Những trái tim biết rung động

(Sóng trẻ) - Một ngày mới,  mở mail ra đọc được những dòng tâm sự của một phóng viên báo Vnexpress: Có những lúc tưởng chừng như muốn buông xuôi, tưởng chừng như phải bỏ nghề nhưng mỗi buổi sáng bắt đầu tôi lại tin rằng mình có thể đi hết con đường đầy gian truân, hạnh phúc, sáng tạo, đơn độc và đầy kiêu hãnh … 

Đúng vậy, có con đường nào mà chỉ  toàn hạnh phúc mà quên đi nỗi khổ đau. Hơn ai hết, lao động nghề báo là con đường mà hạnh phúc và khổ đau luôn song hành. Cái nghề mà tác phẩm cá nhân bộc lộ rõ “tài” và “tâm” của người cầm bút. Nhà báo phải là những người có trái tim rung động, biết khóc, biết cười trước những khổ đau và niềm vui của nhân thế. Có như vậy, những đứa con tinh thần của họ mới chạm đến trái tim của độc giả.

Nhà báo không phải là người “buôn chữ”

 Có rất nhiều người cho rằng nhà báo chỉ là những người buôn chữ giống như những gánh hàng rong qua đường cứ đến rồi lại đi. Thạc sĩ Nguyễn Thành Long, giảng viên môn Đường lối Đảng cộng sản Việt Nam, Học viện Báo chí Tuyên truyền chia sẻ: “Có rất nhiều phóng viên, nhà báo thậm chí đọc một bài báo còn không nhận ra nổi là do chính mình viết”. Điều đó có vẻ như một nghịch lí nhưng thực ra đó chỉ là một mặt của hoạt động báo chí trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin như hiện nay. Khi mà những trang thông tin điện tử ngày càng phát triển và mở rộng, nhu cầu và thị hiếu của độc giả ngày càng nhiều thì việc mà nhà báo chạy đua với con chữ là điều có thể lí giải.

 Một nhà báo có thể viết đến 2-3 bài, đưa 5-6 cái tin, vài ba cái ảnh … một ngày. Và như thế nhiều người nghĩ nghề báo chỉ là một nghề buôn, “buôn chữ” theo đúng nghĩa. Buổi sáng đi lấy tin về viết, chiều đăng bài. Dường như  đó chính là vòng quay muôn thuở của hoạt động báo chí. Thế nhưng có một điều mà ít ai thấy được, đối với nghề báo chân chính thì đằng sau mỗi tác phẩm báo chí là những trái tim rung động chứ không phải là những con chữ khô cứng, cứ bán đi là xong.

Nhà báo Thiên Phước của báo VNexpress nói: “Có khi nào không xúc động khi nhìn thấy cảnh ba bé trai chết vùi trong cát, khi thấy những nỗi đau hằn sâu trên mặt những người cha, người mẹ trong một tin rất ngắn: “Ba bé trai chết vùi trong cát”. Có phải là buôn chữ không khi mà nỗi đau của nhà báo hòa chung với nỗi đau của nhân vật mình viết.

Nhà báo Phi Long hiện đang công tác tại báo Tuổi trẻ TP.HCM chia sẻ về những chuyến đi thực tế của mình: Tôi còn nhớ chuyến đi thực tế về một vùng quê của tỉnh Nghệ An. Chuyến đi thực tế đã cho tôi thấy tình người thắm thiết và đôi khi là sự vô tâm của báo chí chúng ta. Chỉ một gia đình táo bạo trồng cây thanh hao hoa vàng và thu được lợi lớn là báo chí lại loan tin ngay là cần nhân rộng mô hình này. Vậy  là chỉ cần một chữ “nhân rộng” thôi, mọi người dân trong huyện, xã đều phá lúa đi trồng thanh hao. Thanh hao làm ra nhiều biết bán cho ai? Tôi không thể cầm lòng được khi nhìn những cánh đồng buồn bã quay lại với cây lúa lòng thầm ước giá như mình có giải pháp nào đó để cứu vãn …

Đúng là phải có niềm tin mãnh liệt và lòng say mê yêu nghề thì nhà báo mới có thể ngày đêm bên trang viết đồng hành cùng với nhịp sống xã hội nài kia. Chẳng ai đánh giá sự lớn lao của tác phẩm báo chí bằng sự dài ngắn của những con chữ khô cứng, sự nhàm chán, đơn điệu của thông tin. Giá trị to lớn của tác phẩm báo chí nằm chính trong cái mà nó đưa đến cho công chúng. Hãy viết bằng một trái tim rung động, một tấm lòng nhân ái, một cái nhìn trung thực và quả cảm vì hôm nay và mai sau, tất sẽ có tác phẩm đích thực.
Làm sao có thể quên được những phóng sự để đời của Đỗ Doãn Hoàng “biến di tích 400 năm tuổi … thành một ngày tuổi”, Bí ẩn đằng sau "công nghệ làm mới di tích", hay như chương trình “Ứớc mơ của Thúy” trên báo Tuổi trẻ TP.HCM… đã làm xúc động biết bao người khi mà cái gì xuất phát từ trái tim thì sẽ đến được với trái tim.

Vẫn cần đến những trái tim biết rung động

Trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin như hiện nay để tìm được một nhà báo đức độ, tài năng là rất khó. Như Bác Hồ nói: Người có tài mà không có đức là người vô dụng, người có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó.

Chị Nhung, thư kí tòa soạn báo Vnexpress có chia sẻ: “ Để trở thành phóng viên của báo cần có trái tim trao cho nghề báo”, tức là có trái tim biết rung cảm với nhịp điệu cuộc sống đang chảy trôi nài kia. Sau đó mới tính đến tài năng và bằng cấp. Báo không cần đến những phóng viên chỉ biết đến những con số khô cứng, bàng quan trước khổ đau của con người… Đó phải chăng là nhân tố quyết định nhất đến sự thành công của báo Vnexpress trong hiện tại và tương lai. Bởi vì các phóng viên của báo luôn đam mê và hết mình cho nghề nghiệp, có trái tim biết yêu thương, nhạy cảm với cuộc sống, xứng đáng với nhận xét của thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Đỗ Quý Doãn: “Với ảnh hưởng ngày càng lớn cuả mình, sẽ luôn đáp ứng được sự tin cậy của bạn đọc trong và nài nước”.

Huệ Bạch

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Tin nổi bật1 tháng trước

(Sóng trẻ) - Sáng 17/3/2024, tại TP Hồ Chí Minh, Hội Báo toàn quốc 2024 với chủ đề “Báo chí Việt Nam - Tiên phong, Đổi mới vì sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhân dân” đã bế mạc trọng thể.

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia dự báo thời tiết trong 10 ngày tới, từ đêm nay 17/12 đến ngày 27/12, cho các khu vực trên cả nước.

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Tin nổi bật7 tháng trước

(Sóng trẻ) - Như thường lệ, thời điểm tháng 9 sẽ là lúc Apple - một tập đoàn công nghệ về ngành công nghệ thông tin lớn bậc nhất thế giới cho “trình làng” các sản phẩm mới nhất. Vào ngày 13/9, Apple đã cho ra mắt iPhone 15.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN