Người cán bộ Đoàn năng động
(Sóng Trẻ) - Với dáng người nhanh nhẹn, đôi mắt sáng ngời trên khuôn mặt thanh tú, Trung úy Trịnh Thanh Bình được biết đến là một cán bộ đoàn kiểu mẫu, anh “Bộ đội Cụ Hồ” thế hệ mới.
Bình sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Hoa Lư (Ninh Bình) trong một gia đình có bề dày thành tích cách mạng và truyền thống hiếu học. Điều đó đã thôi thúc anh ước mơ trở thành “Bộ đội Cụ Hồ”, tiếp bước cha anh để cống hiến cho đất nước.
Tốt nghiệp trung học phổ thông tháng 9 năm 2004, Bình thi đỗ vào Học viện Phòng không Không quân. Trong suốt 5 năm học, miệt mài, chịu khó, tìm tòi, rèn luyện, chấp hành nghiêm kỷ luật, anh luôn là giữ thành tích học viên giỏi, anh được vinh dự kết nạp vào Đảng khi còn ngồi trên ghế Học viện.
Ra trường năm 2009, anh được điều về làm cán bộ quản lý, chỉ huy đơn vị học viên ở Tiểu đoàn 4, Trường Quân sự Quân khu 5. Trên cương vị mới là trung đội trưởng, trực tiếp huấn luyện, kiêm Bí thư chi đoàn. Bình luôn cố gắng nắm bắt, tìm hiểu tâm tư, tình cảm, chia sẻ vui buồn cùng với học viên. Đồng thời, anh luôn chịu khó, tìm tòi, nghiên cứu, vận dụng kiến thức đã được tích luỹ vào trong công tác. Vì vậy, anh được cán bộ cấp trên rất tin tưởng, học viên quý mến, tin yêu.
Nhưng, một điều làm Bình luôn trăn trở: “Mình là cán bộ đoàn mà tại sao lại không có đề tài nghiên cứu để đóng góp vào thành tích của Đoàn?”
Được trải nghiệm thường xuyên công tác huấn luyện khẩu đội trưởng pháo phòng không 37mm, 57mm, Bình hiểu rất rõ sự khổ cực, dễ gây mất an toàn của chiến sỹ trong mỗi lần tháo lắp, lau chùi bảo quản nhất là đối với Pháo phòng không 57mm.“Làm thế nào để giảm bớt sự cực khổ, giảm công lao động và đảm bảo an toàn cho chiến sĩ trong mỗi lần tháo lắp loại pháo này?”
Với kiến thức được đào tạo cơ bản, cộng với tính chịu khó, Bình đã nghiên cứu chế tạo thành công “Thiết bị tháo lắp khóa nòng Pháo phòng không 57mm”. Khi tham gia Hội thi sáng kiến, cải tiến kỹ thuật và đồ dùng huấn luyện năm 2010, sáng kiến của Bình được đánh giá là một trong những sáng kiến có ý tưởng sáng tạo, có khả năng ứng dụng thực tiễn và có thể tham gia và đạt giải cao trong Hội thi cấp Quân khu.
Trung úy Bình giới thiệu sáng kiến của mình
Để có được “thiết bị” này, Bình đã dành nhiều thời gian nghiên cứu, thiết kế trên bản vẽ. Lúc rỗi, Bình đến các tiệm cơ khí, đồ sắt, đặt mua các thiết bị theo bản thiết kế về lắp đặt.
Lần đầu lắp đặt, thiết bị này quá to, nặng khó lắp ráp và tháo dỡ. Bình quyết định thay đổi lại các kích cỡ, “m” nhỏ các thiết bị lại, yêu cầu kỹ thuật khi liên kết phải chính xác cao, chỉ cần một sai số nhỏ là không thể lắp đặt vào pháo được.
Có những lúc tưởng chừng sáng kiến khó thành công. Nhưng nhận được sự động viên của thủ trưởng đơn vị và sự chỉ dẫn, góp ý của các giáo viên khoa Binh chủng “thiết bị” của Bình dần được hoàn thiện và ra đời.
Khi được hỏi bí quyết nào để Bình tâm huyết với sáng kiến, cải tiến kỹ thuật? Với nụ cười hiền hòa anh thổ lộ: “Đã là người cán bộ làm công tác Đoàn thì cần chịu khó học hỏi, chịu khó nghiên cứu thì mới mong tiến bộ, phong trào thanh niên của đơn vị mới được đẩy mạnh”.
Bình đang có dự định: “chế tạo phần mềm mô phỏng chuyển động của súng máy phòng không 12,7mm và dự kiến hoàn thành trong thời gian tới”.
Hướng dẫn phân đội sử dụng thiết bị
Không những làm tốt công tác quản lý, nghiên cứu khoa học, một bí thư chi đoàn giỏi, anh còn là người đạt nhiều thành tích tiêu biểu: Bí thư chi đoàn giỏi cấp Nhà trường năm 2010; bằng khen “Thanh niên tiên tiến làm theo lời bác xứng danh Bộ đội Cụ Hồ”; giải nhất Hội thi báo cáo viên giỏi cấp Quân khu năm 2011; hai năm liền (2010, 2011) là Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở.
Tương lai đang rộng mở phía trước với trung úy Trịnh Thanh Bình…
Bình sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Hoa Lư (Ninh Bình) trong một gia đình có bề dày thành tích cách mạng và truyền thống hiếu học. Điều đó đã thôi thúc anh ước mơ trở thành “Bộ đội Cụ Hồ”, tiếp bước cha anh để cống hiến cho đất nước.
Tốt nghiệp trung học phổ thông tháng 9 năm 2004, Bình thi đỗ vào Học viện Phòng không Không quân. Trong suốt 5 năm học, miệt mài, chịu khó, tìm tòi, rèn luyện, chấp hành nghiêm kỷ luật, anh luôn là giữ thành tích học viên giỏi, anh được vinh dự kết nạp vào Đảng khi còn ngồi trên ghế Học viện.
Ra trường năm 2009, anh được điều về làm cán bộ quản lý, chỉ huy đơn vị học viên ở Tiểu đoàn 4, Trường Quân sự Quân khu 5. Trên cương vị mới là trung đội trưởng, trực tiếp huấn luyện, kiêm Bí thư chi đoàn. Bình luôn cố gắng nắm bắt, tìm hiểu tâm tư, tình cảm, chia sẻ vui buồn cùng với học viên. Đồng thời, anh luôn chịu khó, tìm tòi, nghiên cứu, vận dụng kiến thức đã được tích luỹ vào trong công tác. Vì vậy, anh được cán bộ cấp trên rất tin tưởng, học viên quý mến, tin yêu.
Nhưng, một điều làm Bình luôn trăn trở: “Mình là cán bộ đoàn mà tại sao lại không có đề tài nghiên cứu để đóng góp vào thành tích của Đoàn?”
Được trải nghiệm thường xuyên công tác huấn luyện khẩu đội trưởng pháo phòng không 37mm, 57mm, Bình hiểu rất rõ sự khổ cực, dễ gây mất an toàn của chiến sỹ trong mỗi lần tháo lắp, lau chùi bảo quản nhất là đối với Pháo phòng không 57mm.“Làm thế nào để giảm bớt sự cực khổ, giảm công lao động và đảm bảo an toàn cho chiến sĩ trong mỗi lần tháo lắp loại pháo này?”
Với kiến thức được đào tạo cơ bản, cộng với tính chịu khó, Bình đã nghiên cứu chế tạo thành công “Thiết bị tháo lắp khóa nòng Pháo phòng không 57mm”. Khi tham gia Hội thi sáng kiến, cải tiến kỹ thuật và đồ dùng huấn luyện năm 2010, sáng kiến của Bình được đánh giá là một trong những sáng kiến có ý tưởng sáng tạo, có khả năng ứng dụng thực tiễn và có thể tham gia và đạt giải cao trong Hội thi cấp Quân khu.
Trung úy Bình giới thiệu sáng kiến của mình
Để có được “thiết bị” này, Bình đã dành nhiều thời gian nghiên cứu, thiết kế trên bản vẽ. Lúc rỗi, Bình đến các tiệm cơ khí, đồ sắt, đặt mua các thiết bị theo bản thiết kế về lắp đặt.
Lần đầu lắp đặt, thiết bị này quá to, nặng khó lắp ráp và tháo dỡ. Bình quyết định thay đổi lại các kích cỡ, “m” nhỏ các thiết bị lại, yêu cầu kỹ thuật khi liên kết phải chính xác cao, chỉ cần một sai số nhỏ là không thể lắp đặt vào pháo được.
Có những lúc tưởng chừng sáng kiến khó thành công. Nhưng nhận được sự động viên của thủ trưởng đơn vị và sự chỉ dẫn, góp ý của các giáo viên khoa Binh chủng “thiết bị” của Bình dần được hoàn thiện và ra đời.
Khi được hỏi bí quyết nào để Bình tâm huyết với sáng kiến, cải tiến kỹ thuật? Với nụ cười hiền hòa anh thổ lộ: “Đã là người cán bộ làm công tác Đoàn thì cần chịu khó học hỏi, chịu khó nghiên cứu thì mới mong tiến bộ, phong trào thanh niên của đơn vị mới được đẩy mạnh”.
Bình đang có dự định: “chế tạo phần mềm mô phỏng chuyển động của súng máy phòng không 12,7mm và dự kiến hoàn thành trong thời gian tới”.
Hướng dẫn phân đội sử dụng thiết bị
Không những làm tốt công tác quản lý, nghiên cứu khoa học, một bí thư chi đoàn giỏi, anh còn là người đạt nhiều thành tích tiêu biểu: Bí thư chi đoàn giỏi cấp Nhà trường năm 2010; bằng khen “Thanh niên tiên tiến làm theo lời bác xứng danh Bộ đội Cụ Hồ”; giải nhất Hội thi báo cáo viên giỏi cấp Quân khu năm 2011; hai năm liền (2010, 2011) là Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở.
Tương lai đang rộng mở phía trước với trung úy Trịnh Thanh Bình…
Quang Hùng
Lớp Báo chí K.31B
Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Lớp Báo chí K.31B
Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Cùng chuyên mục
Bình luận