Người ươm mầm những tài năng bóng đá

(Sóng trẻ)-Hôm nào cũng vậy cứ tầm 14-15 giờ chiều, người dân trong thôn Nghiêm Xá, xã Nghiêm Xuyên, huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội lại thấy một ông già cặm cụi chuẩn bị các đồ dùng vật dụng đá bóng nài sân vận động. Chỉ ít phút sau, đám học trò trong làng chạy ùa ra để ông chỉ dạy. Cứ thế công việc huấn luyện bóng đá của ông Dương Khắc Kiểm cũng đã được mấy chục năm nay. 

Khơi dậy phong trào bóng đá ở địa phương

Thôn Nghiêm Xá là mảnh đất thuần nông. Người dân quanh năm chỉ trông chờ vào mấy sào ruộng, đời sống kinh tế còn nhiều khó khăn. Các gia đình tranh thủ những lúc nông nhàn đi làm thuê làm mướn kiếm sống mưu sinh. Chính vì vậy, chẳng ai nghĩ nghĩ đến việc cho con em mình luyện tập thể thao, tham gia đá bóng. Là một người dân trong làng, ông Kiểm thấu hiểu những vất vả nhọc nhằn của người dân quê. Ông ngẫm từ cuộc đời mình mà lại thương những đứa trẻ trong làng. Chúng cũng có những ước mơ, những nhu cầu để được vui chơi giải trí nhưng chỉ vì hoàn cảnh gia đình còn nghèo khó mà không thực hiện được. Bằng tấm lòng yêu thương con trẻ, ông Kiểm tự "phong" cho mình chức huấn luyện viên để truyền dạy bóng đá cho những đứa trẻ nghèo, qua đó khơi dậy phong trào thể dục thể thao tại thôn nhà. 

Huấn luyện viên Kiểm trước vốn là một người lính nhập ngũ tại trường Sĩ quan Hậu cần. Ngay từ khi bước vào bộ đội, chàng trai Khắc Kiểm đã thể hiện rõ là người có năng khiếu bóng đá. Đơn vị sơ tán lên Đa Phúc (Sóc Sơn), tận dụng bãi đất trống tại đầu thôn Xuân Dục, bộ đội sử dụng làm chỗ vui chơi thể thao. Lúc ấy binh nhì Dương Khắc Kiểm chỉ là chiến sĩ vệ binh nhưng với năng khiếu của mình đã được cử làm đội trưởng bóng đá của trường. Sau đó do yêu cầu chiến trường, Khắc Kiểm chuyển về d51, Binh trạm 31, Đoàn 559 lái xe trên những cung đường Trường Sơn. Dù trong điều kiện chiến tranh nhưng Khắc Kiểm vẫn luôn dành tình yêu với trái bóng. 

3a75a5a69_sam_5419.jpg

Ông Dương Khắc Kiểm nhiệt tình huấn luyện bóng đá cho các em thiếu nhi

Năm 1972, ông bị thương xuất ngũ về địa phương. Gia đình khó khăn đứng trước ngưỡng cửa chết đói, ông quyết định ra Hà Nội kiếm kế mưu sinh. Tuy lao động mệt nhọc, công xá chẳng được bao nhiêu nhưng ông vẫn dành dụm chút tiền ít ỏi của mình mua tờ báo Thể thao và Văn hóa để cập nhật tin tức thể thao trong nước và quốc tế. Niềm mong muốn được khơi dậy phong trào thể dục thể thao ở quê nhà cứ lớn dần trong ông. Cho đến năm 1986, ông gặp được bạn là ông  Dương Văn Kình - Chi nhánh trưởng điện huyện Thường Tín từng đá bóng cho đội Thể Công và đề đạt nguyện vọng thành lập một đội bóng. Là người cùng quê và sẵn có niềm yêu với trái bóng nên ông Kình rất ủng hộ đề xuất ông Kiểm. Hàng tuần ông Kiểm lên Hà Nội lao động dành dụm chút tiền công ra phố Hàng Da để mua bóng hơi. Cuối tuần, ông mang trái bóng về quê cho trẻ con trong xóm chơi. Đám trẻ thấy bóng hơi chúng vô cùng thích thú, kéo nhau hò hét vang cả sân hợp tác. Bóng rách, ông tận dụng khâu vá phục vụ bọn trẻ cho đến khi không chơi được nữa ông lại dành tiền mua bóng mới. 

Công việc của ông cứ lặng lẽ như vậy cho mãi đến năm 1993 mới được chính quyền địa phương chú ý. Năm ấy, thôn Nghiêm Xá của ông tổ chức hội làng truyền thống đầu xuân. Ban tổ chức họp bàn phải có cái gì vui vui cho bà con nhân dân xem. Được anh Nguyễn Văn Minh là trưởng thôn gợi ý, ông Kiểm liền đề xuất thành lập đội bóng tham gia thi đấu giải hội làng. Công việc nhanh chóng được triển khai. Ông là người trực tiếp lựa chọn 60 cháu gái tuổi từ 13 đến 25 chia làm hai đội lấy tên là Thanh Xuân và Tuổi Trẻ tham gia luyện tập gấp rút. Do điều kiện địa phương chưa có sân vận động, ông đề nghị nhân dân góp sức san khu vực ruộng bãi làm sân bóng. Công việc được mọi gười ủng hộ nên nhanh chóng hoàn thành. 

Đúng ngày hội làng, trận bóng diễn ra với sự cổ vũ của khoảng 4000 người. Lần đầu tiên một trận đá bóng được diễn ra ngay chính làng quê nhỏ bé của ông. Người xem vì tò mò, người xem vì yêu thích nhưng ai cũng thấy phấn khởi. Trận đấu diễn ra thành công tốt đẹp với tỉ số hòa 1-1. Riêng ông Kiểm thì niềm vui nhân lên gấp bội bởi được sự ủng hộ nhiệt tình của bà con nhân dân. Từ đây các cháu nhỏ ở quê ông đã có một sân chơi đá bóng riêng. Ông thầm nghĩ:"chỉ vì cái nghèo khó mà mọi người không dám nghĩ đến thể thao chứ còn tình yêu với trái bóng thì không lúc nào vơi". Vào thời điểm đó chưa địa phương nào trong tỉnh Hà Tây (cũ) có đội bóng đá nữ. Ấy vậy mà tại làng Nghiêm Xá nhỏ bé này lại có một đội bóng tổ chức thi đấu được. Sau thành công ấy, trung tâm thể thao tỉnh Hà Tây về tìm hiểu và nhận luôn là đội bóng đá nữ của tỉnh. Tiếp đó, đội bóng do ông Kiểm huấn luyện đã được tỉnh Hà Tây chọn đi giao lưu với đội bóng nữ tỉnh Hòa Bình. Năm 1996, đội bóng đại diện cho tỉnh Hà Tây tham gia hội khỏe Phù Đổng đạt giải nhì Miền Bắc. 

3a75a5a69_01112016mthangjpg.jpg

Lớp học của ông Kiểm đã thu hút nhiều em trong địa phương tham gia

Từ đó đến nay phong trào bóng đá của địa phương ông ngày càng phát triển. Mọi người trong làng nài xã thầm cảm ơn ông vì đã đem bóng đã về làng quê và truyền tình yêu bóng đá cho bà con nhân dân. Ngày nào trên sân vận động cũng vang tiếng hò reo, mọi người phấn khởi khi được tham gia luyện tập hoàn toàn…miễn phí. Ông Hoàng Xuân Hữu-Chủ tịch UBND xã Nghiêm Xuyên cho biết: "Có được thành công như ngày hôm nay là nhờ sự đóng góp  không ngừng nghỉ của người cựu chiến binh già hết lòng với quê hương, với những đứa trẻ nhà quê lam lũ. Chính ông Dương Khắc Kiểm là người đã dẫn dắt phong trào thể dục thể thao địa phương đi lên, góp phần đào tạo những tài năng bóng đá cho đất nước".

Lớp học của tình thương

Để gây dựng phong trào thể thao lớn mạnh, ông Kiểm luôn trăn trở làm sao đào tạo những những thế hệ học trò kế cận tiếp nhằm phát triển thể thao và cao hơn là được tham gia các giải đấu của quốc gia, quốc tế. Với suy nghĩ như vậy ông đã đặt trọn niềm tin vào những đứa trẻ nhà quê vốn quen lam lũ từ bé. Được hỏi tại sao ông lại chọn đào tạo các cầu thủ bóng đá nữ. Ông cười vui nói: "Phụ nữ nước mình giỏi lắm vừa đánh giặc vừa đi cày thì làm sao không đá bóng được, cái gì khó cứ kiên trì là sẽ thành công". 

Mới bắt tay vào công việc, ông cũng gặp không ít khó khăn. Vì điều kiện các gia đình còn nghèo khó cần người lao động hơn là đi đá bóng. Thêm vào đó một số người có định kiến: "con gái ai lại đi đá bóng cứ uỳnh uỳnh dãi nắng dầm mưa có mà… ế chồng". Khi ấy, ông phải đến từng nhà vận động các gia đình dành thời gian một tiếng buổi chiều cho các cháu ra sân vận động để ông chỉ dạy. Cứ thế cháu nọ bảo cháu kia dần dần thành đội bóng. Tiếp đến là khó khăn về cơ sở vật chất. Do điều kiện địa phương còn nghèo nên cũng chẳng có kinh phí hỗ trợ. Toàn bộ trang bị luyện tập từ bóng, lưới, cờ, còi đều do ông tự sắm cả. Ngay trong các buổi tập, ông cũng dành tiền mua nước cho các cháu nhỏ uống.

Ban đầu nhiều người không hiểu bảo ông là người "vác tù và hàng tổng". Mặc ai nói ra nói vào, ông vẫn kiên trì huấn luyện cho đám trẻ và coi đó là niềm vui tuổi già. Vợ ông là bà Nguyễn Thị Chiến cũng từng là thanh niên xung phong tâm sự: "cả cuộc đời ông ấy vất vả nhưng khi ở bên nhứng đứa trẻ thấy ông vui và khỏe ra. Vì vậy gia đình cũng yên tâm và động viên để ông có thêm sức khỏe làm việc có ích". Về phần mình, bà Chiến cũng chu tất việc nhà. Cứ chiều chiều, bà lại phụ giúp ông sắp xếp các đồ đạc vào chiếc hòm tôn để ông chở ra sân bóng. 

Chỉ với những vật dụng hết sức giản đơn nhưng lớp học của ông Kiểm lại đạt hiệu quả cao. Có được thành công đó là nhờ vào sự hiểu biết, lòng kiên trì, ý chí quyết tâm cao của thầy và trò. Ông cũng tự trang bị cho mình những kiên thức về chuyên môn. Ông xem trên ti vi, tìm hiểu tài liệu, sách, báo. Rồi ông được Sở văn hóa thể thao Hà Nội cho đi tập huấn. Những kiến thức đó dần được tích lũy trở thành kinh nghiệm quý báu để ông truyền dạy cho học trò. Quá trình luyện tập, ông Kiểm hết sức nghiêm túc. Với những sai sót của các cầu thủ nhí, ông cho dừng luyện tập ngay, chỉ ra khuyết điểm, rút kinh ngiệm xong mới tập tiếp. Ông bảo:"phải có cách dạy riêng chứ cứ dạy như đội tuyển chuyên nghiệp thì khó thành tài, tùy cơ mà ứng biến phù hợp". Bởi nài thời gian luyện tập, các cháu còn phải học văn hóa. Do vậy ai đi học về lúc nào thì ông dạy lúc đó. Nhiều hôm quân số không cố định, ông lại phải sắp xếp lại đội hình, thay đổi chiến thuật đá bóng. 

caf5729ec_4192060_1268860569831553_9063382153321405298_n.jpg

Đội bóng của địa phương do ông Kiểm huấn luyện thi đấu luôn đạt thành tích cao

Đã mấy chục năm gắn bó với lớp học ông chứng kiến biết bao nhiêu buồn vui của đám học trò. Chẳng hạn như cháu Phạm Diệu Linh gia đình gặp hoàn cảnh éo le. Bố mẹ bỏ nhau biệt xứ để lại Linh cho bà nại chăm sóc từ bé. Hàng ngày, Linh phải tự mò cua bắt ốc bán lấy tiền ăn học. Thương cháu bà Phạm Thị Tuyết đến nhờ ông Kiểm cho Linh tham gia lớp học với ước muốn sau này được đi thi đấu sẽ thoát cảnh chết đói. Nhìn đứa bé gày còm bẩn thỉu, ông Kiểm thương rớt nước mắt.  Ông nhận vào lớp học mà không đòi hỏi bất cứ một điều gì. Hàng ngày sau giờ luyện tập, ông còn đưa Linh về nhà cho ăn uống đầy đủ. Nhờ công thầy mà Phạm Diệu Linh giờ cũng đã được tham gia vào đội tuyển bóng đá Hà Nội có tiền trợ cấp gửi về cho bà.

Từ lớp học của ông đã có nhiều cô bé nhà quê trở thành cầu thủ tài danh nhiều năm liền tham gia đội tuyển bóng đá nữ quốc gia như Dương Khánh Ly, Nguyễn Thị Thành, Nguyễn Thị Nga, Nguyễn Kiều Diễm…Tiêu biểu trong số học trò của ông có thủ môn Đỗ Thu Trang. Năm 2005, Thu Trang nhận danh hiệu thủ môn xuất sắc nhất toàn quốc. Giờ mỗi lần gặp lại cô học trò Thu Trang ông không quên được những ngày tháng cơ cực. Ngày ấy bố mẹ bỏ nhau, Trang ở với ông bà nội. Chiều chiều, Trang vừa đi cắt rau cho lợn vừa nghé vào xem đá bóng, rồi lân la xin ông vào học. Nhiều hôm đá bóng về sợ ông bà mắng  nên phải đợi khô quần áo mới dám cắp rau vào nhà. Nhờ công rèn cặp của thầy Kiểm mà Thu Trang dần trưởng thành và đã bước lên đấu trường quốc tế. Thu Trang từng tham gia Seagame 

Tính ra đến nay ông đã truyền dạy được khoảng 250 học trò trong đó có khoảng 50 học trò tiêu biểu tham gia đội tuyển quốc gia và thành phố Hà Nội. Hiện tại ông vẫn mở lớp truyền dạy miễn phí cho các cháu nhỏ ở khắp các xã của huyện Thường Tín. Những cháu có năng khiếu, kết quả học tập tốt và có nguyện vọng đi theo đá bóng chuyên nghiệp thì ông chuyển lên đầu quân cho đội hình Hà Nội 1 (đội tuyển) và Hà Nội 2 (đội trẻ) để có điều kiện phát triển.

Bước sang tuổi 71, ông vẫn miệt mài truyền dạy không chỉ kiến thức bóng đá mà còn cả kinh nghiệm sống. Ấy là nghị lực vượt qua những khó khăn vươn lên trong cuộc sống. Ông vẫn lấy những tấm gương của các học trò thành đạt đi trước làm bài học răn dạy lớp thế hệ đi sau. Chính vì vậy, đám học trò coi lớp học như là ngôi nhà thứ hai, còn ông Kiểm là người, thầy người ông vô cùng kính trọng của mình. Ghi nhớ công ơn dạy dỗ, nhiều cầu thủ thành danh thường xuyên về thăm thầy và hỗ trợ cho lớp đàn em. Còn người dân thôn Nghiêm Xá thì vẫn coi lớp học tình thương của ông Kiểm là nơi cứu vớt nâng đỡ những những đứa trẻ nghèo vươn lên thành đạt. Về phần mình dù nhận được nhiêu bằng khen, giấy chứng nhận người tốt việc tốt nhưng ông vẫn luôn khiêm tốn mà nói rằng:"yêu nước phải thể hiện bằng hành động cụ thể. Dù việc lớn hay nhỏ nếu có ích cho quê hương đất nước thì khó khăn mấy tôi cũng quyết tâm làm".

Công việc của ông cứ thầm lặng nơi thôn vắng nhưng từ đây những lớp học trò đã ra đời và đem vinh quang về cho Tổ quốc. Thành tích ấy có được là nhờ phần công sức truyền dạy của thầy giáo già Dương Khắc Kiểm. Chia tay ông khi trời đã nhá nhem tối, chúng tôi thấy hình ảnh một ông già gò lưng trên chiếc xe đạp đang căm cụi trở về sau một ngày luyện tập vất vả. Nhờ ông mà những tài năng bóng đá cứ lớn dần để rồi làm rạng danh Tổ quốc Việt Nam.

 Vũ Văn Duy
Lớp K37b.bqp
   











Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật5 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật5 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật5 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN