Rời bỏ lối sống YOLO, giới trẻ Hàn Quốc hướng tới “Godsaeng”

(Sóng trẻ) - “Godsaeng” là từ ghép giữa “God” và “saeng”, mang ý nghĩa "cuộc sống" trong tiếng Hàn. Từ này thể hiện những người muốn tận hưởng cuộc sống năng động với những kế hoạch đơn giản và ngắn hạn, đặc biệt là khi cuộc sống hiện tại của họ có phần bấp bênh.

optimize-1.png
Xu hướng "Godsaeng" ngày càng phổ biến với giới trẻ Hàn Quốc (Ảnh: The Korea Times) 

 

Jung Hye-in (32 tuổi, nhân viên văn phòng tại Seoul) đang thiết lập một lối sống lành mạnh bằng cách uống nước ấm, tập yoga và đọc ít nhất một báo cáo kinh tế mỗi sáng trước khi bắt đầu làm việc. Trong giờ ăn trưa, cô thường tham gia một lớp học TOEFL hoặc đi bộ 30 phút. Trước khi đi ngủ, cô viết blog về cuộc sống hàng ngày và sở thích của mình như thời trang, trang trí nhà cửa, âm nhạc và sách.

Cô chia sẻ: "Tôi vốn đã quen với việc lập kế hoạch, nhưng chỉ khi chuyển ra khỏi nhà bố mẹ năm 2020, tôi mới thực sự để tâm vào các thói quen của mình. Việc đặt ra mục tiêu và siêng năng làm việc là điều hết sức ý nghĩa".

Giống như Jung Hye-in, ngày càng có nhiều bạn trẻ tại Hàn Quốc có xu hướng xây dựng cho mình những thói quen đơn giản và lành mạnh như giữ không gian sống ngăn nắp và có tổ chức, uống 2 lít nước mỗi ngày và hạn chế sử dụng các thiết bị điện tử.

Các bạn trẻ tin rằng mình làm như vậy để "có một cuộc sống bận rộn và năng động" trong những thời điểm chênh vênh trong cuộc đời. Từ đó, họ có thể tìm thấy ý nghĩa từ những công việc nhỏ trong đời sống hàng ngày.

Kwak Geum-joo, giáo sư tâm lý học tại Đại học Quốc gia Seoul, giải thích rằng đại dịch COVID-19 đã dẫn tới sự thất vọng sâu sắc trong giới trẻ, thúc đẩy họ tìm kiếm một xu hướng phát triển mới.

Cô nhấn mạnh: “Sự căng thẳng trong việc bị từ chối khi đi xin việc và bị so sánh trong xã hội khiến giới trẻ tìm tới những khoảnh khắc hạnh phúc nhỏ bé hơn. Thay vì đặt ra các mục tiêu dài hạn, quy mô, họ đặt ra một loạt những mục tiêu nhỏ, vừa với khả năng của mình".

Kwak Geum-joo cho biết: “Thời gian dài phải hạn chế tiếp xúc do giãn cách xã hội đã tác động tới thói quen sống của họ, khiến những người trẻ dành nhiều thời gian hơn cho bản thân mình. Bằng cách này, họ có thể kiểm soát tốt hơn tình trạng căng thẳng, sợ hãi và lo lắng trong thời gian COVID-19 vẫn còn diễn biến phức tạp”.

you-only-live-once-what-does-that-mean-to-you1.jpg
Lối sống "YOLO" dần trở nên hết thời đối với giới trẻ (Ảnh minh họa: The Korea Times)

 

Khi được hỏi về sự khác nhau giữa “Godsaeng” và “YOLO”, giáo sư giải thích rằng “Godsaeng” đề cập đến một lối sống khuyến khích mọi người trân trọng khoảnh khắc hiện tại mà không lo lắng quá nhiều về tương lai.

"Vì một số lý do, YOLO được cho là từ mang ý nghĩa tiêu cực ở Hàn Quốc. Thuật ngữ này được sử dụng để đại diện cho những người trẻ từ bỏ công việc ổn định để khám phá những gì họ thực sự muốn và trải nghiệm. Ngược lại, những người theo lối sống “Godsaeng” tin rằng những nỗ lực nhỏ của họ ở thời điểm hiện tại sẽ giúp họ tạo ra những thành tựu lớn hơn trong tương lai. Đó là lối suy nghĩ vô cùng khôn ngoan", Kwak chia sẻ.

Lee Kyung-min, một bác sĩ tâm lý và Giám đốc điều hành của Mindroute Leadership Lab, cho biết việc theo đuổi lối sống “Godsaeng” có thể giúp cải thiện lòng tự trọng của một người: “Thế hệ Y và thế hệ Z có ít quyền kiểm soát cuộc sống của họ hơn, ví dụ như thăng tiến trong công việc hoặc mua bất động sản. Do vậy, họ có khát khao sâu sắc trong việc kiểm soát thói quen hàng ngày hiệu quả. Tất nhiên, bên cạnh mong muốn cải thiện cuộc sống hàng ngày của mình, họ cũng muốn được chứng tỏ bản thân”.

anh.jpg
Thế hệ Y và thế hệ Z chia sẻ hình ảnh về cuộc sống trên mạng xã hội (Ảnh: The Korea Times)

 

Các công ty Hàn Quốc cũng nhanh chóng bắt kịp xu hướng và bắt đầu sử dụng cụm từ này để quảng cáo sản phẩm, dịch vụ của họ và tổ chức nhiều sự kiện khác nhau với chủ đề "Godsaeng".

Youcandoo, một dịch vụ do hãng công nghệ giáo dục Yanadoo sản xuất, cho phép người dùng nhận phần thưởng (phiếu giảm giá cà phê hoặc thẻ quà tặng) khi họ đạt được mục tiêu học tập cá nhân. Dịch vụ giúp người dùng sắp xếp các công việc hàng ngày của họ và cải thiện năng suất cũng như thói quen cá nhân.

Flo, một nền tảng nội dung âm thanh, gần đây đã khởi động sự kiện thử thách “Godsaeng”, cung cấp phiếu giảm giá cho những người nghe podcast, các khóa học ngoại ngữ, thông tin sức khỏe tâm thần và các bài học về sức khỏe trong ít nhất 10 phút mỗi ngày trong ba tuần liên tiếp.

Một sự thật không thể phủ nhận là lối sống này đã thu hút rất nhiều người. Giáo sư Kwak Geum-joo cho hay: “nhiều người Hàn Quốc chấp nhận xu hướng mới này như một quy tắc văn hóa sống ở hiện tại”.

Tuy nhiên,  bác sĩ tâm lý Lee Kyung-min cũng cảnh báo rằng việc theo đuổi năng suất quá mức có thể gây ra tác động tiêu cực: “Những người theo đuổi lối sống này luôn có khát vọng đạt thành tích cao, do vậy họ vô tình đẩy bản thân đến tình trạng kiệt sức. Bởi vậy, hãy thoải mái hơn với chính mình".

Nguồn: The Korea Times

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Khóa II Khoa Báo chí: Hành trình 50 năm hội ngộ và tri ân

Khóa II Khoa Báo chí: Hành trình 50 năm hội ngộ và tri ân

Tin nổi bật2 tuần trước

(Sóng trẻ) - Nhân kỷ niệm 50 năm ngày tựu trường của cựu sinh viên báo chí (1975 - 2025), ngày 15/3, Ban liên lạc khóa II khoa Báo chí tổ chức buổi gặp mặt thân mật tại tầng 10, tòa nhà A1, Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

Người dân cả nước hân hoan đón Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025

Người dân cả nước hân hoan đón Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025

Tin nổi bật2 tháng trước

(Sóng trẻ) - Thời khắc chuyển giao sang năm mới Ất Tỵ 2025, không khí hân hoan bao trùm nhiều tỉnh thành trên cả nước. Hàng triệu người dân từ Bắc vào Nam hòa mình vào màn pháo hoa rực rỡ, các chương trình nghệ thuật đặc sắc cùng nhiều hoạt động văn hóa.

Mời độc giả tham dự Tọa đàm trực tuyến "Đi và viết khi ta còn trẻ"

Mời độc giả tham dự Tọa đàm trực tuyến "Đi và viết khi ta còn trẻ"

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - 14h30 ngày 05/12/2024, Trang tin điện tử Sóng trẻ sẽ tổ chức Tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Đi và viết khi ta còn trẻ”.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN