Người thầy phải là thuyền trưởng

(Sóng Trẻ) - Phương pháp dạy học bằng bản đồ tư duy (BĐTD) được xem là cách dạy sáng tạo và gây hứng thú cho cả người dạy và người học, nhất là với những môn “khó nhằn” và dễ “ngán” như Lịch sử. Bởi vậy, gần đây nhiều trường đã áp dụng phương pháp này nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập.

Sóng trẻ đã có một cuộc trao đổi với thầy Lê Tùng (giáo viên môn Lịch sử, Tổng phụ trách đội trường THCS Nam Trung Yên) về phương pháp dạy học  này.

PV: Xin thầy cho biết, phương pháp dạy học bằng bản đồ tư duy có gì khác biệt với phương pháp dạy học truyền thống (thầy đọc  – trò chép)?


Sau một vài tháng áp dụng phương pháp mới, về cơ bản tôi thấy bản đồ tư duy có một số điểm khác biệt với cách dạy trước đây. Đặc biệt đối với môn Lịch sử, tôi thấy rằng kiến thức được cô đọng, không rườm rà, Phương pháp này giúp cho học sinh tìm hiểu rất tổng quan, không phải nhớ một cách máy móc về các sự kiện. Qua bản đồ tư duy,  học sinh có thể từ nguyên nhân mà đưa ra được diễn biến, ý nghĩa và hậu quả của vấn đề.

Thứ hai là BĐTD phát huy được năng lực tư duy và sáng tạo của học sinh. Nếu như cách học cũ, giáo viên chỉ đưa ra các sự kiện để học sinh nắm được và hiểu, thì cách học mới, học sinh phải tự vận dụng khả năng tư duy của mình để dẫn giải và tổng hợp lại kiến thức. Tóm lại đây là một phương pháp giúp học sinh có thể phát huy khả năng tư duy của chính mình.

1345a17f3_st2.1.png
Thầy Lê Tùng - giáo viên kiêm Tổng phụ trách Đội trường THCS Nam Trung Yên

PV: Khi áp dụng phương pháp này thầy có gặp những khó khăn gì không?

Tất nhiên là có nhiều khó khăn, vì phương pháp truyền thống đã đi theo ngành giáo dục nước ta hàng chục năm nay. Cho nên khi áp dụng phương pháp mới này, giáo viên phải có một khối lượng kiến thức tổng hợp và khả năng tư duy nhạy bén, như một người thuyền trưởng định hướng cho học sinh. Nếu giáo viên không biết cách định hướng thì học sinh sẽ đi sai con đường, mà trong giáo dục sai lệch là một điều tối kị. Vì vậy giáo viên buộc phải  không ngừng trau dồi kiến thức.

Ở trường Nam Trung Yên, phương pháp này được áp dụng tùy thuộc vào từng đối tượng học sinh.  Ví dụ như những lớp chọn, học sinh có tư duy tốt thì làm việc rất hiệu quả. Nhưng đối với những lớp thường thì giáo viên rất khó khăn trong việc giúp học sinh hình dung, tích lũy, tổng hợp kiến thức trong bài bằng phương pháp mới.

PV: Theo thầy, việc áp dụng phương pháp mới này mang lại những hiệu quả gì cho người dạy và  người học?   

Phương pháp này rất dễ nhớ. Ví dụ như môn Lịch sử, có nhiều sự kiện chồng chéo lên nhau. Giáo viên áp dụng bản đồ tư duy vào tiết luyện tập, ôn tập chương. Học sinh có thể tổng hợp lại một cách cô đọng và nhớ rất đơn giản. Từ kiến thức khung như vậy, học sinh có thể suy luận ra được những vấn đề mấu chốt. Thêm vào đó, với bản đồ tư duy học sinh có thể thuộc bài ngay tại lớp, nhớ nhanh, nhớ sâu, nhớ lâu và nhớ chính xác những nội dung bài học.

Phương pháp BĐTD giúp các em không thấy nhàm chán vì bài học dài dòng, trái lại các em luôn sôi nổi, hào hứng từ đầu đến cuối tiết học. Phương pháp này đặc biệt có ích trong việc củng cố kiến thức và rèn luyện, phát triển tư duy lôgíc cho học sinh. Với chủ trương giảm tải chương trình, phương pháp bản đồ tư duy giúp thầy và trò không bị mất thời gian vào các chi tiết vụn vặn và trùng lặp mà tập trung thảo luận sâu và phát triển vấn đề cốt lõi của bài.

Nhờ áp dụng phương pháp mới này mà các em tỏ ra hứng thú hơn với môn học. Các em không còn cho rằng Lịch sử là một môn học có quá nhiều các con số khô khan như trước kia. Tôi nghĩ đó là một sự chuyển biến tích cực.

PV: Là một tổng phụ trách đội của nhà trường, thầy có áp dụng phương pháp bản đồ tư duy đối với các công tác Đội của mình không, thưa thầy?

Tôi đang áp dụng. Qua việc sử dụng bản đồ tư duy, tôi dễ dàng truyền thụ được thông tin đối với người khác thay vì những bản báo cáo, hay bản tổng kết dày hàng chục trang. Nhờ phương pháp này mà nội dung các hoạt động trở nên hết sức súc tích, dễ hình dung. Mọi công việc đều được bao quát và thống nhất một cách  khoa học, dễ hiểu hơn.

PV: Theo thầy, có nên áp dụng rộng rãi phương pháp học bằng bản đồ tư duy hay không? Nếu có thì nên áp dụng như thế nào để có hiệu quả tối đa?

Thực sự đây là một phương pháp nên áp dụng rộng rãi. Cách sử dụng cũng rất đơn giản. Chỉ cần phấn và bảng, hay giấy bút, thậm chí học sinh ngồi ở sân trường cũng có thể học được bằng cách dùng gạch vẽ xuống sân chơi.


Có thể nói, để phương pháp này phát huy được tối đa tác dụng thì người thầy phải đóng vai trò rất quan trọng trong việc định hướng tư duy và tùy từng đối tượng khác nhau để thay đổi cách truyền thụ hợp lý.

Đỗ Thị Thu Trang (học sinh lớp 6) cho biết: “ Vừa vào trường chúng em đã được tiếp xúc với phương pháp học mới này, em thấy rất thích vì không khí các tiết học rất sôi nổi, bài giảng của thầy cô sinh động và dễ hiểu. Em không phải tốn quá nhiều thời gian để học thuộc bài cũ ở nhà, những lúc rảnh rỗi em thư giãn và làm bài tập các môn khác. “

1345144b4_st2.2.png

Bạn Đỗ Thị Thu Trang - học sinh lớp 6 trường THCS Nam Trung Yên


Nguyễn Minh Sơn (học sinh lớp 9) hào hứng: “BĐTD giúp tự em lập dàn ý nhớ toàn bộ cốt lõi bài học mà không cần học thuộc vẹt. Đối với các giờ học môn xã hội như Văn, Lịch sử với em bây giờ không còn là “ác mộng” nữa vì chỉ cần học theo bản đồ là nắm được cả bài mà vẫn không sót ý. Em cũng cảm thấy không “buồn ngủ” trong giờ như trước đây.”

“Học bằng bản đồ giúp em tư duy logic hơn và đào sâu được lượng kiến thức lớn. Các công thức Toán học, Vật Lý hay các bài học Lịch sử dài 5- 6 trang đều được chúng em thiết kế thành những bản đồ sinh động, đủ màu sắc nên chỉ cần nhìn vào đã muốn học rồi. Cách học này rất hay và thú vị!” – Em Nguyễn Hà Thủy (học sinh lớp 9) chia sẻ.

Trái với ý kiến trên, một số học sinh cho rằng học bằng bản đồ cần có thêm thời gian để làm quen vì rất khó khăn để bắt đầu.

Nguyễn Lê Sơn (học sinh lớp 9) bày tỏ: “Các lớp dưới em đều học theo phương pháp cũ (thầy giảng- trò ghi) nên quen rồi, giờ làm quen cách học mới này em thấy rất khó hiểu, nhất là em không có khiếu hội họa nên vẽ bản đồ nhằng nhịt càng làm kiến thức em tổng hợp trở nên khó hiểu. Em cũng tự nhận thấy mình tư duy chậm hơn các bạn khác nên khi thay đổi cách học rất vất vả.”

Mai Quỳnh Trang (học sinh lớp 7) cho rằng: “Có thể vì cách học bằng bản đồ rất dễ hiểu và nhớ lâu nên các bạn học khá đều học rất nhanh, rất đều các môn nên em không thể theo kịp. Thời gian đầu học bằng bản đồ em thấy hoang mang vì khi mình chưa kịp hiểu ra vấn đề thì các bạn đã làm xong hết ví dụ cô cho rồi.”


Thu Thảo, Phương Thảo, Linh Chi, Lan Nga, Đỗ Bài
Lớp Báo mạng điện tử K.28
Học viện Báo chí và Tuyên truyền

 


Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Tin nổi bật2 tháng trước

(Sóng trẻ) - Sáng 17/3/2024, tại TP Hồ Chí Minh, Hội Báo toàn quốc 2024 với chủ đề “Báo chí Việt Nam - Tiên phong, Đổi mới vì sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhân dân” đã bế mạc trọng thể.

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia dự báo thời tiết trong 10 ngày tới, từ đêm nay 17/12 đến ngày 27/12, cho các khu vực trên cả nước.

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Tin nổi bật7 tháng trước

(Sóng trẻ) - Như thường lệ, thời điểm tháng 9 sẽ là lúc Apple - một tập đoàn công nghệ về ngành công nghệ thông tin lớn bậc nhất thế giới cho “trình làng” các sản phẩm mới nhất. Vào ngày 13/9, Apple đã cho ra mắt iPhone 15.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN