Người ‘giữ lửa’ nghề làm rối nước ở Đào Thục

(Sóng Trẻ) - Bác Nguyễn Văn Phi là người duy nhất còn giữ nghề làm con rối nước ở làng cổ Đào Thục. Nhờ dành hết tình yêu cho những con rối nước, bác đã giúp cho làng nghề dân gian truyền thống lấy lại ‘ hơi thở’ và kéo mọi người lại gần hơn với nghệ thuật múa rối nước.

Tinh túy nghề làm con rối ở làng Đào Thục

Múa rối nước là loại hình nghệ thuật dân gian độc đáo, thân thuộc với mỗi người dân vùng Bắc Bộ. Ở những hội làng, dịp lễ Tết, người ta vẫn thấy những con rối được điều khiển nhịp nhàng trên mặt nước
.
Ngôi làng cổ Đào Thục thuộc huyện Đông Anh (Hà Nội) chính là cái nôi của nghệ thuật múa rối nước đất kinh kì. Nghề làm con rối nước ở đây đã có hơn trăm năm tuổi, chính vì thế, làng còn được gọi là ‘phường múa rối’.

7d76bcc3e_anh_1.jpg
Phường múa rối Đào Thục

Tình yêu với con rối nước ‘níu’ tâm người nghệ nhân

Đến Đào Thục, không ai là không biết đến bác Nguyễn Văn Phi , người duy nhất còn giữ nghề làm con rối ở đây. Dù đã nài 50 nhưng đôi bàn tay khéo léo của bác vẫn từng ngày thổi hồn vào mỗi con rối nước. 

7d76bcc3e_anh_2.png
Bác Phi đục thô tạo hình con rối

Làm con rối đối với bác chính là cái nghề mà các cụ để lại, cha truyền con nối, không thể bỏ được. Nếu ai muốn làm giàu, thì đừng đến với nghề này. 

Làm con rối nước không chỉ đơn thuần là đục đẽo, mà phải có sự tỉ mỉ và đặt tâm huyết thì con rối mới có thể chinh phục được khán giả. Hơn thế nữa, làm ra những con rối là niềm vui mỗi ngày với bác Phi.

Để có thể làm ra những con rối nước với đủ hình dáng, trạng thái nhân vật là cả một quá trình lao động nghiêm túc của người nghệ nhân. 

Đầu tiên là phải chọn gỗ. Theo bác Phi, để con rối có thể nổi trên mặt nước dễ dàng và không bị nứt vỡ  thì dùng gỗ sung và gỗ sữa là tốt nhất. Khi đã tìm được khúc gỗ như ý, người nghệ nhân phải đục thô để tạo hình nhân vật, tiếp tục làm rõ nét hơn bằng những đường đục tinh xảo. Sau đó, nhân vật được tạo độ nhẵn và bóng bằng cách bào và đem phơi nắng.

7d76bcc3e_anh_3.png
Tô sơn giữa độ bền cho con rối

Vì đặc thù chìm nổi liên tục trong làn nước nên con rối sau khi phơi nắng phải liên tục được sơn kín, rồi lại đem phơi, cứ như thế từ 3 đến 4 lần mới đạt chất lượng.

Cuối cùng là bước quan trọng nhất, vẽ nét tạo hồn cho con rối. Khâu này đòi hỏi người nghệ nhân phải thật khéo tay, có óc thẩm mỹ và khả năng sáng tạo. 

7d76bcc3e_anh_4.png
Phơi nắng con rối

Nhiều bước làm tỉ mẩn như thế nên muốn làm ra một con rối sinh động trên mặt nước từ một cục gỗ vô tri phải mất đến hơn chục ngày công, tùy từng nhân vật.

Khó khăn không làm người nghệ nhân mất đi tình yêu với con rối

Những con rối do bác Phi làm ra hoàn toàn là thủ công, thế nên cũng phụ thuộc nhiều vào thời tiết. Đặc biệt là giá trị kinh tế của con rối không cao, cũng vì thế mà người dân trong làng chẳng ai còn thiết tha gì với con rối. Bác Phi cũng đã từng có một thời gian đi bán buôn thêm nài chợ để có thể tiếp tục sống với đam mê của mình.

Bác chia sẻ:’ Tôi cũng không đành lòng nhìn những con rối bị bỏ quên và mọi người không quan tâm đến cái nghề này nữa’. Vì thế mà bác đã kêu gọi sự hỗ trợ của phường xã và đào tạo thế hệ trẻ kế nghiệp mình. Từ đây, cứ tối mỗi cuối tuần , mọi người trong làng cả già lẫn trẻ lại kéo nhau đến phường để xem những con rối chở theo đam mê nhảy múa.

7d76bcc3e_anh_5.jpg
Mọi người thưởng thức múa rối tại phường múa Đào Thục

Càng ngày thì chính quyền địa phương lại càng quan tâm hơn đến công việc của Bác. Năm vừa qua, đã có hơn 10 tỉ đồng hỗ trợ cho làng nghề cổ này từ chính quyền nhà nước. 

Lượng khách đến tham quan, du lịch ngày càng đông hơn. Họ cũng đã đặt hàng bác Phi rất nhiều con rối làm quà kỉ niệm khi trở về, nguồn thu nhập của Bác cũng được cải thiện lên nhiều.

Tiếng đục đẽo những con rối nước ở làng Đào Thục bao giờ tắt thì không ai biết, chỉ biết rằng nếu nó thôi vang thì nghề làm con rối nước cũng sẽ chết. Liệu những thế hệ sau này có biết đã từng có một nghệ thuật làm con rối nước thủ công như thế ? Và bao giờ ở Đào Thục mới có một bác Phi thứ hai?

Khánh Nguyễn

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Khóa II Khoa Báo chí: Hành trình 50 năm hội ngộ và tri ân

Khóa II Khoa Báo chí: Hành trình 50 năm hội ngộ và tri ân

Tin nổi bật3 tuần trước

(Sóng trẻ) - Nhân kỷ niệm 50 năm ngày tựu trường của cựu sinh viên báo chí (1975 - 2025), ngày 15/3, Ban liên lạc khóa II khoa Báo chí tổ chức buổi gặp mặt thân mật tại tầng 10, tòa nhà A1, Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

Người dân cả nước hân hoan đón Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025

Người dân cả nước hân hoan đón Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025

Tin nổi bật2 tháng trước

(Sóng trẻ) - Thời khắc chuyển giao sang năm mới Ất Tỵ 2025, không khí hân hoan bao trùm nhiều tỉnh thành trên cả nước. Hàng triệu người dân từ Bắc vào Nam hòa mình vào màn pháo hoa rực rỡ, các chương trình nghệ thuật đặc sắc cùng nhiều hoạt động văn hóa.

Mời độc giả tham dự Tọa đàm trực tuyến "Đi và viết khi ta còn trẻ"

Mời độc giả tham dự Tọa đàm trực tuyến "Đi và viết khi ta còn trẻ"

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - 14h30 ngày 05/12/2024, Trang tin điện tử Sóng trẻ sẽ tổ chức Tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Đi và viết khi ta còn trẻ”.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN