Tăng lương lại tăng lo

(Sóng trẻ) - Theo Nghị định 157/2018 NĐ - CP của Chính phủ quy định, từ ngày 1/1/2019, người lao động làm việc theo hợp đồng lao động trong cả nước được áp dụng mức lương tối thiểu vùng từ 2.920.000 đến 4.180.000 đồng/tháng. Như vậy, mức lương tối thiểu vùng mới cao hơn mức lương trước đây khoảng 160.000 đến 200.000 đồng/tháng. 

Trước đó, ngày 9/11/2018 Quốc hội đã ban hành nghị quyết số 70 về điều chỉnh mức lương cơ sở trong năm 2019 đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang. Theo đó, từ ngày 1/7/2019 mức lương cơ sở sẽ được điều chỉnh tăng từ 1,39 triệu lên 1,49 triệu đồng/tháng (tăng gần 7,2%).

Việc tăng lương tối thiểu và tăng lương cơ sở đối với các diện nêu trên là chủ trương đúng của Đảng, Nhà nước, Chính phủ, thể hiện sự quan tâm đối với người lao động, hưởng lương. Bởi vậy, mỗi đợt tăng lương sẽ luôn nhân được sự quan tâm của không chỉ những người thuộc diện áp dụng mà còn nhận được sự chú ý của toàn xã hội. Từ đó, từng bước góp phần khuyến khích, động viên cán bộ, công chức, viên chức và toàn xã hội tích cực lao động sản xuất, yên tâm gắn bó xây dựng cơ quan, đơn vị ngày một phát triển. Đây cũng là niềm vui, sự vinh dự, tự hào và cũng là trách nhiệm, nghĩa vụ của người hưởng lương trong thực hiện nhiệm vụ chức trách…

Tuy nhiên, có một thực tế là, trước và sau mỗi lần tăng lương, chúng ta lại phải đối mặt với những nỗi lo về việc tăng giá các mặt hàng tiêu dùng. Điều đó, không chỉ gây khó khăn đối với các đối tượng hưởng lương, nhất là đối với cán bộ sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân- viên chức quốc phòng, bởi thu nhập chính của họ chỉ trông chờ vào tiền lương hằng, mà còn tăng thêm áp lực đối với chính phủ trong việc quản lý, điều hành lạm phát. Vì lương tăng nhưng lại không đủ bù tăng giá, dẫn tới chất lượng cuộc sống của người hưởng lương vẫn không được cải thiện, thậm chí còn khó khăn hơn.
Đáng chú ý là, tỷ lệ mức lương tăng không cao, nhưng lại là cái cớ để các doanh nghiệp, các tiểu thương đồng loạt “té nước theo mưa” để tăng giá sau mỗi lần tăng lương. Đặc biệt  là các mặt hàng tiêu dùng liên quan tới việc ăn, mặc, ở, chi phí giá cả về nhiên liệu, phương tiện đi lại, đóng góp bảo hiểm xã hội, chi phí khám- chữa bệnh, viện phí, thuốc men, các loại thuế dịch vụ... cũng đồng loạt tăng theo…. Điều đó sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng cuộc sống của người lao động và tạo áp lực cho công tác quản lý, định hình các chính sách điều hành giá cả của Nhà nước. 

Do đó, việc tăng lương đối với các đối tượng tới đây được dự đoán cũng không mang lại nhiều hiệu quả trong việc cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống của người hưởng lương. Có lẽ, cũng như những lần điều chỉnh lương trước, thì người được hưởng lợi nhiều nhất trong lần tăng lương tới đây sẽ là những tiểu thương, các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh các mặt hàng tiêu dùng và các dịch vụ ăn theo… 

Do vậy, để nâng mức sống của người hưởng lương, tạo động lực thúc đẩy chất lượng làm việc của đội ngũ cán bộ công chức, viên chức trong các tổ chức chính trị, xã hội thực sự vững mạnh, hiệu quả thì Đảng, Nhà nước, Chính phủ phải có đề án tăng lương theo lộ trình cụ thể, tính tới đáp ứng những nhu cầu, nâng cao chất lượng cuộc sống của người hưởng lương. 

Để thực hiện được điều đó, cần phải đẩy nhanh tiến độ thực hiện đề án tinh giảm biên chế trong các cơ quan, đơn vị hành chính, sự nghiệp Nhà nước. Tích cực đẩy mạnh công cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực. Tăng cường nâng cao hiệu quả công tác quán lý, điều hành giá cả. Thực hiện tốt công tác định hướng quy hoạch phát triển các ngành nghề sản xuất, kinh doanh ở các vùng miền, địa phương và tổ chức chặt chẽ công tác phân phối, lưu thông hàng hóa, phục vụ người tiêu dùng. Chú trọng lựa chọn, xây dựng đội ngũ cán bộ công quyền có đủ phẩm chất, năng lực, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ xây dựng, phát triển đất nước trong giai đoạn mới, vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng và văn minh”.
Vũ Viết Dương 
      (Lớp K37b, BQP)

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Mời độc giả tham dự Tọa đàm trực tuyến "Đi và viết khi ta còn trẻ"

Mời độc giả tham dự Tọa đàm trực tuyến "Đi và viết khi ta còn trẻ"

Tin nổi bật5 giờ trước

(Sóng trẻ) - 14h30 ngày 05/12/2024, Trang tin điện tử Sóng trẻ sẽ tổ chức Tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Đi và viết khi ta còn trẻ”.

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật2 tuần trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật2 tuần trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN