Bún thang – món ăn tinh tế bậc nhất của ẩm thực Hà Thành
(Sóng Trẻ)- Nhắc đến nghệ thuật ẩm thực Hà thành, người ta thường nhớ đến những món ăn cầu kì, tinh tế. Được ví như một “bông hoa ngũ sắc”, bún thang cũng là một trong những món ăn tạo nên nét độc đáo riêng cho ẩm thực đất kinh kỳ.
Món ăn cổ truyền làm nên thương hiệu ẩm thực Hà Thành
Bún thang được biết đến là một món ăn lâu đời của người dân Hà Nội, thường được nấu trong dịp lễ Tết. Sở dĩ gọi là bún thang vì trong bát bún có nhiều thành phần kết hợp cùng nhau như thang thuốc Đông y. Nguyên liệu để làm nên món bún thơm nn này được tận dụng từ những món vốn không thể thiếu trong mâm cỗ đầu năm, như thịt gà ta, giò, trứng, nấm hương,… Để không phải “ngán ngấy” với những bữa ăn có quá nhiều chất đạm, người Hà Nội đã khéo léo chế biến món bún này từ thực phẩm dư ngày Tết bằng cách thái chỉ, xé nhỏ, nêm nếm nước dùng thanh nhẹ.
Bún thang là sự tổng hòa của nhiều hương vị
Ngày nay, bún thang đã trở thành món ăn phổ biến thường ngày đối với mỗi người dân thủ đô, và đặc biệt hơn khi còn trở nên quen thuộc với những du khách cả trong và nài nước. Có thể dễ dàng tìm thấy bún thang ở khắp các nẻo đường Hà Nội, từ các quán ăn bình dân cho đến những nhà hàng sang trọng.
Hấp dẫn thực khách ngay từ cái nhìn đầu tiên
Để mang đến một bát bún thang thanh nhã đúng chất Hà Nội đòi hỏi người đứng bếp phải tỉ mỉ từ khâu chọn nguyên liệu thật tươi nn. Bún là loại bún rối sợi nhỏ, phải trắng và mềm. Thịt gà ta được dùng trong bún thang là phần thịt trắng được xé nhỏ, vẫn còn giữ lại phần da vàng óng. Trứng thì phải được tráng thật mỏng, rán vàng ươm rồi thái chỉ, giò lụa loại nn và chút hành răm, củ cải khô đều được thái nhỏ.
Các nguyên liệu được chọn lựa và chế biến cầu kì
Linh hồn của món bún thang là thứ nước dùng được người nấu nêm nếm tinh tế, đều tay hớt bọt liên tục để nước dùng trong veo, giữ nguyên độ ngọt thanh, đậm vị của tôm khô và nấm hương.
Bún thang được người ta đặt cho cái tên mỹ miều là “bông hoa ngũ sắc” bởi sau khi chế biến, các nguyên liệu được sắp xếp khéo léo trên bề mặt bún tạo thành hình như một bông hoa với nhiều mảng màu rất bắt mắt. Không những vậy, ăn bún thang nhất định phải dùng kèm với mắm tôm mới đúng vị, bởi đây là “nét duyên ngầm” giúp níu giữ hương vị tinh túy của món bún thang Hà Nội.
Trần Huy Tuấn (25 tuổi, Nam Định) chia sẻ: “Mình thấy bún thang Hà Nội vô cùng bắt mắt, nn nhất ở cái nước dùng ngọt dịu, đậm đà. Thêm chút dấm ớt, mắm tôm là cả bát bún đã dậy mùi, không thể cưỡng lại.”
Hương vị hấp dẫn của bún thang đủ sức cuốn hút mọi thực khách
Bún thang giống như một tác phẩm nghệ thuật hài hòa cả về hình thức và nội dung, nhìn thì đơn giản nhưng cách chế biến, trang trí lại rất kì công, không phải ai cũng làm được. Ngày nay, nguyên liệu làm bún thang đã có chút khác biệt. Mỗi quán ăn lại có một cách chế biến riêng để thu hút thực khách, nên ít nhiều khiến bún thang mất đi hương vị cổ truyền vốn có. Nhưng dù vậy, bún thang vẫn luôn được biết đến là món ăn cầu kì và tinh tế bậc nhất, là nét cuốn hút riêng biệt khi người ta nhắc đến nghệ thuật ẩm thực của Thủ đô.
Đặng Ngân- Bùi Vân Anh
Đa phương tiện K34a2
Cùng chuyên mục
Bình luận