Ông già Thái Bình
(Sóng Trẻ) - Đó là biệt danh mà nhân dân trong vùng thường gọi ông. Một con người giản dị, mộc mạc trong đời thường nhưng cương nghị, quyết đoán trong chiến đấu. Ông đã cùng đồng đội tổ chức hàng trăm trận đánh lớn nhỏ làm cho liên quân Mỹ - Ngụy trên vùng đất này nhiều phen nao núng mà vẫn tâm phục khẩu phục. Kẻ thù đã từng treo giải cho những ai có thể tiêu diệt được con người nguy hiểm này.
Năm 1965, có một một chàng trai 18 tuổi từ biệt mẹ già và làng Đại Nam, Phú Xuyên, tỉnh Hà Sơn Bình để vào với vùng E’suck, Gia Lai, Đắk Lắk bắt đầu theo những ngày kháng chiến. Sau gần 3 năm được học tập công tác vận động quần chúng nhân dân và huấn luyện quân sự chuyên nghành công binh rà phá bom mìn, để rồi qua nhiều năm gắn bó bám sát địa bàn, ông đã cùng đồng đội phá hàng trăm những vụ án lớn nhỏ liên quan đến các phần tử phản động tại những địa bàn trọng yếu, góp phần đêm lại sự bình yên cho nhân dân và được nhân dân gọi với cái tên trìu mến - “Ông già Thái Bình”.
“Ông già Thái Bình” ngày ấy tên thật là Hà Văn Tiến, sinh ngày 2-6-1938 trên vùng đất chiêm trũng, tuy nghèo mà lại giàu truyền thống cách mạng. Chàng trai Hà Văn Tiến hồi đó lại chưa một ngày biết đến cách mạng. Để rồi, chỉ vài tháng sau đó, khi có quyết định tuyển quân, tăng cường chi viện cho chiến trường miền Nam, với lòng nhiệt tình cách mạng, Hà Văn Tiến đã tự nguyện từ biệt nơi chôn rau cắt rốn, từ biệt mẹ già hòa cùng vào hàng ngũ những người làm cách mạng vào Nam, chỉ với ý nguyện quét sạch quân thù, đem lại độc lập cho dân tộc. Và sau gần 3 năm học tập theo ngành rà phá bom mìn, đến tháng 8-1965, Hà Văn Tiến đã có mặt tại chiến trường Tây Nguyên, một vùng chảo lửa để tham gia vào những trận đánh lớn của dân tộc, ở những thời khắc khác nhau.
“Ông già Thái Bình”
Một ngày trưa nắng giữa tháng tư, khi cả nước đang hướng về miền Nam với những cảm xúc khác nhau để cùng nhớ lại những thời khác lịch sử của 35 năm về trước, “Ông già Thái Bình” hẹn gặp tôi trong căn nhà nhỏ có một gian hàng tạp hóa nằm khuất trên mặt đường chính. Ngồi đối diện với ông, chẳng những tôi mà bất cứ ai ngay tư lần đầu cũng không thể hình dung được con người ấy đã có một thời tung hoành như mãnh hổ trên bao la Trường Sơn, giữa đại ngàn Tây Nguyên hùng vĩ.
So với tuổi 72 của mình, vẻ nài khiến người đối diện nghĩ rằng đó là một người nông dân thuần hậu chất phác hơn là giống với một vị tướng đã kinh qua các chức vụ Huyện đội trưởng huyện đội E’suck, chủ nhiệm công binh, nguyên trưởng Ban Năm (hành chính), đại đội trưởng đại đội công binh C312 tỉnh đội Đắk Lắk. Cho đến giai đoạn từ năm 1995 đến năm 1996, 1997, ông trở lại quê nhà giữ chức vụ Chủ tịch Hội cựu chiến binh đến khi về hưu năm 1998. Thời gian công tác của mình, ông đã vinh dự được Đảng và Nhân dân các tỉnh Đắk Lắk, Gia Lai, Đắc Nông tặng thưởng nhiều huân chương cao quý, trong đó có hai huân chương chiến công hạng hai, ba huân chương chiến sĩ giải phóng, ba huân chương chiến sĩ vẻ vang và nhiều huân chương dũng sĩ diệt Mỹ, diệt Ngụy.
Ông pha một ấm nước trà nóng, mời tôi uống, nhấp một ngụm nhỏ ông bắt đâu đưa tôi sống lại những ngày tháng năm lịch sử mà ông đã cùng với quân dân miền Nam mà trong đó chủ yếu là nhân dân các tỉnh Đắk Lắk, Đắc Nông, Giai Lai chiến đấu anh dũng để bảo vệ chiến tuyến, giữ vững địa bàn trong những thời khắc quan trọng của dân tộc. Đặc biệt từ những năm 1966 đến khi hiệp định Pa-ri được lặp lại năm 1973, ở Tây Nguyên, địa bàn được xác định là có vị trí chiến lược then chốt đối với cục diện của chiến tranh, cứ mỗi thời khắc trôi qua là tính chất ác liệt của cuộc chiến lại được đẩy lên cao.
Ngày ấy, dọc các tuyến đường 21, 14, địch gài cám một khối lượng bộc phá, mìn bẫy đã gây ra những tổn thất lớn cho quân ta. Trước tình hình đó, cần phải có một lực lượng làm nhiệm vụ gỡ mìn. Và đơn vị của Hà Văn Tiến được đào tạo cũng nhằm cho mục đích này. Chỉ ít ngày sau đó, đơn vị do ông trực tiếp chỉ huy đã cùng với địa bộ đội địa phương, dân quân du kích và dân quân tự vệ rà phá, làm nổ và thu về với khối lượng hàng trăm tấn bọc phá, mìn các loại góp phần vào chiến công của quân dân khu Năm nói riêng và toàn nghành công binh nói chung.
Đặc biệt trong cùng giai đoạn đó, từ đường 14 đi Buôn Ma Thuật, khi tham gia hoạt động giao thông đường số 19, chủ yếu là ở các huyện Phù Mỹ, Phù Cát – Bình Định, đường số1 ở Đèo Nhông, Phủ Cũ, có một trận đánh đã để lại trong ông nhiều kỉ niệm, trận Bông Sơn – Bình Định, Đèo Phượng - Cù Mồng đường số 21. Cuộc chiến đấu giữa ta và địch rất căng thẳng, do hỏa lực địch mạnh nên quân ta thương vong nhiều. “Tôi cùng một đồng chí trung đội trưởng đã chiến đấu để bảo vệ thi thể của nhiều đồng chí hy sinh, khi quân địch đến gần mà đạn đã hết, tránh địch bắt nên anh em liều rút vỏ cát tút ra ném, địch tưởng đó là lựu đạn, lợi dụng tình hình đó, anh em lao xuống suối chạy tháo”.
Từ năm 1965 đến 1973, địch ráo riết kết thúc chiến tranh bằng những loạt hành động man rợ làm xáo động nhân tâm loài người. Suốt một chiều dài miền Bắc, bắt đầu từ các tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng trở vào cho đến Quảng Bình, Quảng Trị, đế quốc Mỹ đã rải xuống cửa biển nước ta một khối lượng ngư lôi, bom từ trường tương đối lớn nhằm ngăn chặn sự chi viện của miền Bắc vào miền Nam bằng đường thủy. Trước tính chất các liệt ấy, với những kiến thức ba năm theo học tại trường sĩ quan công binh và nhiều năm kinh nghiệm hoạt động trên các tuyến đường lửa, Hà Văn Tiến đã cùng đồng đội tiến hành tháo gỡ thành công hàng trăm loại bom, ngư lôi từ trường, đảm bảo cho những tấn vũ khí vào Nam kịp thời. Ông tâm sự, đó chính những giây phút mà ông và đồng đội thường xuyên tính đến ranh giới mong manh giữa sự sống và cái chết, chỉ cần một tích tắc sơ sểnh cũng gây ra những tổn thất không lường hết được. Nhưng ông bảo, cũng chính tình cảm của người mẹ và hình ảnh của quê hương trong ông đã thôi thúc giúp ông vươt qua nỗi sợ hãi và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà cấp trên giao phó.
Cho đến bây giờ, nhắc đến ngày lịch sử hôm 10-3-1975, trận chiến mà Hà Văn Tiến vinh dự góp mặt để cùng làm nên chiến thắng vẻ vang của toàn dân tộc, những kí ức ấy lại bất chợt ùa về trong ông vẹn nguyên như hồi nào. Có lẽ chỉ có những người trong cuộc mới hiểu được ý nghĩa thiêng liêng ấy. Ông kể rằng khi được lệnh tiêu diệt quân Đoàn 2 chốt giữ trên đường số 21 nằm giữa Nha Trang và Buôn Ma Thuật và một số cứ điểm chốt giữ đường số 14, 19, 21, nghĩa là “phải chặt địch ra từng khúc mà đánh” như lời của một vị tướng. Còn tại đường số 7 đich chốt giữ từ Treo Gieo đi Công Sơn –Phú Yên, địch có một sư Bộ 23 gồm 3 Trung đoàn chủ lực là 41, 42, 45. Để phân tán lực lượng này, cách 22 cây số, ta tung tin đánh vào Buôn Ma Thuật địch hốt hoảng cắt cử sư Đoàn 10 (Hai Râu), hỏa lực địch bị phân tán và bộ đội được tập trung để sẵn sàng chiến đấu, trong trận chiến này, Hà Văn Tiến đã tiêu diệt được nhiều lính địch và được tặng thưởng Huân chương dũng sĩ diệt Mỹ.
Có một câu chuyện khác mà cho đến bây giờ ngồi kể lại cho chúng tôi nghe “ông già thái bình” một thời được chứng kiến vẫn gây những ấn tượng về tinh thần chiến đấu của quân dân miền Nam. Ấy là ngày 21-3-1973, từ 9h sáng, khi lực lượng của ta đánh thọc sâu vào các vào dinh thự của địch đóng tại kinh thành Huế, biết trước sẽ thua, địch cho mấy bay lên thẳng di tản cố vấn mỹ và một phần lực lượng Ngụy. Nhân dân gồm bộ đội địa phương, dân quân du kích, dân quân tự vệ đã xúm lại rất đông, đu dây cáp, cắt dây tời, không cho chúng thao chạy. Bởi vậy, mặc dù rất cố gắng nhưng chúng vẫn phải bỏ lại một số quân nhất định.
Trung tá Hà Văn Tiến bảo đấy là trong chiến tranh, có thể nguy hiểm hơn, nhưng cuộc đấu tranh đó có một ranh giới mong manh giới giữa chính nghĩa và phi nghiã. Còn trong thời bình, ở nhũng địa bàn mà ông được giao phó như miền Nam, Tây Nguyên, thì cuộc đấu tranh càng khốc liệt và phức tạp. Đó là cuộc đấu tranh để giữ yên “Ba miền” trong đó có địa bàn Tây Nguyên mà ông trực tiếp đảm nhiệm, mà nếu một vùng không được giữ yên thì chẳng nhưng toàn miền không được yên mà đất nước cũng mất ổn định. Trung tá Hà Văn Tiến, trong từng thời khắc khác nhau của 45 năm chiến tranh đã phải đảm nhiệm những công việc khó khăn và gian nan đó. 25 năm là trưởng Ban Năm, rồi 8 năm là chủ nhiệm đại đội công binh C312 ở những địa bàn trọng yếu, Đắk Lắk - Tây Nguyên.
Năm 1975, sau ngày giải phóng đất nước cho đến năm 1986, ông được trực tiếp ở lại giúp đồng bào các dân tộc như Ê đê, Mơ Nông, có cả người Kinh từ Quảng Ngãi, Bình Định, Thái Bình vào làm kinh tế. Với một khu vực có nhiều dân tộc cùng sinh sống, lúc bấy giờ Tây Nguyên vẫn nổi lên như một điểm nóng về các hoạt động mất an ninh trật tự, kích động lam giảm uy tín, lòng tin giữa Đảng vơi quân chúng. Bọn phirô đã thực hiện mưu thành lập một "nhà nước Đề Ga tự trị" Tây Nguyên. Tình hình đó thật sự nguy hại đến an ninh quốc gia, nhưng ở một địa bàn nhạy cảm như Tây Nguyên thì không dễ giải quyết được trong một lúc. Qua khảo sát tình hình cụ thể, Trung Tá Hà Văn Tiến, lúc bấy giờ là Huyện đội trưởng huyện đội E’suck đã một mình xuống tận cơ sở, nghe ngóng tình hình. Khi đi ông thường ăn mặc giản dị, tay chống gậy, quân sắn móng lợn, trông như trang phục của người Thái Bình nên biệt danh “ông già Thái Bình” cũng gắn liền với ông từ đó. Nhờ có khả năng quan sát, năm vững địa bàn và khảo sát thực nghiệm đã cho ông những kinh nghiệm phá hàng trăm vụ án tại các điểm nóng. Danh tiếng “ Ông già Thái Bình” được nhiều người trong vùng biết đến, thậm chí ngay cả kẻ địch cũng kinh hồn bạt vía.
Có một lần, nhân dân xã Quảng Phú nói rằng đâu đó vẫn có hiện tượng dân quân du kích chặt cành, làm rơi vãi củi lãng phí của dân. Ông cho người xuống thị sát, quả đúng, thế là tờ mờ sáng quần vải túi rết ông đã có mặt. Không đao to búa lớn, không có tranh chấp chỉ bằng những lý lẽ đi vào lòng người, ông đã hóa giải được sự hiểm nhầm. Hay một lần khác, cũng ở nông trường Xã Quảng Phú - E’suck, do xã Quảng Phú quản lý, nhân dân đã phá rào vào ăn trộm, mót cà phê nên xảy ra xung đột giữa nhân dân và dân quan của huyện đội. Ngay hôm sau, ông đã cùng với trinh sát của mình, trong trang phục ăn vận kiểu nông dân vào thị sát nông trường. Một anh lính dân quân bắt ông lại, ông la toáng lên, mục đích để thu hút sự chú ý và ông được đưa về trụ sở của huyện đội, lát sau ông giám đốc nông trường xuất hiện ôm trầm lấy ông mà rằng “Trời! Anh Tiến sao lại đến nông nỗi này”. Khi đó, mọi người mới biết ông là huyện đội trưởng Huyện đội E’suck. Thế là chẳng những dân quân mà cả nhưng người vừa gây rối bỏ về trong sự khó hiểu, xen chút bất ngờ.
Có một câu chuyên hết sức cảm động, ông bảo hồi ông còn công tác ở E’suck có một bà mẹ sinh được hai người con trai, cha mất sớm chẳng ai dậy dỗ. Bà nghe người ta mách trên huyện có “Ông già Thái Bình” giản dị mà hay giúp người. Bà lặn lội tìm đến, ngay sau hôm đó tôi đã xuống đưa hai thằng về quản lý. Chỉ sau đó một thời gian chúng thay đổi tính nết hoàn toàn. “Bà mẹ gặp lại tôi cảm động khóc, tôi hỏi hai đứa sao làm mẹ buồn, chúng bảo chúng cháu vẫn vâng lời bác”. Bà mẹ nắm tay tôi tâm sự “Cảm ơn bác, tôi bản thân sinh ra chúng mà còn không bảo ban được chúng, nhưng bác ở nài vào, lạ nước lạ cái mà đã giáo dục chúng lên người, tôi thật không biết lấy gì báo đáp”. Ông bảo, chỉ tiếc thời gian không đủ để ông có thể chứng kiến chúng lên người. Tôi thầm nghĩ, trong cuộc đời người khoắc ao lính, có vinh dự nào lớn lao hơn khi được sống cùng nhân dân, được nhân dân tin yêu như con mình.
Tiễn tôi bằng nụ cười phúc hậu, ông bảo, nay đã về hưu sống cảnh an nhàn trong một quán cóc nhỏ, ông dành nhiều thời gian chăm sóc từng mảnh vườn góc sân, bởi nơi đó ông đã lớn lên và cũng từ đó mà bỏ lại cả tuổi thơ đẹp đẽ để theo tiếng gọi của trái tim lớn . “Ông già Thái Bình” năm xưa nay là một cựu chiến binh vẫn đi về với công tác nhân đạo tại quê hương. Vì hơn ai hết, ông hiểu được giá trị của sự lành lặn, hạnh phúc hôm nay mà ông có được đã phải đánh đổi bằng rất nhiều xương máu của những người đồng đội, anh em đã ngã xuống…
Năm 1965, có một một chàng trai 18 tuổi từ biệt mẹ già và làng Đại Nam, Phú Xuyên, tỉnh Hà Sơn Bình để vào với vùng E’suck, Gia Lai, Đắk Lắk bắt đầu theo những ngày kháng chiến. Sau gần 3 năm được học tập công tác vận động quần chúng nhân dân và huấn luyện quân sự chuyên nghành công binh rà phá bom mìn, để rồi qua nhiều năm gắn bó bám sát địa bàn, ông đã cùng đồng đội phá hàng trăm những vụ án lớn nhỏ liên quan đến các phần tử phản động tại những địa bàn trọng yếu, góp phần đêm lại sự bình yên cho nhân dân và được nhân dân gọi với cái tên trìu mến - “Ông già Thái Bình”.
“Ông già Thái Bình” ngày ấy tên thật là Hà Văn Tiến, sinh ngày 2-6-1938 trên vùng đất chiêm trũng, tuy nghèo mà lại giàu truyền thống cách mạng. Chàng trai Hà Văn Tiến hồi đó lại chưa một ngày biết đến cách mạng. Để rồi, chỉ vài tháng sau đó, khi có quyết định tuyển quân, tăng cường chi viện cho chiến trường miền Nam, với lòng nhiệt tình cách mạng, Hà Văn Tiến đã tự nguyện từ biệt nơi chôn rau cắt rốn, từ biệt mẹ già hòa cùng vào hàng ngũ những người làm cách mạng vào Nam, chỉ với ý nguyện quét sạch quân thù, đem lại độc lập cho dân tộc. Và sau gần 3 năm học tập theo ngành rà phá bom mìn, đến tháng 8-1965, Hà Văn Tiến đã có mặt tại chiến trường Tây Nguyên, một vùng chảo lửa để tham gia vào những trận đánh lớn của dân tộc, ở những thời khắc khác nhau.
“Ông già Thái Bình”
Một ngày trưa nắng giữa tháng tư, khi cả nước đang hướng về miền Nam với những cảm xúc khác nhau để cùng nhớ lại những thời khác lịch sử của 35 năm về trước, “Ông già Thái Bình” hẹn gặp tôi trong căn nhà nhỏ có một gian hàng tạp hóa nằm khuất trên mặt đường chính. Ngồi đối diện với ông, chẳng những tôi mà bất cứ ai ngay tư lần đầu cũng không thể hình dung được con người ấy đã có một thời tung hoành như mãnh hổ trên bao la Trường Sơn, giữa đại ngàn Tây Nguyên hùng vĩ.
So với tuổi 72 của mình, vẻ nài khiến người đối diện nghĩ rằng đó là một người nông dân thuần hậu chất phác hơn là giống với một vị tướng đã kinh qua các chức vụ Huyện đội trưởng huyện đội E’suck, chủ nhiệm công binh, nguyên trưởng Ban Năm (hành chính), đại đội trưởng đại đội công binh C312 tỉnh đội Đắk Lắk. Cho đến giai đoạn từ năm 1995 đến năm 1996, 1997, ông trở lại quê nhà giữ chức vụ Chủ tịch Hội cựu chiến binh đến khi về hưu năm 1998. Thời gian công tác của mình, ông đã vinh dự được Đảng và Nhân dân các tỉnh Đắk Lắk, Gia Lai, Đắc Nông tặng thưởng nhiều huân chương cao quý, trong đó có hai huân chương chiến công hạng hai, ba huân chương chiến sĩ giải phóng, ba huân chương chiến sĩ vẻ vang và nhiều huân chương dũng sĩ diệt Mỹ, diệt Ngụy.
Ông pha một ấm nước trà nóng, mời tôi uống, nhấp một ngụm nhỏ ông bắt đâu đưa tôi sống lại những ngày tháng năm lịch sử mà ông đã cùng với quân dân miền Nam mà trong đó chủ yếu là nhân dân các tỉnh Đắk Lắk, Đắc Nông, Giai Lai chiến đấu anh dũng để bảo vệ chiến tuyến, giữ vững địa bàn trong những thời khắc quan trọng của dân tộc. Đặc biệt từ những năm 1966 đến khi hiệp định Pa-ri được lặp lại năm 1973, ở Tây Nguyên, địa bàn được xác định là có vị trí chiến lược then chốt đối với cục diện của chiến tranh, cứ mỗi thời khắc trôi qua là tính chất ác liệt của cuộc chiến lại được đẩy lên cao.
Ngày ấy, dọc các tuyến đường 21, 14, địch gài cám một khối lượng bộc phá, mìn bẫy đã gây ra những tổn thất lớn cho quân ta. Trước tình hình đó, cần phải có một lực lượng làm nhiệm vụ gỡ mìn. Và đơn vị của Hà Văn Tiến được đào tạo cũng nhằm cho mục đích này. Chỉ ít ngày sau đó, đơn vị do ông trực tiếp chỉ huy đã cùng với địa bộ đội địa phương, dân quân du kích và dân quân tự vệ rà phá, làm nổ và thu về với khối lượng hàng trăm tấn bọc phá, mìn các loại góp phần vào chiến công của quân dân khu Năm nói riêng và toàn nghành công binh nói chung.
Đặc biệt trong cùng giai đoạn đó, từ đường 14 đi Buôn Ma Thuật, khi tham gia hoạt động giao thông đường số 19, chủ yếu là ở các huyện Phù Mỹ, Phù Cát – Bình Định, đường số1 ở Đèo Nhông, Phủ Cũ, có một trận đánh đã để lại trong ông nhiều kỉ niệm, trận Bông Sơn – Bình Định, Đèo Phượng - Cù Mồng đường số 21. Cuộc chiến đấu giữa ta và địch rất căng thẳng, do hỏa lực địch mạnh nên quân ta thương vong nhiều. “Tôi cùng một đồng chí trung đội trưởng đã chiến đấu để bảo vệ thi thể của nhiều đồng chí hy sinh, khi quân địch đến gần mà đạn đã hết, tránh địch bắt nên anh em liều rút vỏ cát tút ra ném, địch tưởng đó là lựu đạn, lợi dụng tình hình đó, anh em lao xuống suối chạy tháo”.
Từ năm 1965 đến 1973, địch ráo riết kết thúc chiến tranh bằng những loạt hành động man rợ làm xáo động nhân tâm loài người. Suốt một chiều dài miền Bắc, bắt đầu từ các tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng trở vào cho đến Quảng Bình, Quảng Trị, đế quốc Mỹ đã rải xuống cửa biển nước ta một khối lượng ngư lôi, bom từ trường tương đối lớn nhằm ngăn chặn sự chi viện của miền Bắc vào miền Nam bằng đường thủy. Trước tính chất các liệt ấy, với những kiến thức ba năm theo học tại trường sĩ quan công binh và nhiều năm kinh nghiệm hoạt động trên các tuyến đường lửa, Hà Văn Tiến đã cùng đồng đội tiến hành tháo gỡ thành công hàng trăm loại bom, ngư lôi từ trường, đảm bảo cho những tấn vũ khí vào Nam kịp thời. Ông tâm sự, đó chính những giây phút mà ông và đồng đội thường xuyên tính đến ranh giới mong manh giữa sự sống và cái chết, chỉ cần một tích tắc sơ sểnh cũng gây ra những tổn thất không lường hết được. Nhưng ông bảo, cũng chính tình cảm của người mẹ và hình ảnh của quê hương trong ông đã thôi thúc giúp ông vươt qua nỗi sợ hãi và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà cấp trên giao phó.
Cho đến bây giờ, nhắc đến ngày lịch sử hôm 10-3-1975, trận chiến mà Hà Văn Tiến vinh dự góp mặt để cùng làm nên chiến thắng vẻ vang của toàn dân tộc, những kí ức ấy lại bất chợt ùa về trong ông vẹn nguyên như hồi nào. Có lẽ chỉ có những người trong cuộc mới hiểu được ý nghĩa thiêng liêng ấy. Ông kể rằng khi được lệnh tiêu diệt quân Đoàn 2 chốt giữ trên đường số 21 nằm giữa Nha Trang và Buôn Ma Thuật và một số cứ điểm chốt giữ đường số 14, 19, 21, nghĩa là “phải chặt địch ra từng khúc mà đánh” như lời của một vị tướng. Còn tại đường số 7 đich chốt giữ từ Treo Gieo đi Công Sơn –Phú Yên, địch có một sư Bộ 23 gồm 3 Trung đoàn chủ lực là 41, 42, 45. Để phân tán lực lượng này, cách 22 cây số, ta tung tin đánh vào Buôn Ma Thuật địch hốt hoảng cắt cử sư Đoàn 10 (Hai Râu), hỏa lực địch bị phân tán và bộ đội được tập trung để sẵn sàng chiến đấu, trong trận chiến này, Hà Văn Tiến đã tiêu diệt được nhiều lính địch và được tặng thưởng Huân chương dũng sĩ diệt Mỹ.
Có một câu chuyện khác mà cho đến bây giờ ngồi kể lại cho chúng tôi nghe “ông già thái bình” một thời được chứng kiến vẫn gây những ấn tượng về tinh thần chiến đấu của quân dân miền Nam. Ấy là ngày 21-3-1973, từ 9h sáng, khi lực lượng của ta đánh thọc sâu vào các vào dinh thự của địch đóng tại kinh thành Huế, biết trước sẽ thua, địch cho mấy bay lên thẳng di tản cố vấn mỹ và một phần lực lượng Ngụy. Nhân dân gồm bộ đội địa phương, dân quân du kích, dân quân tự vệ đã xúm lại rất đông, đu dây cáp, cắt dây tời, không cho chúng thao chạy. Bởi vậy, mặc dù rất cố gắng nhưng chúng vẫn phải bỏ lại một số quân nhất định.
Trung tá Hà Văn Tiến bảo đấy là trong chiến tranh, có thể nguy hiểm hơn, nhưng cuộc đấu tranh đó có một ranh giới mong manh giới giữa chính nghĩa và phi nghiã. Còn trong thời bình, ở nhũng địa bàn mà ông được giao phó như miền Nam, Tây Nguyên, thì cuộc đấu tranh càng khốc liệt và phức tạp. Đó là cuộc đấu tranh để giữ yên “Ba miền” trong đó có địa bàn Tây Nguyên mà ông trực tiếp đảm nhiệm, mà nếu một vùng không được giữ yên thì chẳng nhưng toàn miền không được yên mà đất nước cũng mất ổn định. Trung tá Hà Văn Tiến, trong từng thời khắc khác nhau của 45 năm chiến tranh đã phải đảm nhiệm những công việc khó khăn và gian nan đó. 25 năm là trưởng Ban Năm, rồi 8 năm là chủ nhiệm đại đội công binh C312 ở những địa bàn trọng yếu, Đắk Lắk - Tây Nguyên.
Năm 1975, sau ngày giải phóng đất nước cho đến năm 1986, ông được trực tiếp ở lại giúp đồng bào các dân tộc như Ê đê, Mơ Nông, có cả người Kinh từ Quảng Ngãi, Bình Định, Thái Bình vào làm kinh tế. Với một khu vực có nhiều dân tộc cùng sinh sống, lúc bấy giờ Tây Nguyên vẫn nổi lên như một điểm nóng về các hoạt động mất an ninh trật tự, kích động lam giảm uy tín, lòng tin giữa Đảng vơi quân chúng. Bọn phirô đã thực hiện mưu thành lập một "nhà nước Đề Ga tự trị" Tây Nguyên. Tình hình đó thật sự nguy hại đến an ninh quốc gia, nhưng ở một địa bàn nhạy cảm như Tây Nguyên thì không dễ giải quyết được trong một lúc. Qua khảo sát tình hình cụ thể, Trung Tá Hà Văn Tiến, lúc bấy giờ là Huyện đội trưởng huyện đội E’suck đã một mình xuống tận cơ sở, nghe ngóng tình hình. Khi đi ông thường ăn mặc giản dị, tay chống gậy, quân sắn móng lợn, trông như trang phục của người Thái Bình nên biệt danh “ông già Thái Bình” cũng gắn liền với ông từ đó. Nhờ có khả năng quan sát, năm vững địa bàn và khảo sát thực nghiệm đã cho ông những kinh nghiệm phá hàng trăm vụ án tại các điểm nóng. Danh tiếng “ Ông già Thái Bình” được nhiều người trong vùng biết đến, thậm chí ngay cả kẻ địch cũng kinh hồn bạt vía.
Có một lần, nhân dân xã Quảng Phú nói rằng đâu đó vẫn có hiện tượng dân quân du kích chặt cành, làm rơi vãi củi lãng phí của dân. Ông cho người xuống thị sát, quả đúng, thế là tờ mờ sáng quần vải túi rết ông đã có mặt. Không đao to búa lớn, không có tranh chấp chỉ bằng những lý lẽ đi vào lòng người, ông đã hóa giải được sự hiểm nhầm. Hay một lần khác, cũng ở nông trường Xã Quảng Phú - E’suck, do xã Quảng Phú quản lý, nhân dân đã phá rào vào ăn trộm, mót cà phê nên xảy ra xung đột giữa nhân dân và dân quan của huyện đội. Ngay hôm sau, ông đã cùng với trinh sát của mình, trong trang phục ăn vận kiểu nông dân vào thị sát nông trường. Một anh lính dân quân bắt ông lại, ông la toáng lên, mục đích để thu hút sự chú ý và ông được đưa về trụ sở của huyện đội, lát sau ông giám đốc nông trường xuất hiện ôm trầm lấy ông mà rằng “Trời! Anh Tiến sao lại đến nông nỗi này”. Khi đó, mọi người mới biết ông là huyện đội trưởng Huyện đội E’suck. Thế là chẳng những dân quân mà cả nhưng người vừa gây rối bỏ về trong sự khó hiểu, xen chút bất ngờ.
Có một câu chuyên hết sức cảm động, ông bảo hồi ông còn công tác ở E’suck có một bà mẹ sinh được hai người con trai, cha mất sớm chẳng ai dậy dỗ. Bà nghe người ta mách trên huyện có “Ông già Thái Bình” giản dị mà hay giúp người. Bà lặn lội tìm đến, ngay sau hôm đó tôi đã xuống đưa hai thằng về quản lý. Chỉ sau đó một thời gian chúng thay đổi tính nết hoàn toàn. “Bà mẹ gặp lại tôi cảm động khóc, tôi hỏi hai đứa sao làm mẹ buồn, chúng bảo chúng cháu vẫn vâng lời bác”. Bà mẹ nắm tay tôi tâm sự “Cảm ơn bác, tôi bản thân sinh ra chúng mà còn không bảo ban được chúng, nhưng bác ở nài vào, lạ nước lạ cái mà đã giáo dục chúng lên người, tôi thật không biết lấy gì báo đáp”. Ông bảo, chỉ tiếc thời gian không đủ để ông có thể chứng kiến chúng lên người. Tôi thầm nghĩ, trong cuộc đời người khoắc ao lính, có vinh dự nào lớn lao hơn khi được sống cùng nhân dân, được nhân dân tin yêu như con mình.
Tiễn tôi bằng nụ cười phúc hậu, ông bảo, nay đã về hưu sống cảnh an nhàn trong một quán cóc nhỏ, ông dành nhiều thời gian chăm sóc từng mảnh vườn góc sân, bởi nơi đó ông đã lớn lên và cũng từ đó mà bỏ lại cả tuổi thơ đẹp đẽ để theo tiếng gọi của trái tim lớn . “Ông già Thái Bình” năm xưa nay là một cựu chiến binh vẫn đi về với công tác nhân đạo tại quê hương. Vì hơn ai hết, ông hiểu được giá trị của sự lành lặn, hạnh phúc hôm nay mà ông có được đã phải đánh đổi bằng rất nhiều xương máu của những người đồng đội, anh em đã ngã xuống…
Hồ Phương Phúc
Lớp Báo in K.29A1
Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Lớp Báo in K.29A1
Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Cùng chuyên mục
Bình luận