Đổi mới công tác quản lý học sinh, sinh viê

alt

(Sóng Trẻ) - Hiện nay công tác phối hợp trong quản lý học sinh, sinh viên giữa gia đình, nhà trường và xã hội đang còn nhiều bất cập, thiếu chặt chẽ. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến nhiều vụ vi phạm pháp luật, vi phạm các tệ nạn xã hội ở lứa tuổi thanh, thiếu niên.

Một sáng chủ nhật, tôi tới thăm người bác bên nại (ở quận Cầu Giấy, Hà Nội), vừa gặp, bác đã than phiền chuyện cậu con trai đầu, mới vào học đại học năm thứ nhất nhưng mải chơi theo chúng bạn nay đã bỏ học.

Điều đáng buồn là hằng ngày, cậu ta vẫn đi học đều đặn, các khoản chi tiêu, đóng góp hằng tháng gia đình vẫn chu cấp đầy đủ. Mải bận công việc, bác tôi không có thời gian kiểm tra con như lúc còn bé, hơn nữa cứ nghĩ lớn rồi nó sẽ biết điều hay, lẽ phải... Kết thúc học kỳ 2, không thấy con báo kết quả học tập, bác tôi gặng hỏi mãi cậu ta chỉ trả lời quanh co. Ai ngờ! Khi bác tôi đến trường gặp Ban Giám hiệu mới hay con mình đã bỏ học từ đầu học kỳ 2, giờ đã bị xóa tên khỏi danh sách sinh viên.

Cũng về chuyện này, người bạn đi cùng tôi chia sẻ: Ở cơ quan anh có 3 chị có con bỏ học đi chơi theo chúng bạn nửa năm trời mà gia đình không biết. Mấy trường hợp bỏ học này chủ yếu là do bố mẹ bận cả ngày với công việc cơ quan, tối về lại lo làm thêm kiếm tiền, không còn thời gian kiểm tra, giám sát con, mọi chuyện học hành đều phó mặc cho nhà trường.

Thời gian qua, có nhiều vụ vi phạm pháp luật nghiêm trọng, vi phạm các tệ nạn xã hội ở lứa tuổi thanh, thiếu niên. Một trong những nguyên nhân sâu xa là do công tác quản lý học sinh, sinh viên còn nhiều bất cập.

Đặc biệt là việc phối hợp quản lý con em giữa gia đình, nhà trường và xã hội chưa thực sự chặt chẽ, thậm chí có lúc còn "thả nổi". Vấn đề cần thiết hiện nay là phải cải tiến, đổi mới công tác quản lý học sinh, sinh viên.

Trong đó, các bậc phụ huynh cần quan tâm, sâu sát, gần gũi con cái trong việc học hành cũng như đời sống sinh hoạt hằng ngày; thường xuyên liên hệ với nhà trường để nắm và quản lý con em mình.

Cùng với đó, nhà trường - mà trực tiếp là giáo viên chủ nhiệm, phụ trách lớp - phải kịp thời thông báo những biểu hiện bất thường của học sinh, sinh viên cho phụ huynh để cùng phối hợp giải quyết. Trên thực tế, việc này ở cấp học phổ thông thì duy trì tương đối chặt chẽ, còn đối với cấp cao đẳng, đại học thì rất lỏng lẻo.

Đối với các tổ chức đoàn thể xã hội, nhất là tổ chức Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên, Đội thiếu niên... cần tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, bổ ích, tạo sân chơi lành mạnh giúp các em xây dựng và hình thành kỹ năng sống đẹp, sống có ích cho xã hội.

Nguyễn Văn Chung
Lớp Báo chí K31B
Học Viện Chính trị

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Mời độc giả tham dự Tọa đàm trực tuyến "Đi và viết khi ta còn trẻ"

Mời độc giả tham dự Tọa đàm trực tuyến "Đi và viết khi ta còn trẻ"

Tin nổi bật2 tuần trước

(Sóng trẻ) - 14h30 ngày 05/12/2024, Trang tin điện tử Sóng trẻ sẽ tổ chức Tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Đi và viết khi ta còn trẻ”.

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật1 tháng trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật1 tháng trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN