Những người mưu sinh từ rác
(Sóng Trẻ) - Rác là những thứ bị bỏ đi, nhưng với nhiều người thì đây lại là “nguồn sống” nuôi cả gia đình. Ngày mưa hay ngày nắng, có những con người vẫn cặm cụi trên những đống rác, vất vả mưu sinh qua ngày….
Bới rác nuôi con
Trên những tuyến phố của Hà Nội, có thể dễ dàng bắt gặp hình ảnh của những dáng người lam lũ cùng chiếc xe đạp cũ, một cái que khều rác và bao tải, dò dẫm tìm đến những đống rác ven đường. Họ là những người nông dân không có ruộng, những người công nhân mất việc…ở quê không có đủ cái ăn, phải ra Hà Nội kiếm sống.
Tôi gặp chị Thanh đang bới rác trên phố Nguyễn Khánh Toàn. Chị quê ở Đông Anh, Hà Nội và đã làm nghề này hơn chục năm nay. Cái nghèo, cái khó đã hằn lên dáng người gầy gò, tất tả của chị, hai bàn tay lúc nào cũng đen vì bùn đất, làn da sạm đi vì nắng gió, đôi mắt sâu hóm, khoé mắt hằn lên những vết chân chim.
Vốn là nông dân nhưng cả gia đình chị giờ chỉ có vài thước ruộng, ruộng ít mà miệng ăn thì đông, chị kiếm việc làm thêm. Thấy trong làng có nhiều người đi bới rác, chị cũng đạp xe đi theo. Sáng đi, tối về, cuộc sống của chị ngày ngày trên rong ruổi khắp thành phố, hy vọng “kiếm được đồng nào hay đồng ấy!”
Chị than thở :“ Giá phế liệu dạo này xuống quá,có đi cả ngày cũng chẳng bằng mấy tháng trước được. Ốm đau thì không biết trông cậy vào cái gì đây!”.
chưỡng lự trong giây lát, chị tiếp lời: “Làm cái nghề này nhọc lắm, một ngày chỉ được dăm bảy ngàn, đi suốt ngày mà nhiều khi còn bị người ta khinh nữa, nghĩ mà thấy cực. Nhà có ít ruộng lại đông con, chồng thì suốt ngày rượu chè, cờ bạc. Thôi thì cắn răng chịu đựng nuôi mấy đứa ăn học nên người, cũng may là mấy đứa nó nan, học hành đến nơi đến chốn.”- giọng chị chùng xuống. Chị thu dọn những gì lượm được cho vào bao tải, tiếp tục cuộc mưu sinh.
Trời sẩm tối. Khi các cửa hiệu đã lên đèn, nhà nhà sum họp quây quần bên nhau thì chị Trang quê ở Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc vẫn cần mẫn đạp xe và quan sát những đống rác ở ven đường.
Chị tâm sự: “ Cả hai vợ chồng đều xuống Hà Nội kiếm sống. Tôi làm nghề này được 2 năm rồi còn chồng thì đi làm thợ xây. Trừ tiền ăn và tiền trọ đi, tiết kiệm được ít nào thì gửi về cho 2 đứa con ở quê” .
Ngày chị đi buôn đồng nát, tối đến chị đạp xe đi kiếm thêm, nhặt nhạnh những thứ trong túi rác mà người ta vất bỏ. Chị bảo: “ Tôi chỉ đi đến 7 giờ tối là về. Đi đêm đi hôm sợ lắm. Thấy mấy người cùng làm nghề này bảo nhiều khi còn bị bọn say rượu trêu ghẹo, sàm sỡ nên tốt nhất là về sớm”
Vẻ mặt của chị phấn khởi hơn khi chỉ vào bao tải đầy buộc sau xe: “ Từ chập tối đến giờ tôi nhặt được ngần ấy thứ. Làm cái nghề này có vất thật, ăn uống chả đến nơi đến chốn nhưng được cái chả mất đồng vốn nào” chị cười để lộ hàm răng thưa khấp khểnh - niềm vui của một ngày lao động vất vả.
Mưu sinh trên rác
9h tối, khi trời bắt đầu chuyển gió, lạnh và có mưa phùn, người người ra đường ít hơn thì vẫn còn bóng dáng của một người đàn ông nhỏ nhắn với cái mũ cối cũ trên đầu kiên nhẫn lục lọi trong từng đống rác ven đường.
Một tay cầm que khều rác gạt những thứ không lấy được sang một bên, một tay thoăn thoắt nhặt nhạnh những vỏ chai, nilon…cho vào bao tải, người đàn ông nhìn tôi cau có: “Có gì đâu mà xem, nghèo thì mới phải thế này!”
Sau một hồi nói chuyện, như xua đi được những mặc cảm, anh bắt đầu tâm sự: gia đình nghèo, bố mất sớm, mẹ anh phải tần tảo nuôi hai anh em, anh học đến lớp 8 rồi bỏ dở, ruộng ít, trông chờ vào mấy sào ruộng thì cũng chẳng ăn thua. Anh kể: “ Tôi trọ trong khu Cổ Nhuế, gần ba trăm ngàn một tháng tiền trọ chứ ít gì đâu. Ở nhà tôi còn có mẹ và em gái, hàng tháng tích cóp được thì gửi tiền về cho họ trang trải cuộc sống”
Khi được hỏi về chuyện tương lai anh nói: “Đi bới rác thì ai người ta lấy! Nhiều khi cũng muốn đổi nghề lắm chứ nhưng mình làm cũng được 5 năm rồi, có tiền tiêu và gửi được về cho mẹ là tốt rồi!” Câu trả lời chắc nịch của anh như một lời khẳng định cho số phận của những người nghèo, số phận của những người kém may mắn.
Hà Nội về đêm thấp thoáng những bóng người bì bõm giữa..rác. Họ, mỗi số phận khác nhau nhưng cùng chung cái cảnh nghèo. Hạnh phúc của họ không ở đâu xa mà chính trên những đống rác họ vẫn mò mẫm hàng ngày.
Bới rác nuôi con
Trên những tuyến phố của Hà Nội, có thể dễ dàng bắt gặp hình ảnh của những dáng người lam lũ cùng chiếc xe đạp cũ, một cái que khều rác và bao tải, dò dẫm tìm đến những đống rác ven đường. Họ là những người nông dân không có ruộng, những người công nhân mất việc…ở quê không có đủ cái ăn, phải ra Hà Nội kiếm sống.
Tôi gặp chị Thanh đang bới rác trên phố Nguyễn Khánh Toàn. Chị quê ở Đông Anh, Hà Nội và đã làm nghề này hơn chục năm nay. Cái nghèo, cái khó đã hằn lên dáng người gầy gò, tất tả của chị, hai bàn tay lúc nào cũng đen vì bùn đất, làn da sạm đi vì nắng gió, đôi mắt sâu hóm, khoé mắt hằn lên những vết chân chim.
Vốn là nông dân nhưng cả gia đình chị giờ chỉ có vài thước ruộng, ruộng ít mà miệng ăn thì đông, chị kiếm việc làm thêm. Thấy trong làng có nhiều người đi bới rác, chị cũng đạp xe đi theo. Sáng đi, tối về, cuộc sống của chị ngày ngày trên rong ruổi khắp thành phố, hy vọng “kiếm được đồng nào hay đồng ấy!”
Chị than thở :“ Giá phế liệu dạo này xuống quá,có đi cả ngày cũng chẳng bằng mấy tháng trước được. Ốm đau thì không biết trông cậy vào cái gì đây!”.
chưỡng lự trong giây lát, chị tiếp lời: “Làm cái nghề này nhọc lắm, một ngày chỉ được dăm bảy ngàn, đi suốt ngày mà nhiều khi còn bị người ta khinh nữa, nghĩ mà thấy cực. Nhà có ít ruộng lại đông con, chồng thì suốt ngày rượu chè, cờ bạc. Thôi thì cắn răng chịu đựng nuôi mấy đứa ăn học nên người, cũng may là mấy đứa nó nan, học hành đến nơi đến chốn.”- giọng chị chùng xuống. Chị thu dọn những gì lượm được cho vào bao tải, tiếp tục cuộc mưu sinh.
Trời sẩm tối. Khi các cửa hiệu đã lên đèn, nhà nhà sum họp quây quần bên nhau thì chị Trang quê ở Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc vẫn cần mẫn đạp xe và quan sát những đống rác ở ven đường.
Chị tâm sự: “ Cả hai vợ chồng đều xuống Hà Nội kiếm sống. Tôi làm nghề này được 2 năm rồi còn chồng thì đi làm thợ xây. Trừ tiền ăn và tiền trọ đi, tiết kiệm được ít nào thì gửi về cho 2 đứa con ở quê” .
Ngày chị đi buôn đồng nát, tối đến chị đạp xe đi kiếm thêm, nhặt nhạnh những thứ trong túi rác mà người ta vất bỏ. Chị bảo: “ Tôi chỉ đi đến 7 giờ tối là về. Đi đêm đi hôm sợ lắm. Thấy mấy người cùng làm nghề này bảo nhiều khi còn bị bọn say rượu trêu ghẹo, sàm sỡ nên tốt nhất là về sớm”
Vẻ mặt của chị phấn khởi hơn khi chỉ vào bao tải đầy buộc sau xe: “ Từ chập tối đến giờ tôi nhặt được ngần ấy thứ. Làm cái nghề này có vất thật, ăn uống chả đến nơi đến chốn nhưng được cái chả mất đồng vốn nào” chị cười để lộ hàm răng thưa khấp khểnh - niềm vui của một ngày lao động vất vả.
Mưu sinh trên rác
9h tối, khi trời bắt đầu chuyển gió, lạnh và có mưa phùn, người người ra đường ít hơn thì vẫn còn bóng dáng của một người đàn ông nhỏ nhắn với cái mũ cối cũ trên đầu kiên nhẫn lục lọi trong từng đống rác ven đường.
Một tay cầm que khều rác gạt những thứ không lấy được sang một bên, một tay thoăn thoắt nhặt nhạnh những vỏ chai, nilon…cho vào bao tải, người đàn ông nhìn tôi cau có: “Có gì đâu mà xem, nghèo thì mới phải thế này!”
Sau một hồi nói chuyện, như xua đi được những mặc cảm, anh bắt đầu tâm sự: gia đình nghèo, bố mất sớm, mẹ anh phải tần tảo nuôi hai anh em, anh học đến lớp 8 rồi bỏ dở, ruộng ít, trông chờ vào mấy sào ruộng thì cũng chẳng ăn thua. Anh kể: “ Tôi trọ trong khu Cổ Nhuế, gần ba trăm ngàn một tháng tiền trọ chứ ít gì đâu. Ở nhà tôi còn có mẹ và em gái, hàng tháng tích cóp được thì gửi tiền về cho họ trang trải cuộc sống”
Khi được hỏi về chuyện tương lai anh nói: “Đi bới rác thì ai người ta lấy! Nhiều khi cũng muốn đổi nghề lắm chứ nhưng mình làm cũng được 5 năm rồi, có tiền tiêu và gửi được về cho mẹ là tốt rồi!” Câu trả lời chắc nịch của anh như một lời khẳng định cho số phận của những người nghèo, số phận của những người kém may mắn.
Hà Nội về đêm thấp thoáng những bóng người bì bõm giữa..rác. Họ, mỗi số phận khác nhau nhưng cùng chung cái cảnh nghèo. Hạnh phúc của họ không ở đâu xa mà chính trên những đống rác họ vẫn mò mẫm hàng ngày.
Nguyễn Thị Phương Thảo
Cùng chuyên mục
Bình luận