Nhà báo thể thao ở Việt Nam: nghề nghiệp và trách nhiệm
(Sóng Trẻ) - Hiện nay, điểm sơ qua cũng có vài chục tờ báo, trang web của nước ta chuyên viết về thể thao như: Báo bóng đá, thể thao 24h, thể thao văn hoá, bongdaso.com, bongda.com,… đấy là chưa kể đến việc nhiều báo tổng hợp cũng dành riêng một chuyên mục cho lĩnh vực này. Vì thế số lượng người viết về thể thao quả thực không nhỏ. Tuy nhiên lượng liệu có đi đôi với chất?
Ở Việt Nam, bóng đá là môn thể thao số 1 và đương nhiên nó dành được sự quan tâm nhiều nhất và đồng thời là nội dung trọng tâm được đề cập trong các báo thể thao. Trên nhiều diễn đàn của cư dân mạng, đã và đang có không ít bài viết về bóng đá được đem ra mổ xẻ, hầu hết đều là những bài viết không được lòng độc giả - những người hâm mộ thể thao. Chuyên môn nghiệp vụ, kiến thức thể thao và cả đạo đức nhà báo là những vấn đề thường được đề cập đến.
Chuyên môn nghiệp vụ
Rất ít người được đào tạo một cách bài bản, phần đông trong số họ là nhờ vào việc làm cộng tác viên, hâm mộ thể thao và có khả năng viết lách nên nhanh chóng được cất nhắc lên làm phóng viên thể thao, điều đó dẫn tới sự thật là có một lượng khá lớn phóng viên không đáp ứng được yêu cầu về chuyên môn. Xuất hiện khá nhiều bài viết dù đã qua biên tập nhưng cũng không tránh khỏi việc mắc lỗi.
Mới đây, trong một bài báo trên trang điện tử của một cơ quan thể thao có câu:
“Nhưng như cả ngàn lần sự trớ trêu của trái bóng tròn đã chứng minh, bất ngờ luôn tồn tại trong môn túc cầu giáo”.
Thực tế làm gì có môn nào gọi là “túc cầu giáo”, đó chỉ là tên gọi vui dành cho cộng đồng hâm mộ trái bóng tròn, họ ví trái bóng như vật linh thiêng của một tôn giáo nào đó, còn “túc cầu” mới thực sự là từ để chỉ môn thể thao vua.
Xin trích dẫn một câu trong bài bình luận của một tờ báo đang có lượng độc giả khá lớn ở nước ta:
“Trước Chelsea vốn cùng đẳng cấp với MU, Real - những nạn nhân vừa qua của Liverpool, có thể tin Gerrard, Torres sẽ thành công với chiến thuật "đánh phủ đầu””.
Tác giả đã lạm dụng từ “đẳng cấp” để nói rằng Liverpool hoàn toàn có thể đánh bại Chelsea vì trước đó họ đã hạ gục được MU và Real, tuy nhiên nó lại thể hiện thái độ coi thường những câu lạc bộ kia và đưa Liverpool lên “đẳng cấp” khác, mà sự thật là tất cả những câu lạc bộ kể trên đều là những ông lớn của bóng đá thế giới, sức mạnh của họ là ngang nhau và khó có thể so sánh ai hơn ai về đẳng cấp. Hay như việc nhà báo tên S chỉ vì việc dùng từ ngữ hơi quá khi viết về buổi gặp mặt hội cổ động viên của hai clb đang chơi ở giải V- league, khiến họ nghĩ bị xúc phạm nên đã đùng đùng nổi giận, không tiếc lời chỉ trích nhà báo này, nếu không nhờ hoà giải từ lãnh đạo hội cổ động viên thì có lẽ họ đã dứt bỏ mối thân tình với nhau và nhà báo kia cũng chẳng được yên.
Kiến thức
Những người viết về thể thao thì đều ít nhiều có hiểu biết về lĩnh vực này nhưng vấn đề là thông tin đưa ra có thuộc vùng hiểu biết của họ hay không. Viết bừa, không kiểm chứng lại, dẫn đến sai về thông tin là những lỗi hay gặp và gây khó chịu cho độc giả.
Đúng ra phải là Karkam chứ không phải Eric Muranda
“Liên tiếp những nhầm lẫn trong cùng một số, cùng một bài. Nhầm lẫn hay sự thiếu đầu tư về chuyên môn, thiếu quan tâm tìm hiểu đội bóng, thiếu tôn trọng người đọc, thiếu tôn trọng chính bài viết của mình...”
“Thử hỏi, với những người hiểu biết đã đành, nhưng còn những độc giả vô tội khác thì sao? Họ sẽ ghi vào bộ nhớ của họ một sự kiện sai lầm, họ tin vào điều đó, nhưng đến một lúc nào đó họ cũng phát hiện ra. Uy tín bị giảm sút, độc giả sẽ mất niềm tin vào tờ báo mà phải mất rất nhiều thời gian mới gây dựng được - một cái giá quá đắt cho sai lầm của một bài báo”
Đạo đức nhà báo
Tính khách quan và tinh thần trách nhiệm với đứa con tinh thần của mình là điều không dễ thực hiện. Nhà báo nói chung và người viết về thể thao nói riêng luôn phải đặt mình ở nhiều góc độ, nhìn nhận nhiều chiều. Có những nhà báo có chuyên môn, được đào tạo bài bản, vậy mà vẫn bị chỉ trích, đó là khi họ không cho độc giả thấy được sự nhìn nhận sâu sắc, công tâm trong bài viết của mình. Đánh giá trận đấu theo cảm tính, thiên vị cho đội bóng mình yêu thích và đưa thông tin sai lệch,….là những điều không hiếm gặp trong những bài bình luận bóng đá của báo chí Việt Nam. Việc này không những khiến những độc giả chân chính nổi giận mà còn có thể kích động, gây bất hoà giữa các cổ động viên - những người lúc nào cũng muốn bảo vệ “con cưng” của mình.
Báo chí Việt Nam đang trên đà hội nhập nên càng đòi hỏi các nhà báo có trình độ chuyên sâu, khách quan, trung thực và có trách nhiệm với chính đứa con tinh thần của mình. Cùng với sự đi lên của thể thao Việt Nam, hi vọng báo chí Việt Nam cũng ngày càng có những cây bút thể thao xuất sắc và chuẩn mực.
Ở Việt Nam, bóng đá là môn thể thao số 1 và đương nhiên nó dành được sự quan tâm nhiều nhất và đồng thời là nội dung trọng tâm được đề cập trong các báo thể thao. Trên nhiều diễn đàn của cư dân mạng, đã và đang có không ít bài viết về bóng đá được đem ra mổ xẻ, hầu hết đều là những bài viết không được lòng độc giả - những người hâm mộ thể thao. Chuyên môn nghiệp vụ, kiến thức thể thao và cả đạo đức nhà báo là những vấn đề thường được đề cập đến.
Chuyên môn nghiệp vụ
Rất ít người được đào tạo một cách bài bản, phần đông trong số họ là nhờ vào việc làm cộng tác viên, hâm mộ thể thao và có khả năng viết lách nên nhanh chóng được cất nhắc lên làm phóng viên thể thao, điều đó dẫn tới sự thật là có một lượng khá lớn phóng viên không đáp ứng được yêu cầu về chuyên môn. Xuất hiện khá nhiều bài viết dù đã qua biên tập nhưng cũng không tránh khỏi việc mắc lỗi.
Mới đây, trong một bài báo trên trang điện tử của một cơ quan thể thao có câu:
“Nhưng như cả ngàn lần sự trớ trêu của trái bóng tròn đã chứng minh, bất ngờ luôn tồn tại trong môn túc cầu giáo”.
Thực tế làm gì có môn nào gọi là “túc cầu giáo”, đó chỉ là tên gọi vui dành cho cộng đồng hâm mộ trái bóng tròn, họ ví trái bóng như vật linh thiêng của một tôn giáo nào đó, còn “túc cầu” mới thực sự là từ để chỉ môn thể thao vua.
Xin trích dẫn một câu trong bài bình luận của một tờ báo đang có lượng độc giả khá lớn ở nước ta:
“Trước Chelsea vốn cùng đẳng cấp với MU, Real - những nạn nhân vừa qua của Liverpool, có thể tin Gerrard, Torres sẽ thành công với chiến thuật "đánh phủ đầu””.
Tác giả đã lạm dụng từ “đẳng cấp” để nói rằng Liverpool hoàn toàn có thể đánh bại Chelsea vì trước đó họ đã hạ gục được MU và Real, tuy nhiên nó lại thể hiện thái độ coi thường những câu lạc bộ kia và đưa Liverpool lên “đẳng cấp” khác, mà sự thật là tất cả những câu lạc bộ kể trên đều là những ông lớn của bóng đá thế giới, sức mạnh của họ là ngang nhau và khó có thể so sánh ai hơn ai về đẳng cấp. Hay như việc nhà báo tên S chỉ vì việc dùng từ ngữ hơi quá khi viết về buổi gặp mặt hội cổ động viên của hai clb đang chơi ở giải V- league, khiến họ nghĩ bị xúc phạm nên đã đùng đùng nổi giận, không tiếc lời chỉ trích nhà báo này, nếu không nhờ hoà giải từ lãnh đạo hội cổ động viên thì có lẽ họ đã dứt bỏ mối thân tình với nhau và nhà báo kia cũng chẳng được yên.
Kiến thức
Những người viết về thể thao thì đều ít nhiều có hiểu biết về lĩnh vực này nhưng vấn đề là thông tin đưa ra có thuộc vùng hiểu biết của họ hay không. Viết bừa, không kiểm chứng lại, dẫn đến sai về thông tin là những lỗi hay gặp và gây khó chịu cho độc giả.
Đúng ra phải là Karkam chứ không phải Eric Muranda
“Liên tiếp những nhầm lẫn trong cùng một số, cùng một bài. Nhầm lẫn hay sự thiếu đầu tư về chuyên môn, thiếu quan tâm tìm hiểu đội bóng, thiếu tôn trọng người đọc, thiếu tôn trọng chính bài viết của mình...”
“Thử hỏi, với những người hiểu biết đã đành, nhưng còn những độc giả vô tội khác thì sao? Họ sẽ ghi vào bộ nhớ của họ một sự kiện sai lầm, họ tin vào điều đó, nhưng đến một lúc nào đó họ cũng phát hiện ra. Uy tín bị giảm sút, độc giả sẽ mất niềm tin vào tờ báo mà phải mất rất nhiều thời gian mới gây dựng được - một cái giá quá đắt cho sai lầm của một bài báo”
(trích lời nhận xét của 2 thành viên trên một diễn đàn bóng đá)
Đạo đức nhà báo
Tính khách quan và tinh thần trách nhiệm với đứa con tinh thần của mình là điều không dễ thực hiện. Nhà báo nói chung và người viết về thể thao nói riêng luôn phải đặt mình ở nhiều góc độ, nhìn nhận nhiều chiều. Có những nhà báo có chuyên môn, được đào tạo bài bản, vậy mà vẫn bị chỉ trích, đó là khi họ không cho độc giả thấy được sự nhìn nhận sâu sắc, công tâm trong bài viết của mình. Đánh giá trận đấu theo cảm tính, thiên vị cho đội bóng mình yêu thích và đưa thông tin sai lệch,….là những điều không hiếm gặp trong những bài bình luận bóng đá của báo chí Việt Nam. Việc này không những khiến những độc giả chân chính nổi giận mà còn có thể kích động, gây bất hoà giữa các cổ động viên - những người lúc nào cũng muốn bảo vệ “con cưng” của mình.
Báo chí Việt Nam đang trên đà hội nhập nên càng đòi hỏi các nhà báo có trình độ chuyên sâu, khách quan, trung thực và có trách nhiệm với chính đứa con tinh thần của mình. Cùng với sự đi lên của thể thao Việt Nam, hi vọng báo chí Việt Nam cũng ngày càng có những cây bút thể thao xuất sắc và chuẩn mực.
Nguyễn Minh Hạnh
Lớp báo mạng k29
Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Lớp báo mạng k29
Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Cùng chuyên mục
Bình luận