Những thành phố dẫn đầu cuộc cách mạng đô thị
(Sóng trẻ)-Ngày nay, khái niệm “đô thị hóa” không còn quá xa lạ với bất kì một ai. Cuộc sống ngày càng phát triển đòi hỏi con người cần xây dựng cầu đường, xây dựng những tòa nhà “chọc trời”, mở rộng diện tích thành phố… phục vụ lượng dân cư ngày một tăng cao.
Năm 2008, lần đầu tiên trong lịch sử, lượng dân cư sống ở đô thị cao hơn ở các vùng nông thôn và sự chênh lệch đang không ngừng tăng cao. Theo dự báo của Liên Hợp quốc, đến năm 2050 sẽ có khoảng 9,7 tỉ người sống ở các thành phố.
Tốc độ đô thị hóa nhanh khiến nhiều quốc gia lo lắng đến vấn đề như tệ nạn, việc làm, chất lượng cuộc sống, chính sách xã hội… Dưới đây là ba thành phố dẫn đầu cuộc cách mạng đô thị hóa và trở thành những nơi đáng sống nhất trên thế giới.
1.Singapore: Tận dụng tốt nguồn lực hạn chế
Singapore là một đảo quốc thuộc khu vực Đông Nam Á với dân số khoảng 5,54 triệu người (6/2015). Singapore xứng đáng là mô hình thành phố thành công ở thế kỉ 21. Từ một làng chai nhỏ, đến nay Singapore đã trở thành một trung tâm tài chính thế giới với GDP hơn 116 tỉ đô la/ năm (số liệu 2005). Đặc biệt, điều khiến người ta phải ngưỡng mộ là cách đảo quốc này quản lý nguồn lực hạn hẹp của mình.
Từ một làng chài, Singapore đã trở thành quốc đảo phát triển mạnh do biết quản lý và tận dụng nguồn lực ít ỏi
Singapore là một trong những quốc gia đứng đầu về tình trạng tắc đường. Chính phủ nước này đã phải hạn chế số lượng xe cộ được đăng kí mới nhằm khuyến khích người dân sử dụng các phương tiện giao thông công cộng. Nài ra, quốc gia này đang có kế hoạch yêu cầu tất cả các xe ô tô cá nhân phải lắp đặt thiết bị kết nối với vệ tinh, giúp tính toán khoảng cách di chuyển và chi phí cầu đường.
Nhu cầu về nước sạch cũng là một trong những thách thức lớn với chính phủ. Hai nhà máy khử muối có thể sản xuất khoảng 100 triệu lít nước mỗi ngày từ nước biển, đáp ứng khoảng một phần tư nhu cầu của thành phố. Các hệ thống xử lý nước thải tại Singapore được đánh giá tốt nhất thế giới. Bốn nhà máy nước sử dụng các bộ lọc và ánh sáng tia cực tím để khử trùng nước. Tuy nhiên, nước tái chế thường chỉ được sử dụng cho một số nhà máy công nghiệp cần nước tinh khiết. Nài ra Singapore cũng có kế hoạch xử lý nước mưa để sử dụng cho cây cối.
2.Houston: Phát triển mạnh nhưng chi phí phải chăng
Houston là thành phố đông dân nhất Texas và là thành phố đông dân thứ tư tại Hoa Kỳ. Năm 2010, dân số của thành phố cảng Houston này là 16983 người với GDP bình quân đầu người khoảng 70.097 USD/năm.
Những thành phố phát triển thường đi kèm với chi phí đắt đỏ như tại London, Paris, New York… Tuy nhiên ở Houston thì lại khác. Nơi đây là trung tâm của ngành công nghiệp dầu bùng nổ gần đây. Thành phố nổi tiếng với một trung tâm y tế được công nhận trên toàn quốc và là thành phố cảng thịnh vượng.
Thành phố đã mở cửa thị trường bất động sản để đáp ứng lượng dân cư khổng lồ của mình. Houston là thành phố đã cấp nhiều giấy phép xây dựng nhất, với 189.634 nhà xây mới. Theo Hiệp hội các nhà xây dựng quốc gia, hơn 60% nhà ở Houston có giá cả phù hợp với các gia đình trung bình.
Nhờ những chính sách mở cửa mà tầng lớp trung lưu cũng có thể mua được nhà ở thành phố Houston
Sở dĩ bất động sản Houston phát triển mạnh vì thành phố này thiếu quy hoạch truyền thống. Không có quy hoạch làm cho việc xây dựng dễ dàng và nhanh hơn, đáp ứng với thay đổi điều kiện kinh tế. Sẽ không cần tới quá trình quy hoạch, giải tỏa tốn kém để xây dựng một khu tổ hợp các dịch vụ trong một khu dân cư.
Ông Joel Kotkin - giám đốc điều hành của Trung tâm Cơ hội đô thị hóa ở Houston chia sẻ rằng, Houston đã "thể hiện năng lực để phát triển mà không bị lạm phát bất động sản như ở New York, San Francisco, Boston, hay London”.
3.Vancouver: Chú trọng việc đi bộ rèn luyện sức khỏe
Vancouver là thành phố cảng duyên hải thuộc Canada. Năm 2011, thành phố có 603.502 dân cư, là đô thị tự trị đông dân thứ tám toàn quốc.
Chính quyền ở Vancouver luôn mong muốn tạo mọi điều kiện, khuyến khích người dân đi bộ nhằm nâng cao sức khỏe cũng như bảo vệ môi trường sống.
Ở Vancouver, dân cư tăng nhanh nhưng số lượng xe cộ giao thông lại giảm mạnh
Vancouver đã nhận định đi bộ là chìa khóa quan trọng trong mục tiêu y tế công cộng và "thành phố xanh" của mình. Đường bộ đang được xây dựng và thiết kế lại để phù hợp với người đi bộ, như lắp đặt các tín hiệu giao thông trên các tuyến phố nhộn nhịp. Thành phố cũng khuyến khích xây dựng các dịch vụ như cửa hiệu, nhà hàng trong phạm vi có thể đi bộ của người dân.
Những nỗ lực của thành phố được đền đáp xứng đáng. Số lượng xe vào trung tâm thành phố đã giảm 20% kể từ năm 1996. Kết quả là, Vancouver được xếp hạng thứ năm bởi Walk Score, một đơn vị của Redfin chuyên đánh giá khả năng đi bộ ở 140 quốc gia Bắc Mỹ.
Nguyễn Ngọc Thu
Lớp: K33 – Báo chí đa phương tiện
(Nguồn: Tổng hợp)
Cùng chuyên mục
Bình luận