Rèn Tâm và Tài: Cần sự chung tay của cả thầy và trò

(Sóng Trẻ) - Bài: “Nhà báo Việt Nam hiện đại: Chữ tài phải song hành cũng chữ tâm” có đưa ra con số khá ấn tượng: 75% trong số hơn 13.000 nhà báo được cấp thẻ ở nước ta chưa qua một lớp đào tạo nào về báo chí. Nhưng có lẽ cũng cần phải đặt câu hỏi: chất lượng những nhà báo đã qua đào tạo chuyên nghiệp thì sao?
 

Đó quả thực là một vấn đề đáng suy ngẫm. Tại sao vẫn tồn tại một thực tế đáng buồn rằng nhiều sinh viên báo chí được đào tạo bài bản nhưng không được việc, không đáp ứng được với yêu cầu thực tế tại các tòa soạn khi ra trường.

Có người đổ lỗi cho chương trình đào tạo, cho phương pháp giảng dạy, truyền thụ kiến thức của thầy cô giáo, điều này đúng nhưng nói đó là lý do quan trọng nhất thì chắc chắn sai. Điều mấu chốt nằm ngay trong nhận thức của chính mỗi sinh viên.

Một sinh viên không tự nhìn ra mục tiêu rõ ràng cho tương lai của mình, không thấy được giá trị của những kiến thức, kinh nghiệm được học hỏi trong nhà trường thì sẽ không nỗ lực học tập, rèn luyện và hoàn thiện bản thân. Hệ quả tất yếu là khi ra trường với vốn kiến thức nhẹ tênh, mỗi thứ biết một ít nhưng cái gì cũng lơ mơ, sinh viên đó sẽ tự đào thải khỏi dòng chảy của nền báo chí nước nhà.

Muốn nhào nặn nên chữ “tài” ở mỗi con người nói chung và nhà báo nói riêng, chỉ sự góp sức của thầy cô giáo thôi thì không đủ. Ví như một đứa trẻ khi tập viết, cô giáo chỉ có thể là người cầm tay, uốn nắn những chữ ban đầu, muốn viết nhanh, viết đẹp thì phụ thuộc phần lớn vào sự chăm chỉ, cố gắng luyện tập của đứa trẻ đó.

Tuy nhiên, cũng phải nhìn nhận rằng, để sinh viên thực sự nỗ lực phấn đấu thì thầy cô giáo giữ  một vai trò nhất định. Thầy cô không thể ép sinh viên tiếp thu một bài giảng nhưng có thể khơi dậy cảm hứng, tìm ra những phương pháp giảng dạy sinh động, tạo điều kiện cho sinh viên được tiếp xúc với cuộc sống báo chí , giúp họ nhìn nhận rõ về giá trị của những kiến thức, kinh nghiệm thu nhận được trong nhà trường. Đó chắc chắn sẽ là sự giúp sức tuyệt vời đối với sinh viên.

Bên cạnh đó, bàn về vấn đề đạo đức nhà báo, có thể thấy một thực tế rằng, không nên chỉ khi học môn: “Đạo đức nhà báo và Luật báo chí” thì sinh viên mới được tiếp xúc với những kiến thức về đạo đức nghề nghiệp. Lồng ghép trong nhiều môn học, qua từng lời dạy, những ví dụ của thầy cô giáo, sinh viên sẽ phần nào được học về cách hành xử khi làm nghề, về lương tâm, trách nhiệm của người làm báo, về những tác động tích cực hay tiêu cực của những thông tin nhà báo cung cấp cho công chúng.

Dẫu biết nhận thức và hành động như thế nào là tùy ở mỗi sinh viên nhưng chỉ khi nào được các thầy cô tận tình chỉ bảo thì khi đó sinh viên mới ra sức rèn Tài và có cơ hội nhìn rõ hơn chữ “Tâm”, giúp họ tự nâng cao sức đề kháng trước những cám dỗ sau này.
Lê Xuân Dũng
Báo mạng điện rử K25

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Khóa II Khoa Báo chí: Hành trình 50 năm hội ngộ và tri ân

Khóa II Khoa Báo chí: Hành trình 50 năm hội ngộ và tri ân

Tin nổi bật2 tuần trước

(Sóng trẻ) - Nhân kỷ niệm 50 năm ngày tựu trường của cựu sinh viên báo chí (1975 - 2025), ngày 15/3, Ban liên lạc khóa II khoa Báo chí tổ chức buổi gặp mặt thân mật tại tầng 10, tòa nhà A1, Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

Người dân cả nước hân hoan đón Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025

Người dân cả nước hân hoan đón Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025

Tin nổi bật2 tháng trước

(Sóng trẻ) - Thời khắc chuyển giao sang năm mới Ất Tỵ 2025, không khí hân hoan bao trùm nhiều tỉnh thành trên cả nước. Hàng triệu người dân từ Bắc vào Nam hòa mình vào màn pháo hoa rực rỡ, các chương trình nghệ thuật đặc sắc cùng nhiều hoạt động văn hóa.

Mời độc giả tham dự Tọa đàm trực tuyến "Đi và viết khi ta còn trẻ"

Mời độc giả tham dự Tọa đàm trực tuyến "Đi và viết khi ta còn trẻ"

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - 14h30 ngày 05/12/2024, Trang tin điện tử Sóng trẻ sẽ tổ chức Tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Đi và viết khi ta còn trẻ”.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN