Phòng cháy chữa cháy: Bài toán nan giải tại các khu tập thể

(Sóng trẻ) - Phòng cháy, chữa cháy là một trong những tiêu chuẩn bắt buộc đối với các khu chung cư, đô thị. Tuy nhiên, công tác này hiện vẫn còn nhiều bất cập.
          
Khu tập thể N01, làng quốc tế Thăng Long, Trần Đăng Ninh, Cầu Giấy, Hà Nội là một trong  những trường hợp điển hình. Khu tập thể này gồm 10 tầng, đến nay đã đưa vào sử dụng được hơn 13 năm. Đây cũng là nơi sinh sống của hàng trăm hộ gia đình. Với diện tích sàn gần 200.000 m2 nhưng tại tầng 1 của tòa nhà chỉ có 2 hộp cứu hỏa đã han gỉ và ở những góc khuất. Thậm chí đường ống dẫn nước ngay trước tòa nhà cũng thường xuyên bị bao quanh bởi rất nhiều ô tô con.

93404dcd7_anh_1.jpg
Hộp cứu hỏa được đặt ở góc khuất tầng 1 nhà để xe của tòa nhà N01. Xung quanh được bao bọc bởi rất nhiều xe máy và bên trong hộp, 2 bình cứu hỏa nhỏ đã han gỉ phần vòi

93404dcd7_anh_2_.jpg
Một hộp cứu hỏa khác được đặt tại góc khuất tầng 3 của tòa nhà
    
Trao đổi với phóng viên, ông Phạm Văn Hợi (50 tuổi) - người dân sống tại tầng 2 của chung cư này cho biết :“Không có chương trình tập huấn cho người dân ở đây dù năm nái đã xảy ra một vụ hỏa hoạn nhỏ”. Trong khi đó, dù đã được tập huấn về PCCC tuy nhiên khi được hỏi tập huấn như thế nào thì chính những nhân viên trong tò nhà tỏ ra lúng túng và không trả lời được.
     
Phóng viên tiếp tục tìm đến khu tập thể C4 (Giảng Võ, Ba Đình, Hà Nội). Khu tập thể này được xây dựng từ những năm 1970, đến nay đã đưa vào sử dụng gần 50 năm với 209 hộ dân sinh sống tại 5 tầng của tòa nhà. Tuy nhiên, bao năm qua tại đây vẫn vắng bóng các phương tiện hay công cụ về phòng cháy chữa cháy. 
                                              
93404dcd7_anh_3.jpg

93404dcd7_anh_4.jpg
Tất cả 5 tầng của khu tập thể C4 đều không có bóng dáng của bất kì bình cứu hỏa hay dụng cụ phòng cháy chữa cháy nào được lắp đặt dù mật độ dân cư rất đông và cháy nổ là nguy cơ không thể bỏ qua

Bác Phan Văn Dĩnh, một người dân sống tại khu tập thể này cho biết: “Ở đây không có hệ thống phòng cháy. Tôi sống ở đây 30 năm rồi nhưng chưa từng thấy đường ống nước với bình cứu hỏa. Bây giờ mà xảy ra cháy nổ không biết phải làm sao”. 

Cùng quan điểm này, bà Nguyễn Thị Nhung, người sống tại phòng 207 cho biết thêm: “Tất cả chỉ dựa vào ý thức tự giác của mọi người thôi. Một năm 2 lần phường gọi lên tập huấn nhưng có mấy ai đi đâu.” 

Bác Phạm Đạt - Tổ trưởng tổ dân phố cho biết: “Tất cả mọi công tác phòng cháy chữa cháy đều không có, chỉ có lực lượng bảo vệ của khu tập thể là được tập huấn bài bản nhưng lực lượng này mỏng quá, nhiều khi lo mà chỉ biết nhắc bà con chú ý thôi.”
 
93404dcd7_anh_5.jpg
Bác Phạm Đạt tổ trưởng tổ dân phố khu tập thể nhà C4 Giảng Võ.
     
Không chỉ riêng khu tập thể C4, tất cả các khu tập thể C5,C6, C7 của phường Giảng Võ đều chung một tình trạng trên. Người dân ở đây luôn sống trong mối lo ngại về cháy nổ có thể xảy ra bất cứ lúc nào. 
      
Trước thực tế này, một câu hỏi được đặt ra, nếu xảy ra một vụ hỏa hoạn với các trang thiết bị sơ sài và đội ngũ quản lý còn nhiều yếu kém về công tác cứu hỏa, liệu xe cứu hỏa có kịp đến để dập tắt đám cháy được hay không, khi mà đường phố của Thủ đô liên tục tắc, nhất là vào những giờ cao điểm?

Luật số 27/2001/QH10 của Quốc hội : Luật Phòng cháy và Chữa cháy
Điều 14. Biện pháp cơ bản trong phòng cháy
1. Quản lý chặt chẽ và sử dụng an toàn các chất cháy, chất nổ, nguồn lửa, nguồn nhiệt, thiết bị và dụng cụ sinh lửa, sinh nhiệt, chất sinh lửa, sinh nhiệt; bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy.
2. Thường xuyên, định kỳ kiểm tra phát hiện các sơ hở, thiếu sót về phòng cháy và có biện pháp khắc phục kịp thời.
Điều 15. Thiết kế và thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy
1. Khi lập quy hoạch, dự án xây dựng mới hoặc cải tạo đô thị, khu dân cư, phải có giải pháp, thiết kế về phòng cháy và chữa cháy bảo đảm các nội dung sau đây:
a) Địa điểm xây dựng, bố trí các khu, các lô;
b) Hệ thống giao thông, cấp nước;
c) Bố trí địa điểm hợp lý cho các đơn vị phòng cháy và chữa cháy ở những nơi cần thiết.
                                                                             

Mai Nguyễn

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN