Những đứa trẻ “chuyển khẩu” đến Viện Huyết học
(Sóng trẻ) - Trên hành lang tầng 5, một cậu bé chạy quanh các bạn, vui đùa với quả bóng. Trông em khỏe mạnh như bao đứa trẻ bình thường với đôi mắt đen, nụ cười rạng rỡ. Thế nhưng cậu bé bị giãn tiểu cầu - một bệnh về máu, ngày nào cũng phải vào viện.
Cậu bé tên Sơn, 5 tuổi, vào viện để truyền máu. “Mọi hôm mẹ hoặc bố dẫn vào nhưng hôm nay bố mẹ đều bận nên cháu đi với cậu”. Cậu bé mới 2 tuổi mà tỏ ra rất hiểu chuyện. Em không chỉ trả lời lễ phép mà còn biết hỏi lại chững chạc như người lớn.
Sinh ra kém may mắn, bé Sơn mắc bệnh giãn tiểu cầu. Từ những tháng ngày bập bõm tập nói, cứ ngủ dậy là em phải vào viện, truyền thuốc xong lại về nhà ông bà nại gần đấy.
Trò chuyện với cậu bé vài câu thì đã đến giờ em ra về. Bóng dáng cậu bé đáng yêu, nhanh nhảu nhanh chóng khuất sau ngã rẽ ở hành lang như ở nài kia có cái gì đó tươi mới mà cậu bé háo hức muốn thấy.
Phòng bệnh 306 có 11 bé đều bị bệnh bạch cầu cấp. Một cô bé nổi bật giữa phòng bệnh vì vóc dáng gầy hom và luôn cầm trên tay một cuốn truyện nào đó. Có người vào thăm, em nở nụ cười chào đón có vẻ e thẹn rồi lại nhìn vào quyển truyện. Cô bé tên Sen, em được mẹ đưa từ Hải Phòng lên Hà Nội nằm viện. “Em nhập viện từ tháng 11 năm nái. Mấy năm trước phải truyền máu liên tục, cứ đi đi về về, nhưng từ lần nhập viện này truyền hóa chất là chủ yếu, cơ thể em lại yếu hơn nên nằm lại bệnh viện”, cô Hường, mẹ em kể. Vì vậy, trên đầu em chỉ còn lơ phơ vài cọng tóc nhìn không rõ màu.
Mỗi đợt điều trị kéo dài đến gần 2 tháng, về nhà được 10 ngày, dài thì cũng chỉ 20 ngày lại phải trở vào viện. Tính ra một năm có đến 2/3 thời gian là ở viện. Bệnh viện như là ngôi nhà thứ hai của em, bạn bè là những đứa trẻ trong dãy bệnh tầng 5, những bác sỹ, y tá như những người thân. Mẹ phải vào viện chăm sóc em, mỗi bố là lao động chính nên gia đình gặp nhiều khó khăn. Em nói: “Em chỉ mong khỏi bệnh để được về nhà với bố, em nhớ bố lắm”. Nói xong, đôi mắt cô bé đã ướt đẫm nước mắt.
Trò chuyện với Sen về chuyện học hành, về ước mơ, thấy trong mắt em cái tia nhìn khát khao với tương lai. Em tâm sự bằng giọng nhẹ nhàng nhưng đầy hi vọng: “Em thích nhất là môn toán nhưng học không giỏi. Lớn lên, em muốn làm nhà thiết kế thời trang. Ở nhà em hay tập vẽ, nhưng vào viện phải truyền thường xuyên nên không có thời gian vẽ”. Sen nói “khi nào cơ thể cần nhiều thuốc thì sáng truyền, chiều truyền rồi tối lại truyền, bình thường truyền vào buổi sáng”.
Ánh mắt thất thần của người mẹ khi nhìn con nói về ước mơ không ai không khỏi xót xa. Cô nói: “Nhìn những đứa bạn cùng tuổi con khỏe mạnh đến trường mà lòng tôi thấy xót xa lắm! Sống trong viện nhiều hơn ở nhà nên bạn bè cũng chỉ có vài đứa trẻ hàng xóm. Thời gian đầu mới nhập viện không có bạn cả ngày nó chả nói năng gì, lúc không truyền thì ôm lấy quyển truyện, về sau quen dần với những đứa trẻ cùng phòng thì mới cười nói”. Có lần con bé nói với cô rằng: Bệnh viện là ngôi nhà thứ hai của con, giúp em chống chọi với những cơn đau.
Cô bé Sen 13 tuổi với ước mơ trở thành nhà thiết kế thời trang
Phòng kế bên cũng có 11 bé nhưng mắc nhiều bệnh khác nhau. Cô bé mũm mĩm đưa những thìa cơm vào miệng ăn nn lành như không có bệnh tật gì. Nhưng em bị bệnh tiểu cầu, những bé bị bệnh này thường ăn khỏe. Bé tên Ly, năm nay 6 tuổi, tâm sự: “Em mới đi học được mấy hôm nhưng chưa được học chính thức hôm nào vì phải vào viện, giờ không được đi học nữa”. Nhìn vẻ phụng phịu của em khi nói thấy đáng yêu mà cũng thật thương cảm".
Bé Ly trông mũm mĩm nhưng mắc bệnh tiểu cầu
Một chị bên cạnh nhìn con với ánh mắt u uẩn, chị dỗ con ăn nhưng nó không chịu mà cứ bần thần ngồi nhìn ra cửa sổ. Cậu bé tên Tùng, năm nay 7 tuổi. Sau những lần dùng hóa chất tóc đã rụng hết, cậu bé gầy chỉ còn da bọc xương. Chơi cùng bạn nhưng ít nói, thỉnh thoảng nở nụ cười hiền từ yếu ớt. “Em bị ung thư máu, từ Phú Thọ xuống nhập viện cũng được hai năm rồi. Hai năm mà đến năm rưỡi trong viện vì phài điều trị liên tục”, mẹ em kể chuyện.
Nhà chỉ có hai vợ chồng trẻ, chị ở viện chăm con, mỗi anh ở nhà lo việc đồng áng nên kinh tế eo hẹp, lúc cho con đi viện phải vay mượn anh em rồi ngân hàng. Vì căn bện quái ác này mà Tùng gần như định cư trong viện. Đợt 2/9 vừa rồi tranh thủ Tùng đang dùng thuốc hai mẹ con về quê nhưng ngày lễ xe đông vất vả lắm. “Nhiều khi muốn về nhưng thương con bệnh nặng với lại về cũng không được mấy ngày nên ở lại.
Tùng gầy gò với lơ phơ vài cọng tóc
Cạnh giường bệnh của Tùng là bé Ngân, năm nay chưa đầy 2 tuổi. Trên cái đầu nhỏ xíu không một sợi tóc là miếng gạc trắng ốp lấy nửa bên đầu vì lấy ven để truyền thuốc. Bé nặng chưa được 8kg. Mẹ bé nói: “Cháu nhập viện khi mới được 40 ngày tuổi. Đang nửa đêm, sờ thấy bé bị sốt nhưng lại có biểu hiện rét run, hai vợ chồng vội vàng gọi xe đưa cháu xuống viện. Sau nhiều xét nghiêm, bác sỹ nói cháu bị ung thư máu, lúc đó tôi như người chết đi một nửa”, nói xong, chị lấy ống tay áo quệt nước mắt.
Mới hơn 2 tuổi nhưng cơ thể bé Ngân phải nhận một lượng lớn hóa chất, ở tiền miên trong viện. Mẹ bé tâm sự: “Đợt này cũng được hai tháng rồi chưa về nhà, cháu còn nhỏ quá, đi xe khách vất vả lắm, lên xe là bị nôn. Với lại cháu yếu nên ngày nào cũng phải truyền, hết truyền máu rồi đến truyền hóa chất, thành ra gần hai năm nay ăn cơm viện nhiều hơn cơm nhà”.
Bé Ngân 2 tuổi với cái đầu trắng lốp vì rụng tóc
Với những đứa trẻ bệnh máu, bệnh viện đã trở thành ngôi nhà thứ hai. Ở đây, các em có bạn bè, có niềm vui hiếm hoi so với những nỗi đau về thể xác, được an ủi phần nào bởi những trẻ cùng cảnh ngộ. Nhưng rồi cuộc đời các bé sẽ đi về đâu? Những ước mơ có khi nào bị vùi dập bở những căn bệnh hiểm nghèo và xã hội sẽ làm gì giúp các em có những hoàn cảnh khó khăn như vậy.
Phan Xâm
Báo In K32A2
Cùng chuyên mục
Bình luận