Dịch Covid-19 và hiểm họa từ rác thải nhựa

(Sóng trẻ) - Đại dịch Covid-19 ập đến không chỉ kéo theo những thiệt hại lớn về con người, sức khỏe, kinh tế, mà còn âm ỉ phá vỡ hiệu quả giảm thiểu gánh nặng của rác thải nhựa với môi trường sống trong thời gian qua. 

Lượng rác từ bao bì, túi nhựa đã trở thành nỗi lo trong thời gian giãn cách xã hội, khi các dịch vụ mua bán hàng hóa đều qua đóng gói vận chuyển đến tận nơi người tiêu dùng bằng một số lượng nilon, nhựa dùng một lần vô cùng lớn. Kể từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát, trên thế giới việc tiêu thụ các sản phẩm dùng một lần làm từ nhựa đã tằng 250 - 300%. Các nghiên cứu đã chỉ ra có hơn 25.000 tấn rác thải liên quan đến đại dịch Covid-19 bị xả ra đại dương kể từ đầu dịch đến thời điểm tháng 8/2021.

Covid-19 đã buộc nhiều quốc gia phải gác lại kế hoạch giảm sử dụng đồ nhựa. Tại Thái Lan, lệnh cấm sử dụng túi nhựa một lần trong các cửa hàng lớn hồi đầu tháng 1 và dự định cắt giảm chất thải nhựa vào năm 2020 đã bị trì hoãn khi con số đồ nhựa tăng lên 30%. Theo Viện môi trường Thái Lan, chỉ riêng Bangkok, lượng nhựa tiêu thụ trong tháng 4 lên đến 62%, cao hơn nhiều so với 12 tháng trước đó, đặc biệt phần lớn các bao bì thực phẩm bị ô nhiễm đều không dễ tái chế.

Tại Singapore trong suốt thời gian thực hiện giãn cách xã hội sau khi được nới lỏng vào 1/6/2021 cuộc khảo sát mới nhất cho thấy 5,7 triệu dân cư của Singapore đã tạo thêm 1470 tấn chất thải nhựa từ bao bì bọc thực phẩm các chuyến giao hàng. Tại Việt Nam, trước tình hình dịch bệnh Covid-19 xuất hiện và diễn biến phức tạp, người dân chuyển sang mua hàng về nhà hoặc mua sắm trực tuyến nhiều hơn để hạn chế tiếp xúc, tụ tập đông người. Theo số liệu trong Sách trắng Thương mại điện tử, năm 2020 Việt Nam có khoảng 49,3 triệu người sử dụng các hệ thống mua sắm trực tuyến, trở thành nước có tỷ lệ người dân mua sắm thương mại điện tử cao nhất khu vực Đông Nam Á.

Bên cạnh đó, khủng hoảng dịch bệnh đã làm bùng lên cuộc chạy đua sản xuất thiết bị bảo hộ cá nhân. Không thể phủ nhận, nhựa sử dụng một lần đã trở thành cứu cánh trong cuộc chiến chống lại Covid-19, nhất là trong việc ứng dụng vào các thiết bị bảo hộ y tế cho lực lượng tuyến đầu chống dịch. Cũng chính vì lý do này mà khi đại dịch bùng phát, mức độ tiêu thụ và thải ra rác thải nhựa tăng một cách chóng mặt. Khó có thể phủ nhận sự tiện lợi và nhanh gọn của chất liệu nhựa trong vật dụng trong gia đình, vật tư y tế.... Tuy nhiên hệ quả để lại thật khó lường.

image1.jpg
Nhân viên y tế đang xử lý rác thải trong khu cách ly

Trong một bài phỏng vấn, ông  ông Phạm Viết Thuận - Viện trưởng Viện Tài nguyên Môi trường TP.HCM cho biết, tại TP.HCM lượng rác thải nhựa đang tồn tại trong môi trường hiện khoảng 73 triệu tấn, tuy nhiên qua đợt đại dịch COVID-19 đã tăng thêm khoảng 25%. 

Từng có thời gian ở trong khu cách ly, chị Nguyễn Kim Ngân chia sẻ: "Tuy đã được nhà nước và các y tá giúp đỡ, cung cấp các vật tư, nhu yếu phẩm vô cùng đầy đủ; song, không tránh khỏi những sự thiếu sót từ nhu cầu sử dụng của bản cá nhân. Cũng vì thế nên việc sử dụng đồ nilon, đồ nhựa dùng một lần đã quá quen thuộc với mỗi người trong khu cách ly. Lượng rác thải ra trong ngày của một phòng cách ly là vô cùng lớn’’.

Không thể phủ nhận những lợi ích mà các sản phẩm làm từ nhựa mang đến cho con người. Tuy nhiên, những ảnh hưởng nó để lại đối với sức khỏe con người, tới các sinh vật biển, nguồn nước ngầm và môi trường tự nhiên là vô cùng to lớn. Covid-19 đã khiến các đạo luật chống sử dụng đồ nhựa gặp trở ngại, khiến cho nền kinh tế suy thoái một cách nghiêm trọng và giờ đây, sức ảnh hưởng của nó đối với nền kinh tế sẽ còn kéo dài trong công cuộc xử lý rác thải trên khắp thế giới. 

"Làm sao để giảm thiểu rác thải nhựa hậu COVID-19?" là câu hỏi được nhiều người đặt ra, song vẫn chưa có được một câu trả lời rõ ràng. Có lẽ, điều quan trọng vẫn nằm ở ý thức của những người dân: hạn chế phát sinh rác thải nhựa, thường xuyên sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi như cốc giấy, ống hút tre,... Bên cạnh đó, cũng cần có những quy định, chế tài thích hợp đối với việc sản xuất sản phẩm làm từ nhựa, tránh để tình trạng rác thải tràn lan gây nguy hiểm tới đời sống và môi trường. 

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Khóa II Khoa Báo chí: Hành trình 50 năm hội ngộ và tri ân

Khóa II Khoa Báo chí: Hành trình 50 năm hội ngộ và tri ân

Tin nổi bật2 tuần trước

(Sóng trẻ) - Nhân kỷ niệm 50 năm ngày tựu trường của cựu sinh viên báo chí (1975 - 2025), ngày 15/3, Ban liên lạc khóa II khoa Báo chí tổ chức buổi gặp mặt thân mật tại tầng 10, tòa nhà A1, Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

Người dân cả nước hân hoan đón Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025

Người dân cả nước hân hoan đón Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025

Tin nổi bật2 tháng trước

(Sóng trẻ) - Thời khắc chuyển giao sang năm mới Ất Tỵ 2025, không khí hân hoan bao trùm nhiều tỉnh thành trên cả nước. Hàng triệu người dân từ Bắc vào Nam hòa mình vào màn pháo hoa rực rỡ, các chương trình nghệ thuật đặc sắc cùng nhiều hoạt động văn hóa.

Mời độc giả tham dự Tọa đàm trực tuyến "Đi và viết khi ta còn trẻ"

Mời độc giả tham dự Tọa đàm trực tuyến "Đi và viết khi ta còn trẻ"

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - 14h30 ngày 05/12/2024, Trang tin điện tử Sóng trẻ sẽ tổ chức Tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Đi và viết khi ta còn trẻ”.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN