độ hiểu biết của nhiều công nhân lao động còn hạn chế, nhiều khi mình phải đọc luôn bảng hỏi và phương án trả lời để họ lựa chọn. Vì thế rất mất công.

Một khó khăn nữa là yêu cầu từ thầy hướng dẫn rất cao và nhiều khi mình cảm thấy kiến thức nền tảng của mình hơi đuối, nhất là trong việc áp dụng lý thuyết hành vi để phân tích cách thức, mức độ, thông điệp và hiệu quả tiếp nhận của công chúng báo chí trên điện thoại di động. Những lúc như thế, mình ngừng làm và tìm cách để bổ sung kiến thức mới, khi cảm thấy đã ổn mới tiếp tục làm.

Chị đánh giá như thế nào bằng việc tốt nghiệp bằng luận văn mà không phải là những hình thức khác. Điều đó đem lại những lợi ích gì? Riêng với cá nhân chị, sau khi kết thúc việc nghiên cứu làm luận văn, chị thấy bản thân đã trải nghiệm thêm được những gì?
Tốt nghiệp bằng luận văn là một cách để học viên được học tập cách làm khoa học thực sự từ kinh nghiệm của các bậc Thầy. Đối với mình, mình học được từ thầy Nam rất nhiều điều về quy trình nghiên cứu công chúng, về cách thức để tiếp cận, phân tích, lý giải một vấn đề, nhất là từ góc độ xã hội học, điều mà trước đây mình đã không ý thức được đầy đủ.

Là một người đi trước thành công, chị có điều gì muốn nhắn gửi tới những người trẻ, sắp bước vào kỳ thi, làm luận văn tốt nghiệp?

Họ phải xác định họ cần gì ở luận văn đó. Nếu thực sự muốn học hỏi thì hãy làm thật tốt. Biết đâu, một lúc nào đó trong cuộc đời, ta lại có thể sử dụng nó vào việc có ích. 

Chị có thể chia sẻ về những dự tính tương lai sau khi kết thúc khóa học cao học này?

Trước mắt thì chưa có gì thay đổi cả. Mình cần thời gian để củng cố lại gia đình, vì chuyện con cái mình bỏ bê cũng hơi lâu rồi.

Thu Hường thực hiện

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN