Phỏng vấn Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Bùi Đăng Thanh

(Sóng trẻ) - Để lại chiến trường cánh tay phải, chỉ với một cánh tay trái, nghệ sĩ Bùi Đăng Thanh tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân khóa 16 và rồi trở thành một nhiếp ảnh gia nổi tiếng. 

Anh bộ đội ngày nào, dù đã ở độ tuổi xế chiều, vẫn cùng chiếc máy ảnh đi lăn lộn khắp những ngóc ngách để khám phá vẻ đẹp của cuộc sống dưới góc nhìn của mình. Bên cạnh đó, ông còn là một người thầy đáng kính, một người nuôi dưỡng và ươm mầm những tài năng về nhiếp ảnh.

0a56338d2_anh_1.jpg

Tôi có dịp được gặp người nghệ sĩ ấy vào một buổi sáng nắng nhẹ, rất thích hợp để ra nài sáng tác tác phẩm. Vẫn phong cách giản dị, áo sơ-mi màu trung tính và quần âu đã sờn cũ, ông hẹn gặp tôi tại trung tâm giảng dạy của mình.  Ông luôn cởi mở trước tất cả câu hỏi về nhiếp ảnh cũng như kinh nghiệm sáng tác.

- Chào nghệ sĩ Bùi Đăng Thanh, theo như tôi được biết thì ông đã cầm máy được rất lâu rồi. Vậy lý do gì mà một người tốt nghiệp tại một trường về kinh tế lại chọn con đường về nghệ thuật này?

- Thân sinh ra tôi là chủ hiệu ảnh Bùi Chánh ở Thanh Hoá. Mẹ tôi sau nhiều năm phụ ba tôi những công việc về ảnh cũng trở thành một người đam mê nhiếp ảnh. Thế nên máu nhiếp ảnh đã chảy trong người tôi. Lớn lên với không khí làm nghệ thuật của gia đình, lại được ba chỉ bảo nên tôi đã sớm thạo một số công việc của nhiếp ảnh.
 
Từ khi đi học cơ khí cho đến khi vào bộ đội, rồi học ĐH, tôi gần như hoàn toàn không có thời gian dành cho nhiếp ảnh. Tốt nghiệp ĐH, tôi nhận công tác ở Bộ Lương thực Thực phẩm (cũ). Sau vì điều kiện gia đình, tôi đã xin về Sở Xây dựng Hà Nam Ninh (cũ) và giữ nhiệm vụ của một trợ lý giám đốc. Nhưng rồi cái máu nhiếp ảnh ngủ yên bao năm giờ thức giấc, tôi đã quyết định về hưu trước độ tuổi để được quay trở về mới niềm đam mê bấy lâu nay.

- Ông đã mất bao nhiêu năm để có thể sử dụng máy ảnh được nhuần nhuyễn và thuần thục như bây giờ?

- Với người cầm máy, việc thiếu một cánh tay đã khó, lại là cánh tay thuận nữa thì việc đến với nhiếp ảnh như là điều không tưởng. Tôi đã tập cầm máy với tất cả những nút điều chỉnh chỉ dành cho người tay thuận được, tuy nhiên tôi lại gặp khó khăn lớn hơn: phải điều chỉnh thông số của máy cơ (ngày đó chưa có máy ảnh kỹ thuật số) bằng tay trái sao cho nhanh như bằng tay phải, nhanh bằng người có đầy đủ hai tay thì mới bắt kịp được khoảnh khắc. Đã rất nhiều lần mắt tôi bắt được cảnh ưng ý, tôi lấy máy ra định chụp lại nhưng khi máy móc đã xong thì hình ảnh trước đó chỉ vài phút thôi đã không còn là nó nữa. Tôi đã từng "vứt" máy vì điều đó. Nhưng niềm đam mê nhiếp ảnh thôi thúc, tiếp thêm động lực cho tôi để có thể thực hiện được ước mơ của mình.

- Đã có một thời gian dài cầm máy, sở hữu một lượng tác phẩm khổng lồ, vậy ông có kỷ niệm nào đáng nhớ gắn với một tác phẩm của mình không?

- Tác phẩm "Chiều công viên" là kỷ niệm không thể nào quên trong suốt mười bốn năm tôi làm dịch vụ ảnh tại thành phố Nam Định. Rất nhiều ngày, cứ chiều chiều tôi lại thấy một ông lão đẩy bà vợ bị liệt trên chiếc xe lăn. Mà hình ảnh về sự chăm sóc của ông lão dành cho vợ thì chỉ có người thường xuyên đứng ở công viên như tôi mới thấy. Bức ảnh với bóng hai ông bà đổ dài trên nền đá sỏi ở công viên Vị Xuyên tôi mang đi dự rất nhiều triển lãm, hàng trăm nghìn người xem, họ rất thích và xúc động.

- Đằng sau thành công của một người đàn ông luôn luôn có bóng dáng của người phụ nữ. Khi mà công việc của một người nhiếp ảnh phải đòi hỏi luôn có mặt tại khắp mọi nơi, có khi nào vợ của ông phàn nàn về việc này ?

- Tôi cũng rất may mắn khi vợ mình luôn hiểu và thông cảm. Ban đầu cô ấy cũng có nói nhưng càng về sau, hiểu được công việc của tôi nên luôn quan tâm, động viên tôi. Có lẽ cũng vì Cô ấy cũng mê nhiếp ảnh từ xưa và đã là một tay máy xuất sắc của Nam Định rồi đấy. Nhưng 10 năm trở lại đây cô ấy không tham gia nữa, chỉ mày mò ở nhà chụp ảnh hồ sơ thôi. Thi thoảng những việc như tôi đi chụp hoặc là ảnh dự thi thì vợ chồng con cái ngồi quây quần với nhau trao đổi tham góp ý kiến về bức ảnh này bức ảnh kia, và việc này cũng rất thường xuyên.

- Ông có nghĩ đến việc sẽ truyền dạy nghề nhiếp ảnh này cho con trai không?

- Hiện nay con trai tôi cũng đang làm cho một công ty. Nài thời gian đi làm, cháu cũng tham gia giảng dạy với tôi, cũng thi thoảng chụp ảnh cho cơ quan chơi chơi thôi. Có dịp thứ 7 chủ nhật rỗi rỗi mới cùng bố đi công tác, cháu cũng là giảng viên cho nhiều trường ví dụ như Đại Học KHTN.

- Được biết, nài thời gian đi sáng tác thì ông còn là một người thầy đáng kính và đã đào tạo được rất nhiều những lứa học sinh có niềm đam mê đặc biệt với nhiếp ảnh. Ông có thể chia sẻ thêm về công việc là một người thầy này cho độc giả cùng biết?

- Hiện nay tôi đang dạy cho 6 trường ĐH: ĐH Kinh tế Quốc dân, Khoa Marketing cũng như các thầy giáo cô giáo ở trường KTQD được 2 khóa rồi và họ đã lập ra NEU photo club; Học viện Design Global, trường đào tạo mĩ thuật đa phương tiện ARENA, VNSkill của ĐH Quốc gia, Học viện Công nghệ thông tin của ĐH Quốc gia, ĐH Sân khấu Điện ảnh khoa Nhiếp ảnh, Khoa Viết văn của ĐH Văn hóa cũng có môn học Nhiếp ảnh, mà nhiều nhất là KTQD với lại khoa báo chí của ĐH Khoa học Xã hội - Nhân văn. Nài ra, tôi còn mở 1 trung tâm là trung tâm đào tạo nhiếp ảnh âm thanh ở Hoàng Cầu. Trung tâm của tôi thì dành được cho tất cả mọi người, những người có mong muốn chinh phục khám phá cuộc sống qua ống kính máy ảnh. 

Trước đây tôi có dạy ở nhà khi chưa thuê được địa điểm, và tôi cũng dạy thường xuyên theo hướng 1 thầy 1 trò. Đến nay tôi đã dạy được 35 năm về Điện Ảnh. Năm 2004 tôi được tổ chức LHQ dạy cho tổ chức thanh niên tình nguyện cho người khuyết tật của LHQ. Tôi dạy từ thiện luôn, và có cả sinh viên nước nài. Người khuyết tật cũng sử dụng nhiếp ảnh để hòa nhập với cuộc sống. Tôi vẫn được mời đi rất nhiều tỉnh: Đăk Lắk, Đắc Nông, Cao Bằng, Hà Giang,... Được đi càng nhiều, tôi lại càng cảm thấy đất nước thật đẹp và luôn muốn qua góc nhìn của mình truyền tải cho người xem vẻ đẹp đó. Tôi dạy cho cả những người khuyết tật ở Thái Nguyên, Thanh Hóa, Lạng Sơn giúp họ hòa nhập cộng đồng. Có những người phụ nữ khuyết tật chưa bao giờ mặc áo mới đi hội, nhưng sau khi học nhiếp ảnh thì họ đã tự tin cầm máy ảnh đi chụp ở hội làng, thậm chí còn được đăng báo địa phương hoặc in sách. Hoặc có thể là họ đi theo nông dân ra đồng, đi đầu làng đến cuối làng chụp ảnh về chính cuộc sống của họ. Và họ tự hào về những việc đó khi giới thiệu cho truyền thông và các tổ chức nước nài về người khuyết tật. 

- Có nhiều người cho rằng, việc học chụp ảnh là không nên. Bởi nó là góc nhìn của mỗi người, không nên gò bó vào một khuôn hình. Ông nghĩ sao về vấn đề này?

- Cá nhân tôi nghĩ rằng việc học chụp ảnh không phải là gò bó vào một khuôn hình nào đó. Khi mình học rồi thì cách cầm máy chụp ảnh của mình cũng khác ngay. Phải chụp sao cho đủ những gì mình muốn truyền tải đến người xem. Sở dĩ tôi mở những lớp dạy chụp ảnh là vì muốn xem tư duy sáng tạo của mỗi người, phân tích cái hay và cái được trong mỗi bức ảnh. Từ đó rút ra kinh nghiệm của bản thân mình. 

Năm nay là tôi 51 năm cầm máy rồi, tất cả những gì thất bại của tôi là tôi đem ra dạy, cái này sinh viên rất thích. Những gì tôi đã vấp ngã tôi đều đem ra dạy cho học trò, chứ không dạy thành công. Việc đi dạy nhiếp ảnh không phải là thầy của các bạn mà là sự học hỏi lẫn nhau. Tôi rất trân trọng những thành công nhỏ của các học viên. Có thể 1 bức ảnh chỉ có 10% thành công, nhưng làm thế nào để mở rộng cái 10% thành công đấy là dựa vào chính bản thân học trò. Thông qua việc dạy, tôi muốn khai thác và động viên các nhân tố thành công của các học viên.

- Xin cảm ơn nghệ sĩ Bùi Đăng Thanh về những chia sẻ vô cùng chân thật. Chúc ông sẽ có nhiều những thành công trong tương lai và đào tạo thêm nhiều lứa học trò tài năng.


Nguyễn Thị Song Hoa
Truyền Hình K32 A2

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Tin nổi bật1 tháng trước

(Sóng trẻ) - Sáng 17/3/2024, tại TP Hồ Chí Minh, Hội Báo toàn quốc 2024 với chủ đề “Báo chí Việt Nam - Tiên phong, Đổi mới vì sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhân dân” đã bế mạc trọng thể.

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia dự báo thời tiết trong 10 ngày tới, từ đêm nay 17/12 đến ngày 27/12, cho các khu vực trên cả nước.

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Tin nổi bật7 tháng trước

(Sóng trẻ) - Như thường lệ, thời điểm tháng 9 sẽ là lúc Apple - một tập đoàn công nghệ về ngành công nghệ thông tin lớn bậc nhất thế giới cho “trình làng” các sản phẩm mới nhất. Vào ngày 13/9, Apple đã cho ra mắt iPhone 15.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN