Nữ sinh trường Báo vượt khó, học giỏi: “Chưa bao giờ hối hận khi chọn nghề báo!”

( Sóng trẻ )- Phạm Thi tâm sự, bản thân chưa bao giờ hối hận khi chọn nghề báo vì nó cho cô bạn khóc cười cùng những mảnh đời, đôi chút vấp ngã để trưởng thành và hơn hết là để thực hiện tâm nguyện của người cha đã khuất.

Sở hữu bảng thành tích học tập đáng ngưỡng mộ cùng kinh nghiệm hoạt động Đoàn sôi nổi, mới đây, Phạm Thi – cô học trò nghèo của tỉnh Hà Tĩnh đã xuất sắc nhận được học bổng Nguyễn Thái Bình. 

Trong những ngày cuối năm bận rộn với lịch trình học và làm việc dày đặc, Phạm Thi đã có cuộc trò chuyện ngắn cùng PV và độc giả Sóng trẻ để chia sẻ về những bí quyết vươn tới thành công cũng như niềm đam mê mãnh liệt dành cho nghiệp báo mà cô bạn đang theo đuổi:

5ebbed773_1.jpg

Nữ sinh trường báo vượt khó, học giỏi – Phạm Thị Thi.

Luôn ưu tiên cho việc học

PV: Là sinh viên duy nhất của khoa PTTH được nhận Học bổng “Chương trình Nguyễn Thái Bình – vườn ươm nhân tài”, bạn có cảm thấy bất ngờ?

Thật sự, khi nhận được thông báo rằng mình sẽ được nhận Học bổng “Chương trình Nguyễn Thái Bình – Vườn ươm nhân tài LienViet Post Bank” mình rất bất ngờ và cảm thấy may mắn. Học bổng này với mình như là một sự khích lệ, động viên để mình cố gắng học tập tốt hơn nữa!

PV:  Bí quyết quan trọng nào đã giúp bạn nhận được suất học bổng trên?

Mình luôn cố gắng để hoàn thành tốt những mục tiêu đã đặt ra. Đặc biệt, mình luôn ưu tiên cho việc học vì đây là nhiệm vụ chính của sinh viên. Nài ra, mình thường đọc thêm sách liên quan đến chuyên nghành để trang bị thêm những kiến thức cần thiết.

PV: Được biết, Phạm Thi phải tự mình trang trải cho công việc học tập bằng cách đi làm thêm. Bạn cân đối như thế nào giữa việc học và làm?

Mình bắt đầu đi làm thêm từ những ngày đầu mới bước chân ra Thủ đô. Ban đầu, thời gian biểu của mình khá bận rộn. Hồi năm nhất, mình thường ôn thi ở chỗ làm, hễ cứ rảnh rỗi là mình lại đọc sách và tài liệu liên quan đến môn học. Học như thế cũng hơi bất tiện nhưng chỉ có như vậy thì mình mới có thể vừa làm vừa học. 

Còn ở thời điểm hiện tại, mình đang nỗ lực hết sức trong việc cân bằng giữa việc học và làm thêm để có thể đạt được kết quả học tập tốt nhất có thể. Thường thì mình sẽ học vào buổi tối, sau khi đi làm về và xem lại các bài tập cũng như các phần chuẩn bị cho buổi học ngày mai rồi mới đi ngủ. 

Tâm niệm từ người cha đã khuất và niềm đam mê mãnh liệt dành cho nghề báo

PV: Vất vả như vậy, cách để bạn vượt qua những khó khăn trong cuộc sống là gì?

Mỗi người sẽ có một câu chuyện cho riêng mình và cách để chúng ta vượt qua mọi khó khăn đó chính là niềm tin. Mình luôn tin tưởng rằng, những gì bản thân cố gắng rồi sẽ được đền đáp xứng đáng. 

Hơn nữa, động lực để mình vượt qua hoàn cảnh khó khăn đó chính là người cha đã khuất. Mỗi lần vấp ngã tưởng chừng không thể đứng dậy, mình lại nghĩ về Người, về những tâm nguyện còn dang dở, những nỗi cực khổ, đau đớn mà Người đã phải chịu đựng. 

Và hơn hết, mình cố gắng để có một tương lai tốt hơn, để có thể xây lại cho mẹ căn nhà không còn dột nát mỗi lần mưa bão. Hoàn cảnh khó khăn sẽ giúp chúng ta mạnh mẽ hơn, kiên gan hơn và nghị lực hơn trước những giông tố của cuộc đời. 

PV: Nghề báo luôn ẩn chứa những khó khăn và nguy hiểm, nhất là đối với phái nữ. Vì sao bạn vẫn quyết định lựa chọn theo đuổi con đường này?

Khi chọn trường thì bản thân chỉ nghĩ, mình phải làm nghề gì đó có thể giúp đỡ được nhiều mảnh đời khó khăn và hơn hết là giúp mình thoát khỏi cái bóng của sự nghèo khổ. Và cuối cùng mình đã chọn báo chí! 

Nghề nào cũng sẽ có những khó khăn, nguy hiểm riêng, chỉ cần mình đam mê và theo đuổi đến cùng thì dù ở đâu, làm gì vẫn sẽ cảm thấy quyết định của mình là đúng đắn. Mình thích viết lách, thích đi đây đó và cùng san sẻ khó khăn với những mảnh đời bất hạnh thông qua trang viết của mình. 

PV:  Yêu thích nghề báo như thế, vậy hơn 3 năm qua, thực tế làm nghề có khiến bạn hối hận với quyết định mình đã lựa chọn?

Nhiều khi vấp ngã, đôi ba lần mình nghĩ về quyết định theo đuổi nghề báo là đúng hay sai? Tuy nhiên, cuộc đời làm gì có đúng hay sai, đúng sai là ở chính bản thân mình nhìn nhận vấn đề đó. 

Bản thân mình chưa bao giờ hối hận khi chọn con đường này! Nghề báo cho mình những trải nghiệm thú vị, cho mình khóc cười với những cuộc đời riêng. Và nghề báo cho mình vấp ngã để trưởng thành hơn khi một bài có thể viết đi viết lại mà vẫn không được đăng, một đề tài mà mình tâm đắc lại không có gì đặc sắc với sếp, đó là chuyện quá bình thường khi mình tập tễnh va chạm với nghề. Nhưng mình vẫn luôn tin tưởng vào những quyết định của bản thân và cố gắng nhiều hơn cho những gì mà mình theo đuổi. 

PV: Tâm huyết với nghề báo như vậy, bạn có suy nghĩ gì khi có một thực tế đáng buồn thay rằng, hiện nay có rất nhiều bạn sinh viên vẫn chưa thể viết nổi một tin hoàn chỉnh khi bắt đầu bước vào kì thực tập?
Theo mình, bất cứ nghề nào cũng cần được rèn giũa trong quá trình học tập. Đặc biệt đối với sinh viên báo chí thì việc làm quen với nghề là một điều tối cần thiết! 

Các bạn nên ‘tập’ làm nghề khi còn đang ngồi trên ghế nhà trường để có thêm những kĩ năng, kinh nghiệm khi bước vào thực tế. Bởi những kiến thức sách vở chỉ là một phần lý thuyết. Khi va chạm với thực tế, sẽ có rất nhiều vấn đề khác xảy ra. 

Nếu sinh viên năm cuối, khi bước vào kì thực tập mà không viết nổi một tin bài hoàn chỉnh thì chỉ có nguyên nhân chủ quan của các bạn đó mà thôi. Sẽ không ai có thể thay mình học hỏi và thực hành nghề nghiệp nên việc bản thân có ý thức trau dồi kiến thức và kĩ năng nghiệp vụ sẽ giúp ích cho chính bản thân các bạn rất nhiều. 

PV: Vậy bản thân bạn đã thu nhận được những gì trong quá trình hoạt động báo chí?

Nói đến những gì mình đã thu nhận được trong quá trình hoạt động báo chí thì phần nhiều có lẽ là kinh nghiệm! Nghề báo cho mình được học hỏi, được nhìn nhận cuộc sống với nhiều khía cạnh khác nhau. Đặc biệt, mình được tiếp xúc với nhiều người, nhiều mảnh đời khác nhau và được chuyển tải những thông điệp đến với bạn đọc thông qua các trang viết của chính mình. 

PV: Theo bạn, mỗi một nhà báo cần hội tụ đầy đủ những phẩm chất gì?

Nài những phẩm chất cần thiết về lập trường chính trị, nghiệp vụ, đạo đức... thì theo mình, nhà báo cần nhất là cái “tâm”. 

Bởi báo chí là tấm gương phản chiếu hiện thực đời sống nên tính chân thực là điều quan trọng. Nếu nhà báo nhìn nhận thực tế khách quan không chính xác, không có sự đầu tư tìm hiểu kĩ lưỡng thì dẫn đến tình trạng ‘sai một li đi một dặm’.

PV: Bạn có dự định gì ở thì tương lai?

Trong tương lai thì mình sẽ tiếp tục theo đuổi nghề báo. Mình mong muốn sẽ giúp đỡ được nhiều hoàn cảnh khó khăn, được đi đến nhiều vùng đất mới, gặp gỡ và tạo dựng được nhiều mối quan hệ. Và hơn hết, mình sẽ hoàn thành tâm nguyện cuối cùng của người cha quá cố và giúp đỡ mẹ mình có một cuộc sống đỡ vất vả hơn. 

Cảm ơn sự chia sẻ của Thi! Chúc bạn tâm luôn sáng, bút luôn sắc và sống mãi với đam mê của chính bản thân mình!

Tiến Dũng

Họ và tên: Phạm Thị Thi

Sinh ngày: 04/01/1996

Quê quán: Can Lộc – Hà Tĩnh

Sinh viên lớp Báo chí Đa phương tiện 34a2, khoa Phát thanh – Truyền hình, Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

Thành tích:
- Giải ba môn Ngữ văn tỉnh Hà Tĩnh suốt 2 năm học cấp 3.
- Tốt nghiệp THPT loại giỏi.
- Kết nạp Đảng năm học lớp 12.
- Học bổng “Chương trình Nguyễn Thái Bình – Vườn ươm tài năng”.
- Học bổng Sóng trẻ Festival 2016.
- 5 kỳ liên tiếp nhận học bổng của Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN