Nghiện game – bệnh “kinh niên” ở giới trẻ

(Sóng trẻ) – Game online không còn là hình thức giải trí, giảm căng thẳng quá xa lạ đặc biệt là đối với các bạn trẻ. Tuy nhiên, nhiều người lại đang “lạm dụng” game online, biến nó trở thành thứ quan trọng như mạng sống của bản thân.

Sự phát triển của công nghệ số đã mang đến hàng loạt những tiện ích giải trí trong đó có sự ra đời của game online. Trước đây, những trò chơi điện tử chỉ được coi là công cụ giải trí. Nhưng hiện nay, nó đã được khai thác và trở thành nền tảng kiếm tiến của nhiều gamer, streamer…Sự ra đời của các giải đấu hàng đầu như Giải vô địch thế giới AoV World Cup (AWC), giải vô địch thế giới Liên Minh Huyền Thoại (League of Legends World Championship)… đã tạo được tiếng vang lớn trong cộng đồng và nhận được sự thừa nhận của nhiều người. Tuy nhiên, vô hình trung, điều này lại là nguyên nhân gây ra sự “ảo tưởng” của nhiều game thủ, đặc biệt là những game thủ nghiệp dư đang trong độ tuổi học sinh, sinh viên.

Chơi game để giải trí

Nguyễn Trung Hiếu (18 tuổi, Hà Giang) là một “con nghiện” game online thực thụ. Được biết Hiếu tự tìm tòi và biết đến game online từ khi học lớp 3 và duy trì thói quen chơi trong 9 năm liên tục với nhiều thể loại game và trên các nền tảng khác nhau. Thành công duy nhất mà Hiếu đạt được chỉ là thứ hạng trong game cao với sự công nhận “hão” của nhiều game thủ khác. Hiếu chia sẻ: “Mỗi ngày mình chơi game khoảng 10 - 12 tiếng, đi học mình cũng chơi và game thủ cũng là ước mơ của mình…”.

Khi được hỏi về lý do tại sao chọn game online làm công cụ giải trí, Hiếu cho biết: “Ở vùng núi, bạn bè cách xa nhau nên khó gặp gỡ, thiếu khu vui chơi. Chơi game giải trí nhanh chóng, có thể kết nối với nhiều người, game đem lại niềm vui cũng là công cụ giết thời gian trong những lúc rảnh rỗi…”. Nói là chỉ chơi game để giải trí nhưng mỗi khi chơi game Hiếu lại cảm thấy bị kích thích tới mức quên ăn, quên ngủ, thậm chí là chán học.

anh-1.png
Hiếu thường xuyên thức đêm để “leo rank” vì yên tĩnh và có thể tập trung để chơi game (Ảnh: Nguyễn Huy).

Hiếu đầu tư rất nhiều thời gian, tiền bạc thậm chí là sức khoẻ vào game: “Mình nạp vào game khoảng 40 - 50 triệu rồi…Do liên tục thức khuya chơi game nên sức khoẻ cũng yếu hơn rất nhiều so với các bạn đồng trang lứa…” Đầu tư nhiều là vậy nhưng những thứ Hiếu nhận được chỉ là: thứ hạng trong game cao, học lực trung bình, sức khoẻ suy yếu.

Giống như Hiếu, Nguyễn Thuỳ Vân (19 tuổi, Hà Nội) cũng coi game là công cụ giết thời gian. Chỉ là công cụ giải trí nhưng Vân lại cảm thấy khó chịu, căng thẳng, mệt mỏi khi không được chơi game. 8 - 9 tiếng là khoảng thời gian mà Vân dành ra mỗi ngày để “giải trí”. Khi được hỏi tại sao lại chơi game nhiều như vậy, Vân chia sẻ: “Mình chơi game nhiều cũng vì mình thấy nó vui, khi chơi cùng bạn bè, người yêu mình có nạp tiền để mua trang phục cho những nhân vật, vị tướng mà mình yêu thích vì nó đẹp và mình thích cảm giác được thắng, khi thua thì mình lại bực và muốn chơi tiếp…”.

Biết đến game từ năm 16 tuổi, do bạn bè rủ rê nên giờ đây game là thú vui tiêu khiển duy nhất khiến Vân quên đi áp lực, giảm căng thẳng, mệt mỏi. Vân nói: “Khi chơi game thì mình thấy vui, thấy thoải mái bởi lúc đó mình không nghĩ gì mấy, lúc đó mình quên đi những áp lực xung quanh…”. Tuy nhiên do thường xuyên thức khuya chơi game nên Vân bị nổi mụn ở mặt, sức khoẻ giảm sút, đôi khi là cả khó thở. Dần dần, Vân trở nên phụ thuộc vào game, nếu không chơi game Vân sẽ bị căng thẳng, mệt mỏi, tới mức sefl-harm (tự làm hại bản thân).

anh2.png
Vân tập trung chơi game tới mức quên ăn, quên ngủ, thậm chí quên cả việc vệ sinh cá nhân (Ảnh: Nguyễn Huy)

Tương tự, Nguyễn Khánh Hưng (16 tuổi, Phú Thọ) cũng là “con nghiện” game online. Một ngày, Hưng  có thể chơi game từ 7 - 8 tiếng, có khi chơi đến mất ăn, mất ngủ. Hưng chia sẻ: “Lúc mà em chơi game thì em cảm giác game nó lôi kéo mình vào trong đấy. Em cảm giác thế giới này không quan trọng mà em chỉ nghĩ tới game”. Chỉ có khi chơi game mới làm Hưng cảm thấy vui vẻ, thoải mái tuy nhiên Hưng cũng nhận ra sức khoẻ mình đang yếu đi từng ngày do chơi game quá nhiều. Làm việc gì Hưng cũng cảm thấy mệt mỏi và không muốn ra ngoài.

Ban đầu, Hưng chơi game chỉ để giải trí nhưng hiện tại, game đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của Hưng: “Chơi game đã thành thói quen của em rồi, nếu không chơi thì em cảm thấy bứt rứt khó chịu đôi khi còn mất ngủ bởi vì đã quen với việc ‘ngủ ngày cày đêm’. Em có nạp tiền vào game rồi với số tiền cũng khá lớn, khi không có tiền nạp game thì em sẽ nhịn ăn hoặc trộm tiền của gia đình để nạp…”. Và ước mơ hiện tại của Hưng là muốn trở thành một game thủ, bởi số tiền thưởng nhận được từ các giải đấu là vô cùng lớn.

“Bệnh” nghiện game?

Chị Trần Thị Hà (Phú Thọ) – mẹ của Hưng bất lực chia sẻ: “Hồi nhỏ nó cũng là đứa học giỏi, ngoan ngoãn nhưng sau khi có điện thoại riêng và đua đòi với bạn bè thì càng ngày càng lười học và lực học giảm sút”. Khi nói chuyện, con của chị Hà thường dùng những từ ngữ khó hiểu, thậm chí là nói tục chửi bậy. Khi bị chị Hà nhắc nhở thì Hưng cãi lại, thậm chí đập phá đồ đạc.

Chị Hà chia sẻ thêm: “Từ ngày chơi game thì nó dần dần càng ngày càng bướng bỉnh hỗn láo hơn, cô thu điện thoại không cho chơi nữa thì nó ăn trộm tiền rồi ra quán nét chơi. Có khi nó đi thâu đêm không về, nói gì cũng cộc lốc. Nó chơi game nhiều nên nhìn lúc nào cũng mệt mỏi, làm gì cũng chậm chạp, đơ đơ như người mất hồn”.

Bác sĩ Nguyễn Văn Dũng, Phó viện trưởng, Viện Tâm Thần - Bệnh viện Bạch Mai cho biết: “Nghiện game không phải yếu tố tâm lý. Tuy nhiên, nghiện là một bệnh của não bộ làm biến đổi thể chất và tinh thần của người bệnh...”.

Các nhà khoa học có chia ra làm bốn mức độ chơi game. Mức một là chỉ dùng một lúc, không gây ra bất kì triệu chứng nào. Mức hai, dùng  một khoảng thời gian như các ngày nghỉ lễ, nghỉ hè… cũng không gây biến đổi về sức khỏe. Mức ba, lạm dụng game để thay thế cho các hoạt động khác tức là đã có biến đổi về tâm lý và các triệu chứng cơ thể như mệt mỏi, ăn uống thất thường, ngủ kém. Mức bốn, nghiện game và hoàn toàn phụ thuộc vào game, khi thiếu chơi hoặc bị gián đoạn thì người nghiện sẽ bồn chồn, bất an, cáu giận và thậm chí kích động những hành vi tiêu cực.

Nghiện game không phải yếu tố tâm lý, nhưng sẽ để lại những hậu quả nghiêm trọng về sức khoẻ tinh thần của “con nghiện”, gây ra những rối loạn về cả thể chất và tinh thần. Muốn điều trị các rối loạn này cần điều trị về thể chất và cũng như tinh thần thì cần các trị liệu về tái thích ứng cộng đồng xã hội. Cần có sự giáo dục về các tác dụng có hại của máy tính (nguy cơ gây hại) để đề phòng. Cần hiểu rõ các rối loạn để luyện tập và tái thích ứng với cộng động cũng như điều trị bằng hóa dược để hết các triệu chứng.

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Tin nổi bật2 tháng trước

(Sóng trẻ) - Sáng 17/3/2024, tại TP Hồ Chí Minh, Hội Báo toàn quốc 2024 với chủ đề “Báo chí Việt Nam - Tiên phong, Đổi mới vì sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhân dân” đã bế mạc trọng thể.

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia dự báo thời tiết trong 10 ngày tới, từ đêm nay 17/12 đến ngày 27/12, cho các khu vực trên cả nước.

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Tin nổi bật7 tháng trước

(Sóng trẻ) - Như thường lệ, thời điểm tháng 9 sẽ là lúc Apple - một tập đoàn công nghệ về ngành công nghệ thông tin lớn bậc nhất thế giới cho “trình làng” các sản phẩm mới nhất. Vào ngày 13/9, Apple đã cho ra mắt iPhone 15.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN