Nỗi buồn biển báo cấm
(Sóng Trẻ) - Hiện nay, các loại biển chỉ dẫn, biển cảnh báo, biển cấm… đã trở nên vô cùng quen thuộc đối với chúng ta. Cuộc sống sẽ trở nên khó khăn nếu thiếu đi những biển báo đó. Thế nhưng, đôi khi những biển báo này lại trở nên phản tác dụng, đặc biệt là những biển báo cấm.
Càng cấm càng vi phạm
Đi một vòng công viên Thủ Lệ, đếm qua cũng có đến hơn chục biển: “không dẫm lên cỏ”. Ấy vậy mà rất nhiều tốp học sinh theo sự chỉ dẫn của giáo viên, ngang nhiên “chiếm” những khu đất rộng làm nơi nghỉ chân, ăn uống. Nhiều cô cậu học trò còn tỏ ra hiếu kì với những biển báo này. Chúng thích vui đùa, chạy nhảy quanh khu có biển báo cấm.
Dường như những chỗ có biển báo cấm còn là nơi để người ta thể hiện “bản lĩnh” của mình. Những nơi có biển “cấm đổ rác” thường bị một số người đổ để chứng tỏ ta đây “anh hùng”, không sợ ai. Tình trạng này xảy ra nhiều ở các vùng quê, do nhận thức còn chưa cao, họ thường hành động theo cảm tính, không ý thức được những việc mình làm có khả năng dẫn đến những hậu quả xấu không thể lường trước được. Khi được hỏi vì sao không đổ rác đúng nơi quy định, tôi nhận được câu trả lời không chút đắn đo: “Tiện thì tôi đổ, việc gì phải mất công ra tận nơi quy định mà đổ? Mà tôi đổ rác ở đây cũng có ảnh hưởng tới cuộc sống của ai đâu? Cấm làm gì?”
Đâu là giải pháp?
Tình trạng phản tác dụng của những biển báo cấm chủ yếu là do ý thức của con người. Vì vậy, muốn biển báo cấm đi vào hoạt động theo đúng ý nghĩa của nó, mỗi chúng ta cần phải có ý thức tự giác. Nài ra, cũng cần có sự giáo dục ý thức bảo vệ môi trường từ sớm cho trẻ em.
Thay cho việc sử dụng biển cấm, ta có thể dùng những biển chỉ dẫn với lời lẽ nhẹ nhàng hơn. Chẳng hạn như thay biển báo: “cấm đổ rác”, ta có thể dùng biển: “làm ơn đổ rác đúng nơi quy định”.
Hi vọng trong một ngày không xa, sẽ không còn cảnh những đống rác thải chất đầy ngay cạnh biển “cấm đổ rác”, không còn những đám đông người tụ tập trên những thảm cỏ có treo biển: “không dẫm lên cỏ”.
Càng cấm càng vi phạm
Đi một vòng công viên Thủ Lệ, đếm qua cũng có đến hơn chục biển: “không dẫm lên cỏ”. Ấy vậy mà rất nhiều tốp học sinh theo sự chỉ dẫn của giáo viên, ngang nhiên “chiếm” những khu đất rộng làm nơi nghỉ chân, ăn uống. Nhiều cô cậu học trò còn tỏ ra hiếu kì với những biển báo này. Chúng thích vui đùa, chạy nhảy quanh khu có biển báo cấm.
La liệt người và đồ ăn bày cạnh biển: "Không dẫm lên cỏ".
Dường như những chỗ có biển báo cấm còn là nơi để người ta thể hiện “bản lĩnh” của mình. Những nơi có biển “cấm đổ rác” thường bị một số người đổ để chứng tỏ ta đây “anh hùng”, không sợ ai. Tình trạng này xảy ra nhiều ở các vùng quê, do nhận thức còn chưa cao, họ thường hành động theo cảm tính, không ý thức được những việc mình làm có khả năng dẫn đến những hậu quả xấu không thể lường trước được. Khi được hỏi vì sao không đổ rác đúng nơi quy định, tôi nhận được câu trả lời không chút đắn đo: “Tiện thì tôi đổ, việc gì phải mất công ra tận nơi quy định mà đổ? Mà tôi đổ rác ở đây cũng có ảnh hưởng tới cuộc sống của ai đâu? Cấm làm gì?”
Đâu là giải pháp?
Tình trạng phản tác dụng của những biển báo cấm chủ yếu là do ý thức của con người. Vì vậy, muốn biển báo cấm đi vào hoạt động theo đúng ý nghĩa của nó, mỗi chúng ta cần phải có ý thức tự giác. Nài ra, cũng cần có sự giáo dục ý thức bảo vệ môi trường từ sớm cho trẻ em.
Rác đổ ngay trên biển: “Cấm đổ rác” (nguồn internet).
Thay cho việc sử dụng biển cấm, ta có thể dùng những biển chỉ dẫn với lời lẽ nhẹ nhàng hơn. Chẳng hạn như thay biển báo: “cấm đổ rác”, ta có thể dùng biển: “làm ơn đổ rác đúng nơi quy định”.
Hi vọng trong một ngày không xa, sẽ không còn cảnh những đống rác thải chất đầy ngay cạnh biển “cấm đổ rác”, không còn những đám đông người tụ tập trên những thảm cỏ có treo biển: “không dẫm lên cỏ”.
Kiều Luyến
Lớp Báo mạng điện tử K.30
Học viện Báo chí và Tuyên truyền.
Lớp Báo mạng điện tử K.30
Học viện Báo chí và Tuyên truyền.
Cùng chuyên mục
Bình luận