Nhớ sân Chùa Cuối, xót sân Thiên Trường


(Sóng trẻ) - Sân Chùa Cuối xưa được coi là sân bóng nóng nhất, khán giả đổ xô đi xem như trảy hội, đội nhà hừng hực khí thế. Thiên Trường nay dù được xây dựng hoành tráng và hiện đại nhưng lạnh lẽo cả trong và nài sân cỏ.

6e74c6b01_anh_1.jpg

Sân Chùa Cuối xưa và Thiên Trường nay

Thập niên 60- 70, sân Chùa Cuối dù được xây dựng sơ sài nhưng mỗi trận bóng, hàng vạn khán giả khắp tỉnh đổ về cổ vũ cho đội bóng nhà máy Dệt. Thập niên 80-90, sân Chùa Cuối luôn trong tình trạng “vỡ”, khán giả tràn cả xuống đường piste. Còn đội Nam Định thì chơi với tư cách một “ông lớn” thuộc hàng top đầu của giải đấu.

Thời ấy, sân Chùa Cuối cỏ cao lút đầu người sau khung thành, các cầu thủ phải chạy ăn từng bữa nhưng luôn đá hết mình vì màu cờ sắc áo. Không khí bóng đá Thành Nam lúc ấy hết sức sôi động. Mỗi lần, đội bóng Thành Nam (trước Hà Nam Ninh) đá ở sân nhà, khán đài rực sắc vàng màu áo Nam Định với những sóng người, tiếng hô đồng thanh của hàng vạn khán giả hòa với tiếng trống cổ động hào hùng của cổ động viên Nguyễn Văn Thuyết như sấm rền vang.

6e74c6b01_anh_2.jpg

Sân Chùa Cuối luôn trong tình trạng “ vỡ”

6e74c6b01_anh_3.jpg

Tiếng trống Nguyễn Văn Thuyết nổi danh một thời

Khi đội bóng đá ở sân khách, cổ động viên không đi cổ vũ được. Già trẻ lại tập trung dưới loa công cộng trước chợ Rồng dỏng tai nghe bình luận viên Hoài Sơn tường thuật từng đường bóng của đội nhà qua làn sóng đài Tiếng nói Việt Nam. 

6e74c6b01_anh_4.jpg

Cầu thủ “cháy” hết mình trên sân, cổ động viên “cháy” hết mình trên khán đài

Năm 2003, để phục vụ cho Sea Games 22, sân Chùa Cuối được xây dựng lại hoành tráng và được đổi tên là sân Thiên Trường. Với chất lượng công trình, vẻ đẹp mĩ thuật và sức chứa 20.000 khán giả, sân Thiên Trường được đánh giá là  “Nhà hát của những giấc mơ” của Việt Nam.

Tuy nhiên, sau vòng đấu Sea Games 22, cái sân to đùng và hiện đại ấy càng ngày càng kém khán giả. Bóng đá Thành Nam từ một đội bóng lớn, luôn đứng top đầu nay xuống hạng liên tiếp. Nhà tài trợ cũng buông, cầu thủ tứ tán từ mừa trước, còn lớp cầu thủ trẻ vừa đá, vừa nhìn sang “nhà hàng xóm” nơi được ưu đãi hơn và chuyển nhượng cao hơn.

6e74c6b01_anh_5.jpg

Sân Thiên Trường hoành tráng nhưng bóng đá, không còn mấy người quan tâm

Nhắc đến sân Thiên Trường người ta vẫn nói đến độ “nóng” của nó. Nhưng độ “nóng” bây giờ không được “hắt” ra từ bóng đá chân chính mà xung quanh những vụ lùm xùm của ban tổ chức. Người ta lấy khán giả để chèn ép đội khách, cột cầu thủ bằng tiểu xảo và chiêu trò khiến nhân tài bất mãn chạy xa.

Một địa phương từng nổi tiếng với công tác đào tạo trẻ, cung cấp hàng loạt các cầu thủ cho độ tuyển quốc gia và các đội tuyển trẻ, từng vỗ ngực tự hào có sân bóng chẳng kém gì sân Mĩ Đình vậy mà liên tục xuống hạng và xuống rồi mãi cũng không lên nổi. 

Xuống hạng rồi, Nam Định lại thèm buổi bóng đá ban sơ, nghèo khó nhưng đầy hào hùng, khí thế thời sân Chùa Cuối. Nhưng một khi không có những đầu tàu thực sự của bộ máy lãnh đạo cộng thêm sự trợ giúp ổn định về kinh phí và sự hết mình của các cầu thủ thì xem ra ngày về đỉnh cao của bóng đá Nam Định còn xa lắm.

Vũ Thị Diệu Lan
TH 31 A1
(Ảnh Internet)

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN