Nhà báo Đỗ Doãn Hoàng: “Đề tài hay là đề tài xuất phát từ những vấn đề thời đại”

(Sóng trẻ) - Tham dự buổi tập huấn kĩ năng báo chí về chủ đề bảo vệ động vật hoang dã, nhà báo Đỗ Doãn Hoàng đã có những chia sẻ thiết thực về các kĩ năng của người làm báo trong xã hội hiện đại. Cạnh đó, nhà báo cũng chia sẻ những câu chuyện của bản thân với mong muốn truyền đi nguồn cảm hứng cho thế hệ nhà báo tương lai. 

Nhà báo Đỗ Doãn Hoàng là cái tên nổi tiếng trong mảng báo chí điều tra ở Việt Nam. Anh từng thực hiện hàng loạt phóng sự điều tra lớn và nhiều lần đạt giải Báo chí quốc gia cùng các giải thưởng danh dự khác. Với những kinh nghiệm quý giá trong quá trình tác nghiệp của mình, nhà báo đến từ xứ hai vua đã mang đến những chia sẻ thiết thực và bổ ích cho sinh viên báo chí. 

92bdfa339_nha_bao_do_doan_hoang.jpg
                         Nhà báo Đỗ Doãn Hoàng hiện đang công tác tại báo Lao động (Ảnh: Internet)

PV: Thưa nhà báo, với một người chuyên viết phóng sự điều tra như anh, làm thế nào để vượt qua những nỗi sợ hãi để dẫn thân vào các vấn đề nóng của xã hội?

NB ĐDH: Điều quan trọng nhất khi viết phóng sự điều tra là xác định được việc mình đang làm là việc tử tế. Khi làm việc tử tế, bản thân sẽ có 3 cái “được”. Thứ nhất là được công chúng, dân chúng bảo vệ, thứ 2 là được cơ quan bảo vệ và thứ 3 là được pháp luật bảo vệ. Trên thực tế, số nhà báo làm tốt, làm đúng bị trả thù ít hơn rất nhiều so với những nhà báo làm bậy, chơi xấu bị hành hung. Với một người làm phóng sự điều tra, việc hạ bệ ai, đánh đổ ai không bao giờ xuất phát từ lí do cá nhân, không phải vì tôi ghét họ mà tôi tố cáo họ, không phải vì giành nhau một địa vị mà tôi hạ bệ họ, tôi chỉ làm vậy khi người đó sai, người đó có lỗi. Tôi quan niệm rằng, việc ai đó mất chức, ai đó đi tù vì, nếu tôi không phải do tôi điều tra cũng sẽ do người khác điều tra, chỉ cần làm sai đều phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. 

PV: Bản thân nhà báo cũng từng bị đối tượng xấu hành hung. Điều này có ảnh hưởng gì đến sự nghiệp cầm bút của anh không?

NB ĐDH: Thực sự sau lần bị hành hung vừa rồi, tôi đã trăn trở rất nhiều, tôi bạc đầu, suy sụp, những tác phẩm của tôi không còn đanh thép như trước kia nữa. Thời điểm đó, tôi chịu nhiều sức ép, sức ép từ xã hội, sức ép từ đồng nghiệp,...Mọi thứ trong cuộc sống đều phải cẩn trọng hơn rất nhiều: lịch sinh hoạt bị giới nghiêm,  đề phòng đường đi lối lại, đề phòng số điện thoại lạ, cảnh giác với mạng xã hội, phải suy nghĩ xem có nên đưa ảnh vợ con lên facebook cá nhân hay không, nên dùng số điện thoại nào để liên lạc,.. Tuy nhiên, tôi vẫn luôn cố gắng để làm việc tử tế. 

PV: Theo nhà báo, sinh viên báo chí nên làm thế nào để trở thành nhà báo tốt?

NB ĐDH: Có những nguyên tắc rất quan trọng để trở thành một nhà báo: thứ nhất là niềm đam mê nghề nghiệp và bản lĩnh nghề nghiệp, thứ hai là tính chuyên nghiệp, thứ ba là khả năng truy đuổi vấn đề, thứ tư là tinh thần cầu tiến, ham học hỏi. 
Đối với nghiệp cầm bút, niềm đam mê và bản lĩnh nghề nghiệp là điều quan trọng nhất. Một người non kém về chuyên môn nhưng có lòng đam mê, nhiệt huyết với nghề còn đáng quý hơn một người có trình độ nhưng hời hợt, không có bản lĩnh. Bởi lẽ, những gì còn khiếm khuyết hoàn toàn có thể lấp đầy theo thời gian nại trừ tình yêu và niềm say mê. 
Tính chuyên nghiệp thể hiện trong mọi hành động, mọi cử chỉ, tác phong của nhà báo. Từ việc viết lách, tìm hiểu kĩ nhân vật, việc suy đoán tình huống đến kĩ năng sử dụng các thiết bị kĩ thuât,…tất cả đều phải chuyên nghiệp và đảm bảo tính chính xác gần như tuyệt đối.
Truy đuổi vấn đề hay có thể nói là việc giám sát câu chuyện.  
Ví dụ trong những chuyến vào rừng để tác nghiệp của tôi, tôi phải tính toán mọi thứ, tôi tính đến việc 10 ngày phải sử dụng thẻ nhớ bao nhiêu Gb, dùng điện thoại, máy ảnh sao cho đủ pin, dùng la bàn ra sao, liệu khu rừng đó có cướp hay không, nếu có thì chúng có vũ trang không, các loại động vật ở đó như thế nào,… Mọi việc tính toán cần được thực hiện cẩn trọng và khoa học nhất có thể. 

92bdfa339_1477934623856_57416.jpg
                        Nhà báo Đỗ Doãn Hoàng chia sẻ kinh nghiệm bổ ích về quá trình tác nghiệp 

PV: Làm thế nào để có những đề tài hay thưa nhà báo?

NB ĐDH: Đề tài hay là đề tài xuất phát từ những vấn đề thời đại. Hãy đi ra cuộc sống, tiếp xúc với cuộc sống để tìm kiếm đề tài. Đừng ngồi một chỗ, lướt facebook và ngụy biện cho mình là “đang tìm đề tài”. Đề tài hay là đề tài mới mẻ, có tính phát hiện. Những thứ bạn tìm được trên mạng xã hội thì bất cứ ai cũng có thể tìm được, Một nhà báo giỏi không được cho phép mình làm dùng những đề tài như thế. 

PV: Phải làm thế nào khi đi phỏng vấn mà nhân vật không hợp tác?

NB ĐDH: Có 4 nguyên tắc khi phỏng vấn nhân vật. Thứ nhất là danh chính ngôn thuận, thứ hai là nắm chắc, nắm kĩ thông tin về vấn đề và nhân vật, thứ ba là nắm  bắt được tâm lí, trạng thái của đối phương, thứ  tư là sự khôn khéo, tinh ranh và sắc sảo khi nói chuyện và khai thác nhân vật. 

Pv: Phụ nữ tham gia vào hoạt động báo chí thường gặp rất nhiều khó khăn, nhà báo có suy nghĩ gì về điều này?

NB ĐDH: Phụ nữ làm báo thiệt thòi nhưng phụ nữ không làm báo cũng thiệt thòi. Về phần thiệt thòi và khó khăn, có thể thấy những vấn đề về sức khỏe, vấn đề sinh đẻ, hay chồng con,… cản trở phụ nữ rất nhiều. Tuy nhiên, khi làm báo, phụ nữ cũng có nhiều thế mạnh như: chăm chỉ, sự dịu dàng, khả năng thuyết phục nhân vật. Tôi cho rằng, thế mạnh của phụ nữ không gì có thể thay thế được. 

                                                                                                                                       Thủy Tiên, Thúy Nga 

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Tin nổi bật1 tháng trước

(Sóng trẻ) - Sáng 17/3/2024, tại TP Hồ Chí Minh, Hội Báo toàn quốc 2024 với chủ đề “Báo chí Việt Nam - Tiên phong, Đổi mới vì sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhân dân” đã bế mạc trọng thể.

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia dự báo thời tiết trong 10 ngày tới, từ đêm nay 17/12 đến ngày 27/12, cho các khu vực trên cả nước.

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Tin nổi bật7 tháng trước

(Sóng trẻ) - Như thường lệ, thời điểm tháng 9 sẽ là lúc Apple - một tập đoàn công nghệ về ngành công nghệ thông tin lớn bậc nhất thế giới cho “trình làng” các sản phẩm mới nhất. Vào ngày 13/9, Apple đã cho ra mắt iPhone 15.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN