Những thói quen kì lạ của các thiên tài trong lịch sử

(Sóng trẻ) - Nài việc sở hữu chỉ số thông minh cao bất thường, các thiên tài cũng có những thói quen và tật xấu vô cùng kì lạ. 

1. Charles Dickens

bbf57ceee_anh1.jpg

Là một trong những nhà cải cách xã hội vĩ đại đến từ Victoria, London; Charles Dickens là tác giả có rất nhiều sáng tác nổi tiếng - nhưng ông lại bị ám ảnh bởi một số điều nhất định. Những trợ lý nói rằng Dickens không thể chịu đựng được việc để đầu tóc rối bời, cho nên ông ấy luôn giữ lược ở bên cạnh và chải tóc đến cả trăm lần một ngày. 

Dickens cũng cực kì bị ám ảnh đối với việc sắp xếp các nghiên cứu của ông. Chuyên gia phân tích cuộc đời và tác phẩm của Dickens đã cho rằng trường hợp của ông là các biểu hiện của chứng rối loạn cưỡng chế hay thậm chí là chứng động kinh.

Nài ra, ông còn có thói quen hay đi tới lui trong khi sáng tác và đọc lên để người thư kí chép lại. Họ đôi khi phải cân nhắc chữ nghĩa nhiều lần, thay thế từ ngữ cho phù hợp và thay đổi thứ tự câu cú trước khi tiếp tục.

2. Thomas Edison 

b62ec33da_anh2.jpg

Trước khi có thể trở thành các cộng sự nghiên cứu cho Thomas Edison, người ta phải vượt qua một quá trình phỏng vấn khó khăn, trong đó bao gồm ăn một bát súp dưới sự quan sát của nhà phát minh nổi tiếng này. Ông muốn kiểm tra xem họ có nếm gia vị trước khi ăn hay không. Nếu họ thêm muối vào súp thì họ đã thể hiện là mình không cố gắng, Edison sẽ tự động sa thải họ. Bài kiểm tra này nhằm loại bỏ những thí sinh mới chỉ bắt đầu mà đã đưa ra quá nhiều giả định.
 
Edison là một trong những người có bộ óc vĩ đại, ông cố gắng né tránh các nhu cầu thiết yếu như ngủ. Cụ thể, Edison chia giấc ngủ của mình thành nhiều lần ngủ ngắn để có thêm thời gian tỉnh táo làm việc. Chu kỳ ngủ nhiều giai đoạn này là một lựa chọn hấp dẫn cho những người muốn có thêm thời gian thức để làm việc khác. Thật không may, hầu hết các thí nghiệm về giấc ngủ nhiều giai đoạn đã không đạt được những kết quả như kì vọng.

3. Stephen King

b62ec33da_anh_3.jpg

Trong cuốn sách “On Writing” (Bàn về công việc viết văn), King cho biết “Tôi tin đường đến địa ngục được lát bằng trạng từ, và tôi sẽ loan tin này cho mọi người biết”. 

King đã tạo ra bài viết hoàn toàn không có trạng từ. Theo ông, trạng từ đã cướp đoạt các chi tiết và đặc trưng từ trong phần còn lại của câu.

Ông cũng là trong số những nhà văn đương đại sung sức nhất, có tác phẩm đều đặn trong danh mục các cuốn sách bán chạy trên Thời báo New York. Ông nói rằng mình đều đặn viết 2.000 từ mỗi ngày (không trạng từ) - thậm chí cả khi đi nghỉ, đây là một trong những chìa khoá thành công của ông.

4. Nhà phát minh Nikola Tesla 

b62ec33da_anh_4.jpg

Nếu không có Nikola Tesla, sự hiểu biết của chúng ta về điện chắc hẳn sẽ phải mất nhiều năm so với những gì đang được hưởng thụ ngày nay. Tesla đã đệ đơn xin hơn 300 bằng sáng chế cho các phát minh như nam châm điện, đài radio, và động cơ AC. Nhưng không giống như Einstein, Tesla không lập dị ngay từ lúc khởi nghiệp. Ông chỉ trở nên kì quặc hơn khi già đi.
 
Mỗi ngày, Tesla được biết đã bắt đầu làm việc vào lúc 3 giờ sáng và liên tục cho đến 11 giờ đêm. Thói quen xấu khiến ông bị suy nhược thần kinh ở tuổi 25. Nhưng ông vẫn gồng mình làm việc theo cách này trong suốt 38 năm không ngừng nghỉ - một lịch trình làm việc đầy nghiêm ngặt.
 
Ông sống độc thân và làm bạn với bồ câu. Ông cũng có những nỗi sợ thầm kín như: không thể chịu đựng được phụ nữ thừa cân và đồ trang sức (đặc biệt là ngọc trai).

5. Albert Einstein
 
b62ec33da_anh_5.jpg

Albert Einstein không chỉ là một thiên tài. Ông từng là người chậm nói, luôn phải đấu tranh trong việc sử dụng ngôn ngữ khi còn là một đứa trẻ, khiến cha mẹ và các bác sĩ phải bận tâm rất nhiều. Cùng với tính tình bướng bỉnh và việc không chịu trưởng thành như những bạn cùng trang lứa, Einstein nói sự chậm phát triển của mình cho ông nhiều cơ hội để suy nghĩ về các yếu tố cơ bản của cuộc sống, như không gian và thời gian. Ông tò mò về các khái niệm và tự mình đặt ra câu hỏi, cuối cùng dẫn đến những đột phá, ví dụ như thuyết Tương đối sau này. 

Einstein chưa từng từ bỏ hoàn toàn những thói quen kỳ lạ của mình. Tài xế của ông nói rằng ông đã từng can đảm nhặt một con châu chấu trên mặt đất và ăn nó. Ông cũng mang đàn violin theo mình khi đi ngắm chim, và chơi nhạc với những giọt nước mắt chảy dài trên khuôn mặt của mình.

6. Sigmund Freud

222af917b_anh_8.jpg

Là người tiên phong trong lĩnh vực khoa học Thần kinh, bác sĩ Freud đã cho chúng ta những hiểu biết sâu sắc về tiềm thức, thay đổi cách tiếp cận của tâm lý học vào tâm trí con người. Nhưng tật xấu của ông? Freud không thể từ chối nicotine và cocaine.

Ông bắt đầu nghiện các chất kích thích này từ sớm và gần như hút liên tục. Một người bạn thân là bác sĩ đã cảnh báo cho Freud rằng việc hút xì gà cả ngày sẽ gây ra  chứng  rối loạn nhịp tim rất nguy hiểm.

Freud cố gắng để bỏ thuốc lá, nhưng ông lại rơi vào trầm cảm nghiêm trọng trong quá trình này. Ông chia sẻ: “Ngay sau khi bỏ thuốc lá, tim của ông còn tệ hơn so với khi hút thuốc... và khi đó tâm trạng của ông không được yên vì những hình ảnh chết chóc và sự chia ly cứ lặp đi lặp lại trong đầu ông”. Freud không thể từ bỏ được thói quen này, thậm chí sau khi phải trải qua 33 ca phẫu thuật miệng và hàm để loại bỏ tế bào ung thư .

7. Honore de Balzac 

6217ea7d6_anh_7.jpg

Bạn đang nghiện cà phê? Nhưng chắc là vấn đề nghiện caffeine của bạn không thể sánh được với tiểu thuyết gia người Pháp Honore de Balzac. Nhà văn lịch sử này uống đến 50 tách cà phê mỗi ngày, hầu như không ngủ chút nào trong khi sáng tác kiệt tác của mình, "La Comedie Humaine"

Trong “The Pleasures and Pains of Coffee” (Café: Niềm khoái cảm và những cơn đau), ông thậm chí dành hẳn một bài viết ca ngợi đồ uống này bằng thứ văn hoa mỹ và đầy chất thơ: “Thứ cà phê này khi được rót vào dạ dày của bạn đã ngay lập tức tạo nên một chấn động”, ông viết, “Các ý tưởng rầm rập chuyển dịch như các tiểu đoàn của Đại quân giữa trận địa, và cuộc chiến diễn ra. Những điều được khắc ghi tràn tới như phi nước đại, tiếp bước cơn gió lốc”.

8. Agatha Christie 

1c7875d99_01.jpg

Bà đã viết 66 tiểu thuyết trinh thám và 14 tập truyện ngắn, nhưng Agatha Christie đã không viết tại bàn làm việc. Thực tế, bà thậm chí không có một văn phòng - bà viết “Murder on Orient Express” (Án mạng trên chuyến tàu tốc hành) trong phòng khách sạn (ảnh). Bà sử dụng máy đánh chữ, đối với Christie, đánh máy cũng là một phần của quá trình viết. 

Quá trình soạn thảo văn bản của Christie diễn ra rời rạc. Bà viết ở bất cứ nơi nào khi có tâm trạng, đôi khi ở tại bàn ăn hay trong phòng ngủ của bà. Christie thậm chí bắt đầu viết từ lâu trước khi nghĩ ra âm mưu cho câu chuyện của bà, và bà thường bắt đầu với các chi tiết của vụ giết người trước khi tiếp tục.

9. Tiến sĩ Yoshiro Nakamatsu

222af917b_anh_9.jpg

Trong 74 năm của cuộc đời mình, Tiến sĩ Yoshiro Nakamatsu đã được cấp bằng sáng chế cho hơn 3.300 phát minh, nổi tiếng nhất là bằng sáng chế đĩa mềm vào năm 1952. Nhiều ý tưởng lớn được phát hiện ra trong hoàn cảnh khi ông đã gần chết đuối. Tiến sĩ Nakamatsu tin tưởng vào những lợi ích tinh thần khi làm việc trong điều kiện không có không khí dưới nước.

Ông nói: “Để não thiếu dưỡng khí, bạn phải lặn sâu và cho phép các áp lực của nước tràn vào não. Và trong 1,5 giây trước khi chết, ông hình dung ra được một phát minh mới”. Nhà phát minh Nhật Bản sau đó ghi lại các ý tưởng của mình vào giấy chống thấm nước rồi bơi lên.

Một chìa khóa khác dẫn đến thành công của Nakamatsu? Đó là động não trong một “phòng yên tĩnh” được lát gạch bởi vàng 24 kara. Theo Tiến sĩ Nakamatsu, vàng có thể ngăn được lớp sóng vô tuyến ảnh hưởng đến quá trình sáng tạo.

10. Edgar Allan Poe 

222af917b_anh_10.jpg

Các tác giả trong những năm 1800 không có các công cụ xử lý văn bản nhanh chóng như chúng ta có ngày hôm nay, bởi thế viết tay là một sự lựa chọn phổ biến. Nhưng Edgar Allan Poe đã đi một bước xa hơn, ông viết tác phẩm của mình trên giấy, cuộn lại rồi dán bằng sáp niêm phong.
  
Truyện ngắn của Poe không dành những người yếu tim. Nó đẫm máu và có những chi tiết bệnh hoạn, nhiều người cùng thời với ông gần như không thể đọc chúng. Nhưng sau cái chết của ông, các tác phẩm của Poe mới nhận được sự tôn trọng. Con mèo của Poe cũng đóng vai trò quan trọng trong quá trình sáng tạo của chủ nhân. Poe gọi cô mèo mướp là Catterina – “người giám hộ văn chương” của ông.

Steffany Jacoby (listverse)
Dịch : Ngô Hồng Anh
Phát thanh K32

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN