Nhà thơ Phan Thị Thanh Nhàn: “Ai bằng lòng với cuộc sống sẽ thấy hạnh phúc”

(Sóng trẻ) - Có những loài hoa trở nên bất tử vì bài thơ, bài ca nào đó, có những tác giả luôn sống mãi trong lòng công chúng, bạn đọc vì chính tác phẩm của mình. Hoa bưởi trong “Hương thầm” là minh chứng cho điều đó. Nhắc đến Phan Thị Thanh Nhàn người ta nghĩ về “Hương thầm” và ngược lại. 

Bà từng giữ chức Phó chủ tịch Hội Nhà văn Thành phố Hà Nội, Phó Chủ tịch thường trực Hội Liên hiệp Văn học và Nghệ thuật thành phố Hà Nội. Bà là tác giả của nhiều tác phẩm được đưa vào sách giáo khoa (SGK) trong hệ thống giáo dục Việt Nam, nổi bật trong số đó là tác phẩm “Hương thầm” và “Làm anh”.

Gặp nhà thơ Phan Thị Thanh Nhàn vào một buổi chiều nhẹ của thu Hà Nội. Chất giọng ấm áp, sâu lắng của bà làm tôi như chợt bừng tỉnh “À thì ra “Hương thầm” cứ lặng lẽ bao nhiêu, tác giả của nó lại nhẹ nhàng, dạt dào cảm xúc bấy nhiêu”.

PV: Được biết, nhà thơ Phạn Thị Thanh Nhàn viết thơ từ rất sớm, từ những năm đầu của thập niên 60. Những tác phẩm viết về thơ tình mộc mạc, gần gũi với người đọc đặc biệt là “Hương thầm”. Bài thơ viết về mối tình của chàng trai và cô gái trong thời chiến, rất nhiều người tò mò nhân vật chính trong tác phẩm có phải là bà không?

Nhà thơ Phan Thị Thanh Nhàn: Đó là tác phẩm tôi viết cho em trai tôi vào năm 1969, được mấy năm sau vào năm 1974 em trai tôi hy sinh trong chiến trường tại A Lưới – Thừa Thiên Huế. Tác phẩm được đăng trên báo Văn nghệ vào năm 1970. Dù đã ra đời từ rất lâu nhưng đến bây giờ tác phẩm được nhiều người biết đến. 

Giờ tôi có đi đâu xa, tận Cà Mau, Vũng Tàu, Đà Lạt, Hội An hay Tây Bắc hầu như ai cũng biết bài đấy. Tôi cảm thấy rất vui vì qua nhiều năm nhưng bài thơ “Hương thầm vẫn sống trong suy nghĩ, ký ức của nhiều người.

PV: Đọc tác phẩm “Hương thầm” của bà nhiều người cảm thấy mộc mạc chân thành và ấn tượng với hình ảnh hoa bưởi. “Đôi bạn ngày xưa học chung một lớp. Cây bưởi sau nhà ngan ngát hương đưa”. Tại sao cô lại chọn hình ảnh hoa bưởi chứ không phải loại hoa nào khác?

Nhà thơ Phan Thị Thanh Nhàn: Quê tôi ở Tứ Liên, Tây Hồ, có nhiều điều kiện thuận lợi để trồng cây, trong vườn có cây bưởi, ổi, cau,….Tôi vẫn thường xuyên nhặt hoa bưởi cho vào túi xách đi làm. Hồi đó, tôi có em trai 18 - 19 tuổi đi bộ đội đúng mùa hoa bưởi nở và có quen một cô bạn hàng xóm, cô bé đó thường xuyên qua nhà chơi. Thời đấy, hai đứa yêu đương nhưng chẳng dám nói. Tôi cứ cố gắng vun đắp cho hai đứa nó.

Sau khoảng thời gian không lâu em tôi đi bộ đội. Khi em trai đi thương nhớ vô cùng. Ngày đấy thư gửi qua bưu điện rất khó vì điều kiện khó khăn. Ở trong chiến trường, có cái loa của Tiểu đội trưởng em trai tôi thường mở bài “Hương thầm” cho đồng đội nghe. 

Đến năm 1974 em tôi hy sinh ở A Lưới. Thương em lắm vì khi mất em chưa kịp cầm tay bạn gái, chưa biết yêu, thậm chí chưa bao giờ được ăn bữa cơm nn vì hồi đấy rất là khổ. Đấy là lý do vì sao là cô lấy hình ảnh hoa bưởi để viết cho em trai tôi chứ không phải viết cho tôi. 

Cũng năm 1960, tôi lấy chồng ở Khâm Thiên. Khi mở quà em trai tặng lúc chia tay vào bộ đội, tự nhiên thấy trong phòng có mùi thơm, mở ra thấy hương bưởi. Lúc đó mới sực nhớ thằng em rất yêu chị mới nhận ra thằng em rất thương chị, gói hoa bưởi vào túi cho chị nên tôi mới đặt tên bài thơ đó là “Hương thầm”. 

Năm 1980, Đài Truyền hình Việt Nam có đến gặp tôi muốn gặp lại cô bé hàng xóm đó nhưng theo tôi không nên vì không biết lúc đấy hai đứa có yêu nhau không. Gia đình tôi nghĩ muốn giữ lại những kỉ niệm rất đẹp, tinh tế, thanh cao trong thời chiến của cậu em trai tôi.

774462b99_untitled2.png

Nhà thơ Phan Thị Thanh Nhàn trong cuộc phỏng vấn (ảnh: Dương Lan)

PV: Mặc dù được viết từ rất lâu nhưng tác phẩm này được rất nhiều người đón đọc đến tận bây giờ. Tác phẩm “Hương thầm” đã được đưa vào chương trình dạy và học ở cấp bậc THCS. Bà nghĩ như thế nào khi tác phẩm của mình được đón nhận và xuất hiện trong SGK của hệ thống giáo dục nước ta?

Nhà thơ Phan Thị Thanh Nhàn: Phải nói thế này, khi được đăng tải chưa bao giờ nhà xuất bản tặng tôi một quyển sách hay thông báo với tôi điều gì đâu. Nhưng khi thấy trong nhà bọn trẻ đọc bài của tôi, tôi thấy thấy rất vui vì điều đó. Bộ Giáo dục và Đào tạo chọn tác phẩm này vào chương trình học, tôi cảm thấy vinh dự khi tác phẩm được phổ biến trong cả nước, các em học sinh đều được học đấy là niềm tự hào để tôi không nghĩ đến vấn đề quyền lợi với nhà xuất bản.  

Có thực tế nhiều người không biết bài thơ này là tôi mà cứ nghĩ của tác giả Trần Đăng Khoa. Năm 1976, tôi cũng có bài về chị Võ Thị Sáu được viết ở Côn Đảo. Sau đó, bài này cũng có trích đoạn trong SGK. Rất nhiều người nhầm lẫn tôi với người khác về tác phẩm này. Hầu hết các tác phẩm ở dưới sẽ có tên của tác giả nhưng nhiều người không chú trọng đến điều đó, kiểu yêu thơ mà không cần biết đến tên nhà thơ. Nhưng nói chung thơ của mình sống trong lòng bạn đọc đã là một điều vinh dự rồi.

PV: Tức là nhà thơ Phan Thị Thanh Nhàn không biết gì về việc tác phẩm được đăng tải?

Nhà thơ Phan Thị Thanh Nhàn: Tôi biết, nhưng không nhận được lời thông báo nào từ nhà xuất bản.

PV: Qua những lời chia sẻ xung quanh sáng tác bài “Hương thầm” thật đáng trân trọng, nó gợi những cảm xúc rất ý nghĩa từ thời chiến. Bà nghĩ như thế nào về ý kiến cho rằng khi đăng tải tác phẩm này trên SGK sẽ mang ý nghĩa giáo dục nhất định?

Nhà thơ Phan Thị Thanh Nhàn: Tôi nghĩ mấy chục năm qua bài thơ này vẫn được nhiều người yêu thích đó là đóng góp của bản thân mình cho nền thơ ca. Bây giờ không biết lịch sử sẽ đánh giá như thế nào nhưng từ những năm chiến tranh tác phẩm đã trở thành niềm động viên khích lệ tinh thần chiến đấu cho nhiều người.

PV: Nhắc đến “Hương thầm” độc giả sẽ nghĩ ngay đến nhà thơ Phan Thị Thanh Nhàn, bà có nghĩ đó là niềm vinh dự hay tự hào cho bản thân mình không?

Nhà thơ Phan Thị Thanh Nhàn: Tôi may mắn nhận được tình cảm đặc biệt của các thanh niên Hà Nội thời đó nên cảm thấy rất vinh dự. Giờ đi đến đâu cũng nhiều người biết, kể cả những người làm kinh doanh. Tôi chẳng có tên tuổi gì nhưng mấy anh sửa xe đạp vẫn biết vì thấy tôi mấy lần trên ti vi (cười lớn).

PV: Bài “Làm anh” có những từ ngữ rất mộc mạc và giản dị, bài thơ đó được ra đời như thế nào?

Nhà thơ Phan Thị Thanh Nhàn: Nhà tôi rất đông anh chị em, tổng cộng có tám người. Nhà có đứa em gái hay chạnh chọe, đanh đá với các anh nên tôi viết cho các em trai mình để các em trai biết quý em gái, biết nhường nhịn hơn. Trước hết tôi viết cho gia đình tôi chứ không nghĩ đến những điều cao siêu như viết cho đất nước, chỉ nghĩ viết cho các em trong gia đình mà thôi.

PV: Nài “Hương thầm”, tác phẩm “Làm anh” cũng được đưa vào chương trình giảng dạy ở cấp bậc tiểu học. Đã bao giờ bà nghĩ tác phẩm của mình có thể là bài học trong phương pháp giáo dục con trẻ không?

Nhà thơ Phan Thị Thanh Nhàn: Tôi lại không nghĩ thế, bây giờ các tác phẩm biến tướng rất nhiều ví dụ cải thành “Làm quan khó đấy, phải đâu chuyện đùa” kiểu đấy. Với bài “Hương thầm” cũng thế khi tôi đi vào khách sạn ở Vũng Tàu có bạn nhân viên hát “Hai người chia tay sao chỉ nói bằng tay” (cười lớn). Lúc đấy nhiều người hỏi tôi có buồn vì tác phẩm chế ra như vậy không tôi cười và bảo “chắc người ta thích thì mới chế biến để vui hơn thôi mà”.

PV: Bà cảm thấy như thế nào về cuộc sống hiện tại?

Nhà thơ Phan Thị Thanh Nhàn: Người ta thường hỏi tôi suy nghĩ như thế nào về hạnh phúc ai biết bằng lòng với cuộc sống thì sẽ hạnh phúc. Như tôi chồng mất sớm có nhiều bạn bè có chồng, con cháu nhưng tôi thấy bằng lòng với cuộc sống hiện tại.
PV: Nếu được quay trở lại thời đỉnh cao nhà thơ Phan Thị Thanh Nhàn sẽ làm gì hay nói cách khác bà có nuối tiếc điều gì trong quá khứ không?

Tôi có tác phẩm “Bỏ trốn” viết cho thiếu nhi đến giờ được in lại nhiều lần lắm. Sau đó hãng phim truyện Việt Nam lấy làm phim và phim cũng được giải. Nếu so với bài “Hương thầm” tác phẩm này được vật chất hơn nhiều nhưng lại không nhiều người biết đến bằng.

Tôi cũng được giải thưởng Nhà nước về Văn học – Nghệ thuật và được nhiều người biết đến như thế là được rồi. Giờ có giải thưởng Hồ Chí Minh nữa nhưng tôi nghĩ chưa có đủ đóng góp để nhận được.

cddb25566_0400288_1125034507656691_1537856329308176384_n.jpg

Nhà thơ Phan Thị Thanh Nhàn trong chuyến du lịch ở Madrid  (ảnh: NVCC)

PV: Gia đình có phải là nội dung chính trong tác phẩm của nhà thơ Phan Thị Thanh Nhàn?

Cũng không hẳn thế, tôi là phóng viên được đi nhiều nơi. Nghề báo cho tôi đi nhiều, tiếp xúc với nhiều người tình cảm chân thành nên có nhiều tác phẩm viết về  đất nước, con người.

PV: Nhắc đến nhà thơ Phan Thị Thanh Nhàn nhiều người nghĩ ngay đến “Hương thầm” nhưng với các em thiếu nhi, cô “Nhàn” lại gần gũi trong tác phẩm “Làm anh”. Trong thời gian tới dự định sáng tác của cô là gì để làm phong phú thêm tâm hồn thiếu nhi Việt Nam?

Nhà thơ Phan Thị Thanh Nhàn: Bây giờ thì tôi viết ít hơn rồi. Đi Hàn Quốc cũng viết được bài thơ về mùa thu Hàn Quốc hay trong gia đình mình có chuyện gì vui cũng viết được nhưng ít hơn trước. Bây giờ giữ sức khỏe là chính. 
Mọi người cứ nghĩ viết để lại đời cho con cháu, nhưng tôi nghĩ đó là suy nghĩ khá ảo tưởng. Tôi nghĩ cuộc đời không ai có thể tâng bốc được ai, nên mình sống như nào thì được người ta đón nhận, tôi cũng không nghĩ sáng tác để lại cho đời sau, cho đất nước. 

Trong thời gian tới tôi chưa có dự định gì cả, bây giờ chú trọng nhất là sức khỏe thôi.

PV: Xin cảm ơn nhà thơ Phan Thị Thanh Nhàn về cuộc trò chuyện hôm nay.

Dương Lan 



Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN