Nỗ lực 4 năm xóa bỏ nếp dùng bếp than tổ ong ở Hà Nội

(Sóng trẻ) - Qua 4 năm thực hiện Chỉ thị số 15/CT-UBND của UBND thành phố Hà Nội về việc xóa bỏ hoàn toàn bếp than tổ ong, lãnh đạo các địa phương vẫn tích cực kiểm tra, giúp đỡ người dân tháo gỡ khó khăn.

Theo số liệu của tổ chức y tế thế giới WTO, ở Việt Nam, ô nhiễm không khí trong nhà là nguyên nhân khiến 45.000 người chết mỗi năm và than tổ ong là một trong những nguyên nhân chính. Than tổ ong dùng để đun nấu thải ra nhiều loại chất độc hại bao gồm CO và bụi mịn, có thể gây ra các bệnh nguy hiểm như viêm phế quản phổi tắc nghẽn mãn tính, ung thư thanh quản, viêm đường hô hấp và viêm phổi. 

Chính vì vậy, ngày 30 tháng 10 năm 2019, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội đã ra chỉ thị 15/ CT-UBND về việc thay thế và loại bỏ toàn bộ việc sử dụng than tổ ong làm nhiên liệu trong sinh hoạt kinh doanh dịch vụ nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường trên địa bàn thành phố. 

Gần 4 năm trôi qua, ủy ban nhân dân các phường vẫn tích cực, liên tục ra quân rà soát thu giữ bếp than tổ ong mà người dân cũng như các hộ kinh doanh đang sử dụng, đồng thời tạo điều kiện tặng bếp mới cho các hộ có hoàn cảnh khó khăn.

Hà Nội đã xóa được hơn 99% số lượng bếp than tổ ong
Hà Nội đã xóa được hơn 99% số lượng bếp than tổ ong

Ông Nguyễn Văn Vĩnh (Chủ tịch UBND phường Phúc Tân, Hoàn Kiếm, Hà Nội) chia sẻ: “Bà Vân, tổ 4 phố Đinh Liệt sử dụng bếp than là một trường hợp có hoàn cảnh khó khăn. Chính vì vậy, việc sử dụng, vận hành các loại bếp khác thay thế bếp than tổ ong là việc khó đối với bà. Chúng tôi đã họp với địa bàn để cân nhắc tới việc hỗ trợ gia đình một hình thức bếp sinh hoạt thích hợp hơn để gia đình có thể tiện sinh hoạt cũng như bảo vệ tốt không khí. Địa bàn dân cư thì có các cái nguồn quỹ vận động cũng như nguồn xã hội hóa để giải quyết vấn đề này”.

Riêng trên địa bàn quận Hoàn Kiếm, sau 4 năm triển khai chỉ thị, hơn 5000 bếp than tổ ong đã được loại bỏ. Kết quả tích cực có được là nhờ sự cam kết mạnh mẽ và nỗ lực của lãnh đạo từ thành phố đến các quận, đồng thời kết hợp nhiều phương pháp khác nhau bao gồm nghiên cứu truyền thông mạng xã hội nâng cao nhận thức và cung cấp giải pháp thay thế. 

Ông Phạm Tuấn Long - chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm chia sẻ những thuận lợi trong công tác xoá bỏ bếp than tổ ong trên địa bàn: “Trong thời qua, quận Hoàn Kiếm nhận được rất nhiều sự hỗ trợ của các tổ chức xã hội trong đó có cả các tổ chức quốc tế và tổ chức trong nước. Đặc biệt, các tổ chức này có kinh nghiệm và có nguồn tình nguyện viên am hiểu và nhiệt tình để hỗ trợ cho chúng tôi trong công tác tuyên truyền”.

Thành công trong việc phối hợp quản lý và hạn chế bếp than tổ ong, góp phần hạn chế nguồn thải ra không khí chỉ là một đốm sáng nhỏ trong quản lý chất lượng không khí hiện nay. Thực tế, tác động các nguồn xả thải trực tiếp khác ra môi trường vẫn còn rất lớn. 

Thực tế cho thấy vẫn còn nhiều hạn chế, đơn cử như trách nhiệm chủ trì và phân công quản lý nhà nước về chất lượng môi trường không khí còn phân tán, chưa rõ đầu mối quản lý giữa các bộ có liên quan. Trong khi đó, các chính sách pháp luật về kiểm soát ô nhiễm không khí chưa cụ thể và chưa có kế hoạch quản lý chất lượng không khí ở Trung ương cũng như địa phương.

“Ngay cả bộ tài nguyên môi trường cũng không có bộ phận chuyên trách về quản lý chất lượng không khí. Các sở Tài nguyên và Môi trường ở địa phương cũng thiếu lực lượng làm về quản lý chất lượng không khí. Chính vì thế, nguồn lực dành cho cái quản lý chất lượng không khí không nhiều, kể cả các vấn đề về quan trắc, kiểm kê khí thải cũng chưa thật sự chuyên nghiệp” - GS. Hoàng Xuân Cơ chia sẻ.

Rõ ràng, ngoài nhìn nhận và giải quyết mối nguy về không khí trước mắt, các cấp chính quyền cũng cần tìm ra giải pháp căn cơ nhằm kiểm soát tốt nguồn phát thải, từ đó cải thiện chất lượng không khí cho người dân.

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN