Người trẻ "giữ lửa" âm nhạc truyền thống  

(Sóng trẻ) - Đặt tay lên cây đàn Bầu, Lê Thùy Linh gảy từng nốt nhạc. Đó là cách cô gái trẻ thể hiện niềm đam mê với âm nhạc dân gian và truyền cảm hứng cho giới trẻ tìm về cội nguồn.

15 năm thanh xuân học đàn

May mắn được sinh ra trong gia đình có truyền thống nghệ thuật: bố là diễn viên nhà hát, mẹ là giảng viên đàn Tam Thập Lục, Lê Thùy Linh được tiếp xúc với âm nhạc từ sớm. Là người có năng khiếu với bộ môn này, khi mới 9 tuổi, Thùy Linh đã được bố mẹ định hướng theo học tại Nhạc viện Hà Nội (nay là Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam).

“Lúc mới bắt đầu, đã có lúc tôi cảm thấy chán nản. Ngày đó, tôi chỉ thích nhảy múa và ca hát. Trong suy nghĩ non nớt ấy, tôi đã nghĩ rằng ca hát mới là ước mơ của mình. Vì vậy, mỗi lần tập đàn đối với tôi là một ác mộng và tôi đã từng muốn bỏ cuộc”, Thùy Linh tâm sự về những tháng ngày khủng hoảng về việc học và tìm kiếm đam mê. 

Tuy nhiên, theo thời gian, tiếng đàn Bầu dần đi vào tâm trí cô. Từ cô gái sợ nghe đàn và nhạc cổ, Lê Thùy Linh đã đem lòng yêu dòng nhạc truyền thống từ lúc nào không biết. Dần dần, cô trở nên say sưa luyện tập và quyết tâm chinh phục cây Độc Huyền Cầm.

anh-1-co-linh.png
Ngoài giảng dạy, Thùy Linh còn là nhạc công có tiếng tại Hà Nội (Ảnh: NVCC)

“Nghề chọn người là một phần, mặt khác, niềm say mê nghệ thuật đã ăn vào máu, nó ngấm sâu từ bao giờ không hay. Với tôi, âm nhạc truyền thống là Quốc hồn, Quốc túy của quốc gia. Đàn Bầu đại diện cho giọng nói, tiếng nói của người Việt Nam và việc có thể theo đuổi dòng âm nhạc này suốt 1 chặng đường dài là sự may mắn không phải ai cũng có được”, Thùy Linh thẳng thắn bày tỏ lý do tại sao lựa chọn gắn bó với những giá trị cổ truyền.

Năm 2016, cô tốt nghiệp Thạc sĩ Phương pháp giảng dạy chuyên ngành âm nhạc tại Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam. Trong quá trình theo học Cao học, cô gái trẻ 23 tuổi đồng thời giữ vai trò giảng dạy chuyên ngành đàn Bầu tại khoa Âm nhạc truyền thống. 

Lựa chọn cống hiến giữa “cơn sốt” ngành nghề

Tuổi trẻ của Thùy Linh gắn liền với những chuyến lưu diễn ở nước ngoài, mang tiếng đàn đi muôn nơi. Nổi bật nhất, cô là thành viên của Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam và được tham dự hội chợ triển lãm thế giới Expo 2020 (được tổ chức 6 tháng tại Dubai).

anh-2-co-linh.png
Cô gái trẻ đã đặt chân tới hơn 30 quốc gia trên thế giới, quảng bá “đứa con” của mình cho bạn bè khắp năm châu. (Ảnh: NVCC)

Tiếp nối những tấm gương vẻ vang đi trước như NSND Thanh Tâm, NSƯT Bùi Lệ Chi, Lê Thuỳ Linh tiếp tục là người “truyền lửa” cho những thế hệ sau, góp phần bảo tồn và phát huy giá trị của âm nhạc xưa. 

anh-3-co-linh.png
Em Giang Ngô (bên trái), bên cạnh là giảng viên đứng lớp Lê Thuỳ Linh (Ảnh: NVCC) 

Em Giang Ngô - Học viên Trung cấp năm thứ 5 đàn Bầu tâm sự: “Với em, cô Linh là một người rất chăm chỉ và nhiệt tình. Cô là người khiến em trở nên yêu âm nhạc cổ truyền của dân tộc. Hiểu được tầm quan trọng của văn hoá đất nước, em luôn nhắc nhở bản thân chăm chỉ rèn luyện để mai sau có thể dõng dạc nói rằng ‘đàn Bầu là của Việt Nam’ với bạn bè quốc tế”.

anh-4-co-linh.png
Phi Hùng trong một buổi biểu diễn đàn Bầu. (Ảnh: NVCC)

“Cô Linh luôn là người truyền cảm hứng cho em. Không chỉ đơn thuần là dạy chuyên ngành, cô thường tâm sự với em mỗi khi em gặp khó khăn. Điều đó đã giúp em nhận biết và định hướng con đường tương lai dễ dàng hơn. Sự nhiệt tình với nghề ở cô cũng là điều em vô cùng ngưỡng mộ”, Phi Hùng - Học viên Trung cấp năm thứ 5 đàn Bầu bày tỏ.

Thời đại khoa học công nghệ phát triển, truyền thông kỹ thuật số thay đổi từng phút từng giây, Lê Thuỳ Linh là một trong số ít những người trẻ có niềm đam mê theo đuổi Nhạc cụ truyền thống và xem đây là một ngành nghề kiếm sống. Việc lựa chọn này không đơn thuần là sở thích cá nhân mà cô muốn bản thân có thể góp sức vào công cuộc giữ gìn văn hoá dân gian.

anh-5-co-linh.png
Lê Thuỳ Linh và học viên của cô tại Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam. (Ảnh: NVCC)

“Ngành nghề nào cũng cần một cái duyên. Với dòng âm nhạc cổ truyền, nếu bạn có đủ đam mê, hãy mạnh dạn theo đuổi. Luôn cố gắng trau dồi kết hợp giữa kiến thức xã hội và kỹ năng chuyên ngành, tôi tin bạn sẽ có sự nghiệp riêng trên con đường này”, cô gái trẻ gửi lời nhắn nhủ tới các bạn có niềm đam mê với nhạc cụ dân tộc. 

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN