Học tập tấm gương Nhà báo Quang Đạm

(Sóng trẻ)-Nghiên cứu cuộc đời và sự nghiệp vẻ vang của nhà báo Quang Đạm, chúng ta rút ra được nhiều bài học quý báu, giá trị và càng thấy rõ thêm trách nhiệm nặng nề cũng như vinh dự to lớn của mình khi được chiến đấu trên mặt trận này. Bài học quý giá, nổi bật mà mỗi người cầm bút cần học ở ông đó là:

Tấm gương tự học, tự đọc, tận tụy với công việc, hết lòng vì độc giả vì sự nghiệp cách mạng của đảng, của dân tộc và luận chiến quyết liệt với kẻ thù.

f1a4833c8_quangdam.jpg
(ảnh tư liệu)

Trên từng cương vị công tác (công tác biên tập, công tác thư ký tòa soạn, công tác giảng dạy). Quang Đạm luôn đi đúng quan điểm, đường lối của Đảng, của cách mạng Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo. Ngay từ ngày đầu làm báo, Nhà báo Quang Đạm đã được nhà báo lỗi lạc - Hồ Chí Minh (người đầu tiên đặt nền móng cho báo chí cách mạng Việt Nam) huấn thị: “Chú phải viết thế nào cho ai cũng hiểu được”. Lời dặn ấy đã đi vào tâm trí, tiềm thức của Quang đạm, khiến ông “nhớ mãi và thường suy nghĩ để làm cho đúng như thế” (Tâm sự của Nhà báo Quang Đạm). Sau đó, từ một người viết báo tường, báo liếp, ông được Tổng bí thư Trường Chinh đề bạt, cất nhắc đi theo nghề báo, rồi tự vận động, tự học, để có một kiến thức uyên thâm và trở thành Tổng thư ký báo Nhân dân. Ông là bình luận viên xuất sắc của tờ báo, nhất là bình luận thời sự chính trị quốc tế và trong nước cùng với các cây bút viết bình luận nổi tiếng của tờ báo như: Quang Lợi, Lê Bá Thuyên, Trần Kiên, Lê Bình. Dần dần ông nổi tiếng, viết hàng loạt bài viết về tư pháp, lý luận chính trị, văn hóa, ngôn ngữ..... Nhà báo, nhà văn Phan Quang, nguyên Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam đã nhận xét về nhà báo Quang Đạm: “Anh Quang Đạm vẫn nhận anh là một người tự học - một người đại tự học; Kiến thức của anh không ngừng được bồi bổ cùng với tháng ngày qua học tập và lao động miệt mài” (Báo Nhà báo Công luận, số 7-1-2000). Hoà bình lập lại, ông lại lao vào học tập, nghiên cứu, nâng cao khả năng nại ngữ, trau dồi thêm vốn kiến thức pháp luật, Hán học, triết học. 

Bên cạnh đó, không chịu ảnh hưởng của những luận điệu sai trái, Quang Đạm cho rằng: Phải có ý thức tấn công quyết liệt với những luận điểm sai trái đó. Tháng 10-1954, về Hà Nội, làm việc ở báo Nhân dân, Quang Đạm đã có một loạt bài trình bày quan điểm của Đảng về “quan hệ giữa chính trị và văn nghệ”, phê phán luận điệu văn nghệ phi chính trị của nhóm nhân văn giai phẩm, được nhân dân và đa số văn nghệ sĩ đồng tình. Văn nghệ phục vụ chính trị, chịu sự lãnh đạo định hướng của Đảng. Đến những năm thập kỷ 60 của thế kỷ trước, chủ nghĩa xét lại xuất hiện, do những quan điểm bất đồng trong phong trào cộng sản quốc tế, nhà báo Quang Đạm được Ban biên tập báo Nhân dân phân công viết một loạt bài đấu tranh chống chủ nghĩa xét lại hiện đại được dư luận quan tâm...

Văn phong sáng tỏ, đảm bảo tính “dân tộc; khoa học và đại chúng” và sự trong sáng của tiếng việt. 

Để có được văn phong sáng sủa, sắc sảo, đặt câu đúng đắn và rõ ràng, lập luận chặt chẽ, đanh thép mang tính chiến đấu cao trong các bài báo, hợp với cách nói và cách nghĩ của đông đảo quần chúng nhân dân và cán bộ hoạt động ở cơ sở. Quang Đạm đã chịu ảnh hưởng rất lớn từ những lời chỉ bảo ân cần của đồng chí Trường Chinh. Hầu như không có bài báo lớn nào của Quang Đạm lại không nhận được sự góp ý chân tình, nghiêm khắc của Tổng Bí thư. Nhất là các bài viết về nghề báo, như: “Con đường báo chí theo Trường Chinh”; “Cải tiến tin tức”; “Một cuộc đời làm báo”...  Đây là những bài tiêu biểu cho văn phong của Đảng trên báo chí, đã giương cao ngọn cờ cách mạng trong báo chí và chính trị Việt Nam... Văn phong của những bài báo đó làm nổi bật những nét đặc sắc của tiếng Việt, làm cho tiếng Việt ngày càng giàu thêm, đẹp thêm, đẩy lùi và xoá bỏ lối viết Hán văn, lai văn phương Tây - văn Pháp. Quang Đạm chia sẻ: “mỗi người viết báo cần cố gắng phát huy trí tuệ tập thể, tranh thủ sự giúp đỡ của các nhà văn, các bạn nghiên cứu ngôn ngữ học... thì nhất định ngành báo chí sẽ góp phần xứng đáng giữ gìn sự trong sáng của tiếng việt và làm cho tiếng việt giàu đẹp thêm”. (Bài viết: Vấn đề giữ gìn sự trong sáng của tiếng việt đối với những người viết báo Việt Nam). Nhà văn Phan Quang đánh giá: Quang Đạm như một cuốn từ điển sống, lối viết chuẩn mực về cú pháp, văn phong đã hình thành trong nếp suy nghĩ và làm việc nghiêm túc của ông (Bài: Quang Đạm - Một nhà báo đầy tài năng, trí tuệ - Phan Quang).

Đi sâu đi sát thực tiễn

Một trong những yêu cầu đầu tiên về lối sống của nhà báo là phải lăn lộn với cuộc sống, hòa mình với quần chúng, sống trong dân, sẵn sàng chịu đựng mọi gian khổ, hy sinh. Không có tư chất đó, không thể nào có những tác phẩm báo chí có giá trị. Đối với Quang đạm cũng vậy, ông vừa nghiên cứu lý luận, ông cũng phải lăn lộn thâm nhập vào thực tế mới có “những bài báo để đời” phục vụ trực tiếp cho cách mạng. Trong kháng chiến chống pháp, có lần đồng chí Trường Chinh đã trực tiếp giao nhiệm vụ cho Quang Đạm viết bài nhằm giải quyết những mâu thuẫn đang ngày càng gay gắt giữa hai ngành Hành chính và Tư pháp. Nhận nhiệm vụ, Quang Đạm ngày đêm nghiên cứu tài liệu, trực tiếp đi cơ sở tiếp thu những phản ánh của cán bộ, công chức, lắng nghe tâm tư nguyện vọng của người dân. Từ những gì thu thập được cộng với vốn tri thức uyên bác về luật, chỉ trong vòng hơn một tháng (từ 15.4 - 19.5.1948), Quang Đạm đã cho đăng liên tiếp hai bài “Tư pháp với nhà nước” và “Tính chất chuyên môn trong tư pháp” sau đó tiếp tục đăng bài “Vài điểm căn bản về tư pháp” trên báo Sự thật. Qua đây, ông đã chỉ ra mối quan hệ khăng khít giưa Tư pháp với chính quyền. Tư pháp là công cụ của chính quyền trong việc thực hiện chế độ dân chủ nhân dân. Chính quyền và tư pháp phải có sự hỗ trợ lẫn nhau để quản lý và thúc đẩy xã hội phát triển. Sau khi những bài báo trên xuất hiện. Chính quyền (mà ở đây chủ yếu là giới hành chính) các cấp cũng như đông đảo quần chúng nhân dân ủng hộ nhiệt liệt. Họ cho rằng, nguyên tắc tập trung dân chủ sẽ tạo nên được sự đồng thuận, thống nhất, phù hợp với thực tế kháng chiến... 

Hết lòng vì sự nghiệp báo chí cách mạng và thế hệ trẻ. 

Người ta biết đến Quang Đạm không chỉ là một nhà báo mà còn là một học giả uyên thâm, một người thầy đáng kính của nhiều thế hệ sinh viên báo chí. Đối với đồng nghiệp và lớp trẻ ông tận tình hướng dẫn, chỉ bảo. Nhiều nhà báo giờ đã nổi tiếng khi nhắc đến ông vẫn gọi là thầy Đạm một cách trân trọng. Sau khi Hòa bình lập lại, Quang Đạm tiếp tục công việc dạy môn Ngôn ngữ báo chí; ông tích cực lên lớp tại trường Tuyên huấn trung ương (nay là Học viện Báo chí - Tuyên truyền). Ông là người đầu tiên bàn đến vấn đề ngôn ngữ báo chí trong bài giảng tại lớp viết báo Huỳnh Thúc Kháng và tiếp tục nghiên cứu vấn đề này trong nhiều năm về sau. Tập bài giảng “Quan điểm báo chí” của ông thực ra là một trong số rất ít giáo trình, tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ báo chí đầu tiên ở nước ta. Nội dung tập tài liệu là một hệ thống những vấn đề lý luận cơ sở của nghiệp vụ báo chí, từ đặc trưng, tính chất của nghề nghiệp, các nguyên tắc cơ bản, các chức năng chủ yếu đến các vấn đề về phương pháp, quy trình sáng tạo một tác phẩm báo chí. Ngay cả khi đã chân yếu, tay run, Quang Đạm vẫn còn say mê với những vấn đề khảo cứu. Nài ra, Ông được mời tới nói chuyện tại nhiều trung tâm khoa học lớn của miền Bắc. Với vốn kiến thức uyên bác của mình, ông được người đương thời đánh giá như một “Cuốn từ điển sống”.

Với bản tính trung thực, giản dị, khiêm tốn, cần mẫn trong công việc, trách nhiệm với cuộc đời, Quang Đạm được nhiều người yêu mến, kính trọng. Ông quan niệm “Cái trường tồn chính là những kinh nghiệm, tri thức được tạo nên nên bởi bàn tay, khối óc, là những gì mình làm được với cái tâm trong sáng để giúp ích cho đời”. Vì thế, ông yêu nghề làm báo, gắn bó với nghề này như một duyên nợ cho đến trọn đời mình. Đến tận những năm cuối đời, mặc dù tuổi cao sức yếu, Quang Đạm vẫn lao vào viết, vẫn đều đặn có bài gửi cho các báo, vẫn gắn bó với cái nghề “đáng yêu, đáng quý này”.

Noi gương tấm gương Quang Đạm, mỗi Nhà báo trong giai đoạn cách mạng hiện nay phải được đào tạo cơ bản về nghiệp vụ báo chí; phải thông thạo những kỹ năng nghề nghiệp thuộc lĩnh vực mình phụ trách. Nài kiến thức chuyên sâu thuộc lĩnh vực phụ trách, nhà báo phải trau dồi, rèn luyện để có kiến thức rộng rãi về các lĩnh vực khác, nhất là kiến thức về kinh tế, văn hóa, pháp luật, để mỗi nhà báo phải “Giỏi một lĩnh vực và làm tốt nhiều lĩnh vực khác”. Nài trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trong thời buổi mở cửa, bùng nổ thông tin và hội nhập quốc tế hiện nay, nhà báo cũng cần có trình độ nại ngữ và trình độ tin học tương ứng. Đây đang là điểm yếu, thậm chí rất yếu mà các nhà báo chúng ta cần ra sức khắc phục nếu không muốn để mình rơi vào tình trạng tụt hậu so với mặt bằng chung của thế giới. Để tương lai nhà báo Việt Nam không chỉ tác nghiệp giỏi trên “sân nhà”, mà còn vươn ra tầm cỡ quốc tế, điều báo chí chúng ta lâu nay vẫn nói là hướng ra “biển lớn”.

Nguyễn Văn Thăng
Lớp 37B. BQP

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
[Infographic] 2 mức quà tặng người có công dịp 27/7 của TP Hà Nội

[Infographic] 2 mức quà tặng người có công dịp 27/7 của TP Hà Nội

Tin nổi bật1 tháng trước

(Sóng trẻ) - Theo quyết định số 590/QĐ-CTN Chủ tịch nước ký ngày 25/6/2024, quà tặng cho người có công với cách mạng nhân dịp kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh-Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2024) được chia thành hai mức 600.000 đồng và 300.000 đồng.

Đoàn giảng viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền thực tế tại cơ quan báo chí, xuất bản Thanh Hoá

Đoàn giảng viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền thực tế tại cơ quan báo chí, xuất bản Thanh Hoá

Tin nổi bật3 tháng trước

(Sóng trẻ) - Hoạt động diễn ra vào ngày 6/6, nhằm tăng cường gắn kết lý luận với thực tiễn, nâng cao chất lượng đào tạo ngành báo chí - truyền thông tại các đơn vị.

Xúc động hàng nghìn người dân nối dài vào viếng Lăng Bác

Xúc động hàng nghìn người dân nối dài vào viếng Lăng Bác

Tin nổi bật3 tháng trước

(Sóng trẻ) - Sáng 19/5, tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội), đồng bào khắp mọi miền Tổ quốc đều hướng về Lăng Bác dịp kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1980 - 19/5/2024). Trong tim mỗi người dân đều mang một cảm xúc bồi hồi khó tả.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN