Những đóa hoa lửa

(Sóng trẻ) - Đứng trước ranh giới giữa sự sống và cái chết tại mỗi cửa tù giam nhưng với lòng quyết tâm, gan dạ, những nữ tù chính trị tại nhà tù Hỏa Lò vẫn luôn tiến về phía trước để hoàn thành trọn vẹn nhiệm vụ được giao.

Thiêng liêng tình mẫu tử

Từ lâu, nhà tù Hỏa Lò đã trở thành một chiến tích hào hùng giữa lòng Hà Nội. Nơi đây từng là nơi nhiều nữ tù chính trị yêu nước bị giam giữ như: Nguyễn Thị Định, Hoàng Ngân, Hoàng Thị Ái, Phạm Thị Phương Hoa,...

Sống trong cảnh tù đày, họ phải chịu đựng những trận tra tấn vô cùng tàn bạo của thực dân Pháp. Chúng sử dụng những thiết bị như máy quay điện, bao tải, giày đinh, chai thủy tình,.. để đánh đập, tra tấn những nữ tù nhân trong nhiều ngày liền. Những tổn thương cả thể xác lẫn tinh thần khiến nhiều nữ tù chính trị trải qua cơn đau nặng nề, trở thành nỗi ám ảnh tâm lý. 

anh-1.png
Máy quay điện dùng để gây sốc điện những nữ tù nhân. (Ảnh: Bích Hiền) 
anh-3.jpg
 Hiện vật chai thủy tinh: Chai cổ cao, thân đứng, có màu xanh lá cây, có vết dính của hồ dán đáy lõm. Mật thám Pháp đã dùng chiếc chai này để tra tấn nữ tù ái quốc ở các đồn, bốt, Sở mật thám. (Ảnh: Minh Đức) 

Tại nhà tù Hỏa Lò, khu phòng giam phụ nữ có con nhỏ luôn là nơi khiến du khách đến đây phải cảm thấy ngậm ngùi, xót thương. Nhiều người bị bắt giam khi đang mang thai, lại có những trường hợp con bắt buộc phải vào cùng với mẹ. Trong khung cảnh tối tăm, bí bách nơi ngục tù, những tiếng ru hời ầu ơ cứ nhẹ nhàng cất lên, xen lẫn trong tiếng la hét, tiếng đánh gậy từ những cuộc tra tấn chỉ cách đó không xa. Tiếng ru chẳng thể át lại những thanh âm của sự tàn bạo nhưng nó là thứ âm thanh của sự sống, của tình người khiến mỗi tù chính trị có thêm niềm tin.  

anh-6-png.jpg
Phòng có diện tích khoảng 30m2, được dựng 2 dãy sạp bằng gỗ lim làm chỗ nằm cho tù nhân, cuối phòng có một thùng gỗ dùng cho việc vệ sinh của tù nhân. Tại đây, thực dân Pháp giam những nữ tù nhân và con của họ. (Ảnh: Minh Tâm) 

Cuộc sống trong tù với người lớn đã không dễ dàng, thì với những đứa trẻ lại càng cực khổ. Các em nhỏ "không có chế độ ăn", không có khẩu phần riêng hay phát cơm, tất cả đều do người lớn san sẻ. Những hạt gạo tấm trắng của miền Nam để lâu, có sâu, mọt, ăn vừa nhạt vừa đắng nhưng ai cũng cố gắng để sống sót qua ngày.

Trong hồi ký “Năm tháng không bao giờ quên” của 45 nữ tù chính trị bị thực dân Pháp giam tại Nhà tù Hỏa Lò từ năm 1939 - 8/1945, các nữ tù nhân chia sẻ “ăn gạo đó lâu có người bị phù tim, có tháng chết 40 người”. Có những em bé được sinh ra ngay trong tù, mẹ không có sữa, lại không được phát cháo, không được nhận đồ tiếp tế từ gia đình gửi vào, sức khỏe của các em rất yếu, đứng trước ranh giới sinh tử. 

Thời tiết bên ngoài có thay đổi ra sao, trong trại cũng đều ngột ngạt. Thế nhưng, ám ảnh nhất vẫn là khi trời rét đến. Sống trong căn phòng bao quanh bởi 4 bức tường đá, phía trên ô cửa sổ rất bé cùng với rào sắt lạnh lẽo, các chị em cũng chỉ có bộ quần áo mỏng manh, họ phải tận dụng tất cả những quần áo cũ để mặc. Những cháu bé ở đây, dù điều kiện khó khăn nhưng đều được các nữ tù nhân chăm sóc và yêu thương, trong hồi ký “Năm tháng không bao giờ quên”, các tác giả chia sẻ: “Cháu bé con chị Ba tên là Minh Các được các bác, các cô đan cho đủ áo, mũ, tất, quần… bằng thứ sợi của những rẻo thừa rộng ở đường may phía trong, sau đó gỡ ra, rồi chập 5 đến 7 sợi lại với nhau”. Có lẽ sự ấm áp duy nhất trong ngục tối ấy chỉ đơn giản là những chiếc khăn, đôi tất được đan bởi bàn tay đầy chai sần của những người phụ nữ thời chiến.

Những "đóa hoa lửa" trong lòng địch

Mỗi nữ tù chính trị tại nhà tù Hỏa Lò đều ngời sáng lên như những "đóa hoa" bởi họ không chỉ giàu lòng nhân ái mà còn sở hữu trí tuệ, tinh thần nhiệt huyết và sự quả cảm để giúp đồng đội thoát khỏi "địa ngục trần gian".

Những người phụ nữ đi liên lạc là những cán bộ, đảng viên hoạt động trong phong trào cách mạng. Họ có thể là công nhân, nông dân, học sinh, sinh viên, hay thậm chí là những bà nội trợ bình thường. Tuy xuất thân khác nhau, nhưng họ đều có chung một mục tiêu: giải cứu đồng đội khỏi nhà tù Hỏa Lò. Nhiệm vụ chính của những những người phụ nữ đi liên lạc là truyền tin, liên lạc giữa các nhà tù với bên ngoài. Họ bí mật mang vào tù những vật dụng cần thiết cho các cuộc vượt ngục như: lưỡi cưa, dao, kìm, thuốc,... Đồng thời, họ cũng là người đánh lạc hướng lính canh, tạo điều kiện cho các chiến sĩ vượt ngục an toàn. Vai trò của những “đóa hoa lửa” vô cùng quan trọng. Nhờ có họ, nhiều cuộc vượt ngục nguy hiểm đã diễn ra “trót lọt”, điều này góp phần làm suy yếu ách cai trị của thực dân Pháp lúc bấy giờ.

anh-9.jpg
Chân dung bà Nguyễn Thị Băng Tâm - người giúp 16 tử tù vượt ngục thành công. (Ảnh: hoaloprisonrelic)

Sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ với tinh thần kiên gan và trái tim quả cảm, bà Nguyễn Thị Băng Tâm đã nhận nhiệm vụ từ Quận ủy Nội thành đã đóng vai người thân vào tiếp tế cho tử tù, khéo léo uốn cong lưỡi cưa giấu vào quai làn. Tiền, thẻ căn cước giả và bản đồ cống ngầm được bà giấu xuống đáy thứ 2 của chiếc làn. Axit dùng cưa song sắt được cho vào ống lông ngỗng rồi thả vào liễn canh. May mắn, tên cai ngục đã không phát hiện ra, các vật dụng được chuyển vào khu xà lim giam tử tù một cách an toàn và bí mật. Cuộc vượt ngục của 16 tử tù Nhà tù Hoả Lò được tiến hành. Dù chỉ 5 người trốn thoát thành công, nhưng đã gây chấn động trong dư luận ở Việt Nam và nước Pháp thời bấy giờ.

anh-10.jpg

Chiếc làn, bà Nguyễn Thị Băng Tâm dùng tiếp tế lưỡi cưa và bản đồ đường cống ngầm vào bên trong nhà tù. (Ảnh: hoaloprisonrelic)

Dù ở bất kì thời điểm nào, quá khứ hay hiện tại, những người phụ nữ Việt Nam vẫn luôn nhiệt huyết, dũng cảm, giàu lòng nhân ái, xứng đáng với tám chữ vàng “Anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang”. Những nữ chiến sĩ thời chiến, nhờ có họ mà tiền tuyến mới anh dũng ra trận và tạo nên lịch sử hào hùng cho dân tộc Việt Nam. Thế hệ phụ nữ ngày nay, họ vẫn có những vẻ đẹp và giá trị không đổi theo thời gian, vẫn hăng say lao động “giỏi việc nước, đảm việc nhà”, tích cực tham gia vào công cuộc xây dựng và đổi mới đất nước, tạo ra nhiều thành tựu cho chính bản thân và cộng đồng. 

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN