Hà Nội: Không dám mở cửa vì mùi ô nhiễm nồng nặc bủa vây

(Sóng trẻ) - Dòng nước thải đặc quánh, đen kịt bao quanh các con mương từ lâu đã trở thành hình ảnh quen thuộc, dễ thấy khi dạo quanh khu dân sinh trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội.

Nước được ‘phủ màu’ như thế nào?

Nhiều năm nay, người dân sống dọc các con mương trên địa bàn các phường Đông Ngạc, Xuân Đỉnh đã dần quen với cảnh cứ đi ra khỏi cửa là đeo khẩu trang vì mùi hôi thối nồng nặc bốc lên từ dưới lòng mương.

3ad21b198_1.jpg
Rác thải bị “ném thẳng’ xuống lòng mương đặc quánh - Ảnh: Nguyễn Thúy

Theo ghi nhận của phóng viên, phần lớn rác thải sinh hoạt, túi nilon và nước thải chưa qua xử lý được đổ trực tiếp xuống lòng mương gây ách tắc và ô nhiễm nguồn nước trầm trọng. Tuy có nơi tập kết rác thải nhưng người dân vẫn vô tư đổ rác vô tội vạ ra cống mương, làm rác không thoát được gây ra hiện tượng ùn ứ và bốc mùi hôi thối. Mỗi khi trời mưa, nước đầy lên đem theo rác rưởi, mùi hôi thối lên mặt đường, gây khó khăn cho người dân sống quanh khu vực.

Được biết, trước đây con mương này dùng để phục vụ nước tưới tiêu cho nông nghiệp, nhưng đô thị hóa phát triển, dân cư tập trung đông đúc nên con mương đã trở thành chỗ thoát nước xả thải dân sinh.

3ad21b198_2.png
Tác nhân ‘nhuộm màu’ cho dòng nước - Ảnh: Nguyễn Thúy

Bà Trần Thị Dũng – người dân sống tại đây cho hay: “Nước thải sinh hoạt từ hộ dân sống hai bên và tòa nhà chung cư A1 đổ thẳng ra mương này, vì không có bể phốt. Hôm nào nắng to mùi kinh lắm và đặc biệt nhiều muỗi”.

3ad21b198_3.jpg
Rác được xả ra môi trường vô tội vạ, là nơi lý tưởng cho ruồi, muỗi sinh sống - Ảnh: Nguyễn Thúy

Giải pháp nào cho dân sống ven kênh mương?

Theo ông Nguyễn Đình Dởn (Hội trưởng hội cựu chiến binh phường Đông Ngạc) cho biết: “Lần nào họp Hội đồng nhân dân Phường dân cũng kêu nhưng mà trên bảo cái mương này thuộc quyền của cấp Quận, chứ phường không giải quyết được, phường chỉ kiến nghị thôi”.

3ad21b198_4.jpg
Nhiều cống nước thải sinh hoạt chưa qua xử lý được ‘dốc’ thẳng xuống lòng mương - Ảnh: Nguyễn Thúy

Theo phản ánh của người dân sống quanh khu vực ô nhiễm cho biết, thỉnh thoảng cũng có người bơm nước ra mương để gột rửa, và dọn dẹp cây cối, rác thải lên bờ rồi phun thuốc diệt cỏ để thông thoáng kênh mương cho nước chảy. Còn người dân sống ven bờ thì tự trồng cây hai bên rìa mương để giữ đất không xô xuống lòng mương, đồng thời cây sẽ giúp điều hòa, giảm bớt mùi hôi thối và các khí bốc lên từ lòng mương này.

Mặc dù, người dân đã nhiều lần kiến nghị và Bí thư Huyện ủy Từ Liêm có sự đề xuất giải pháp xây cống hộp. Tuy nhiên đến nay giải pháp vẫn nằm trên giấy tờ và dự án vẫn chỉ là dự án.

Chú Nguyễn Tất Tiến - Nhân viên dọn và xử lý rác thải cho hay: “Ngày nào tôi cũng làm công việc nạo vét kênh mương, khơi thông cống rãnh nên cũng thành quen. Mỗi ngày tôi thu về một xe rác, ước tính khoảng hai tạ rác và lượng rác tăng lên mỗi khi trời mưa to là khoảng hai đến ba xe”.

Ông Nguyễn Đức Văn – hộ dân sống cạnh con mương ô nhiễm, là ‘con bệnh’ đường hô hấp, mấy năm nay không dám ra khỏi nhà vì sợ mùi ô nhiễm từ lòng mương bốc lên gây khó thở: “Mỗi lần khỏe tôi mới dám xuống nhà, con không thì cứ ở trên tầng hai, đóng của kín mít, bật điều hòa và máy tạo độ ẩm lên để thở”.

Ông chia sẻ thêm: “Nếu như chính quyền cho phép, nhà nước và nhân dân cùng làm, trên mà cứ bật đèn xanh là dân tình cũng tự nguyện đóng góp hết, vì môi trường nó quan trọng lắm”. 

Nhiều lần, các hộ dân sống quanh những con mương này đã kiến nghị và đề lên cấp trên cho phép các hộ dân xây bờ kênh mương nhưng không được chính quyền địa phương cho phép, người dân chỉ biết “sống chung” với ô nhiễm.

Video: Hà Nội: "Không dám mở cửa" vì bị bủa vây bởi mùi ô nhiễm nồng nặc


Nguyễn Thúy – Phương Linh 

Đa phương tiện K34a2

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN