Người phụ nữ lao khổ ở chợ Long Biê

(Sóng trẻ) Chân cầu Long Biên là nơi ở của hàng trăm lao động nữ làm nghề cửu vạn. Cuộc sống mưu sinh khiến những "bóng hồng" bé nhỏ phải oằn mình như nhiều người đàn ông to khỏe khác. Cô Liên là một người phụ nữ tội nghiệp “điển hình” trong số đó.

Nữ cửu vạn kỳ cựu cao 1m42

Cô Liên (52 tuổi, quê ở Tam Đảo, Vĩnh Phúc ),  cao 1m42 và chỉ nặng hơn 40kg. Cô trông nhỏ bé, tội nghiệp giữa đám đông những người lao động trẻ khỏe, cao lớn. Cô làm nghề bốc thuê, gánh  mướn ở chợ Long Biên từ năm 1998. 15 năm lăn lộn ở đất Hà Thành, cô Liên đã trải qua rất nhiều những năm tháng cực nhọc ở quê người. 
 
cad443ea8_resized_anh1_2.jpg
Cô Liên nhỏ bé giữa đám đông những người lao động nữ

Công việc của cô bắt đầu từ 1, 2h đến 8h sáng. Ngày nào có nhiều người thuê nhất thì cô được khoảng 200 nghìn, ngày ít nhất thì cũng được 100 nghìn. Cô chia sẻ: “Những ngày tuần thì càng có nhiều người thuê. Đa phần thì những người thuê cô vác đều là người dễ tính thôi, lâu lâu mới gặp phải mấy người khó tính”. Mỗi lần vác 60kg hàng cô được trả 15-20 nghìn. Khoảng 20-30 kg hàng thì được 7-10 nghìn, thậm chí 5 nghìn; tùy theo lòng tốt của người thuê. Thường thì cô gánh hàng từ chợ ra đến đường lớn dài khoảng 500m. 

cad443ea8_resized_anh2.jpg
Cô Liên với gánh nặng trên lưng

Theo như cô Liên thì chồng cô cũng đã từng ở Hà Nội gánh hàng thuê nhưng không chịu được vì bệnh tật ốm đau suốt, nên chỉ có thể về quê làm ruộng. Cô lại lên thay chồng. Gia đình cô Liên có 4 người con, 2 người đã có gia đình và bây giờ cô chú đang nuôi 2 con học cấp 3. Năm 1998, cuộc sống của người nhà quê, quanh năm trông chờ vào mảnh ruộng, năm nào mất mùa lại đói kém đưa đẩy khiến cô phải xa đứa con chưa đầy 2 năm tuổi để khăn gói mưu sinh. Mọi người tản đi các phố lớn để kiếm kế sinh nhai. Có lần vì mùa màng thất bát mà vợ chồng cô phải nhịn ăn hàng tuần trời để nhường cơm cho con nhỏ.

Làm nặng, ăn “ nhẹ”

Suốt hơn 8 tiếng buổi sáng làm việc cực nhọc nhưng cô Liên cũng như nhiều người phụ nữ khác làm nghề cửu vạn đều phải bấm bụng nhịn đói. “Lúc đầu cũng thấy đói, thấy mệt nhưng làm liên tục nên cũng chả nhớ đến cái bụng rỗng nữa, dần rồi cũng quen”- nữ cửu vạn kỳ cựu này chia sẻ.

cad443ea8_resized_anh_3.jpg
Phòng trọ tuềnh toàng của chị em cô Liên 

Xóm trọ nghèo nàn, rách rưới và tạm bợ nằm khuất dưới chân cầu Long Biên là nơi chứng kiến những sinh hoạt thường ngày của những người như cô Liên. Đa phần những người trong xóm trọ của cô Liên đều là nữ và đều quê ở Vĩnh Phúc. Ở trọ với giá 13 nghìn/ 1 ngày, phòng trọ cô Liên và người em chồng như một căn hộ bỏ hoang. “Ngày nắng còn đỡ chứ ngày mưa thì dột tứ bề”- cô Hòa, em chồng cô Liên chia sẻ. 

Một cái bồn đi vệ sinh nằm ở góc nhà đen ngòm vì chẳng bao giờ được cọ rửa, vài bốn tấm ván kê cẩu thả làm nơi ngả lưng. Hai cái bếp tập thể, một cái có bạt che, một cái nài trời nằm ngang nhiên giữa bãi rác đồ sộ đang bốc mùi hôi thối nồng nặc.    

cad443ea8_resized_anh4.jpg
Bếp tập thể gần bãi rác đang bốc mùi hôi thối    

Bữa cơm của chị em cô Liên chỉ vọn vẹn tí rau, miếng cá, mà theo cô có giá 10 nghìn/ 1 người. Họ chỉ ăn 2 bữa trong 1 ngày. Những lúc ốm đau, cô Liên về quê tạm nghỉ để thuốc thang, khỏe lại lên làm. Cô Liên cười, nói: “Ốm lại được nghỉ ngơi thoải mái. Khỏe mạnh được thì làm còn có tiền để ra chứ ốm đau chỉ có về quê, tiền đâu mà trả tiền ăn, tiền trọ".

Ngày 20/10 sắp đến, cô Liên chia sẻ : “Dù biết là ngày Phụ nữ Việt Nam nhưng cô cũng phải đi làm thôi. Không làm lấy gì mà ăn. Ngày này với các cô có cũng như không thôi”.

Chí An - Báo In K31 A1

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN