Những hệ lụy đáng tiếc khi lạm dụng mạng xã hội
(Sóng trẻ) - Không khó để bắt gặp hình ảnh những đám bạn đi chơi, đi uống cà phê với nhau trong cùng một không gian, mỗi người cầm trên tay một chiếc smart phone và làm những việc như “check in”, up ảnh, lướt facebook… Thay vì chuyện trò hỏi thăm nhau, tâm sự, chia sẻ cùng nhau thì giới trẻ lại tập trung vào thế giới áo đó.
Ăn, ngủ cùng mạng xã hội
Đắm chìm trong mạng xã hội và internet, những người trẻ đang dần quên đi cuộc sống thực của mình. Họ ăn facebook, ngủ facebook, gặp gỡ tán gẫu qua facebook…Một “tín đồ cuồng” của facebook cho biết bạn đã dành hơn 8 tiếng/ngày cho việc lên facebook, thậm chí có bạn còn cập nhật facebook ở tất cả các thời điểm trong ngày.
Thế giới ảo, hậu quả thật
Tốn quá nhiều thời gian đối với mạng xã hội là điều có thể nhìn thấy ngay lúc này. Thế giới ảo gây nghiện cho người ta khi nào chẳng ai rõ. Đối với nhiều người, thật khó để kiềm chế không mở Facebook, Youtube,… mỗi khi ngồi trước máy tính có kết nối internet. Giờ đây, khoảng thời gian thư giãn, nghỉ ngơi, giải trí, sau mỗi giờ làm việc nhất là với giới trẻ và dân công sở chỉ dành cho mạng xã hội.
Như vậy, vô hình chung, giới trẻ đã tự đẩy mối quan hệ của bản thân và bạn bè trở nên xa cách. Và nguy hiểm hơn, giới trẻ mất dần kỹ năng giao tiếp trong cuộc sống thực, trở nên thờ ơ, lạnh nhạt và xa lánh nhau.
Không chỉ vậy, việc tiếp xúc với những thông tin; hình ảnh không lành mạnh là điều không tránh khỏi. Việc kiểm soát chất lượng và nội dung thông tin trên các trang mạng xã hội luôn là vấn đề nhức nhối hiện nay. Sẽ không quá khó khăn nếu người dùng muốn tìm những tấm hình nhạy cảm hay những đoạn clip “nóng” trên Facebook, Youtube...
Hơn thế mạng xã hội còn là “cầu nối” cho tội phạm. Sự phát triển rầm rộ của những phần mềm gián điệp tinh vi thường “ẩn náu” trong “ảo” mạng xã hội. Chúng sẽ đánh cắp thông tin người sử dụng với một đường link dính virus. Đặc biệt là hành vi hack tài khoản để mạo danh, lừa đảo bạn bè hoặc người thân của nạn nhân, thậm chí thực hiện những hành vi phi pháp. Đôi khi có những cá nhân tung tin đồn nhảm không rõ cơ sở kéo theo sự quan tâm của nhiều người gây xôn xao dư luận.
Đặc biệt, mạng xã hội tác động mạnh tới tâm lý phát triển và nhân cách của giới trẻ. Khi tham gia mạng xã hội, rất nhiều người trẻ không lường trước nổi hậu quả ảnh hưởng của nó trong đời thực khi bị nhiều kẻ xấu “ném đá giấu mặt” ở trên mạng xã hội với ý đồ xúc phạm, nhục mạng người khác đã gây nhiều hậu quả nghiêm trọng. Nhất là tình yêu “ảo” qua mạng xã hội, họ chia sẻ, lắng nghe nhau nói, an ủi nhau qua những tin nhắn, rồi dần nảy sinh tình cảm, nhưng đến khi gặp nhau nài đời thực không ít đối tượng thất vọng.
Larry Rosen – Giáo sư tâm lý thuộc Đại học California (Mỹ) – khẳng định, sử dụng Facebook quá nhiều có thể gây rối loạn tâm lý ở tuổi thiếu niên.
Bên cạnh những mặt trái của mạng xã hội, nếu sử dụng mạng xã hội có chừng mực sẽ giúp cho người dùng biết được những thông tin đang diễn ra xung quanh mình, mang lại một cuộc sống văn minh, dễ dàng hơn và kết nối với nhiều bạn bè trên thế giới.
Thạc sĩ tâm lí Đào Lê Hòa An cho rằng, không thể phủ nhận những tính năng giải trí và tác động “cực lớn” của mạng xã hội trong việc kết nối thông tin, tìm kiếm bạn bè. Dùng mạng xã hội, mọi người có thể có tầm nhìn rộng hơn về cuộc sống, quen biết nhiều bạn bè mới, tìm và kết nối bạn bè một cách nhanh chóng. Nhưng vì sống trong thế giới “phẳng” và “ảo” nên rất nhiều bạn trẻ cư xử thiếu văn hóa trên facebook và các trang mạng xã hội khác. Thật nghịch lý khi những hình ảnh phản cảm lại “câu” được nhiều “like” của người xem, kèm theo là các dòng “comment” gây sốc, văng tục chửi thề thiếu văn hóa.
Vì vậy, bản thân mạng xã hội không hề xấu mà quan trọng là cách thức sử dụng của mỗi người cho mục đích riêng. Hãy là người sử dụng thông minh trong sự phát triển của internet.
Đoàn Thu Phương
Lớp Truyền hình K32A2
Cùng chuyên mục
Bình luận