Seagames: Đến khi nào mới ra khỏi “vùng trũng”?

(Sóng Trẻ) - Từ lâu, Seagames vẫn bị coi là cái “ao làng” với nhiều tiêu cực, đặc biệt là công tác trọng tài. Điều này khiến Seagames vẫn chưa thể trở thành đại hội thể thao tầm cỡ, uy tín trên thế giới.

Mất vàng vì bị trọng tài xử ép

Chưa bao giờ việc bị trọng tài xử ép xảy ra liên tục đối với các VĐV Việt Nam như ở Seagames lần này. Không ít lần, vận động viên của ta phải nuốt nước mắt uất ức vì bị mất huy chương vàng một cách trắng trợn. Thanh Phúc – vận động viên điền kinh, nội dung đi bộ 20km đã bật khóc đầy tức tưởi khi mất vàng vì vận động viên chủ nhà, Saw Mar Lar Nwe vừa đi vừa chạy nhưng không bị trọng tài bắt lỗi. 

6940a5a01_thanhphuc1.jpg
Thanh Phúc mất HCV vàng chủ nhà...chạy về đích

Một vận động viên khác của Việt Nam cũng chịu bất công từ trọng tài là thành viên đội tuyển Muay, Nguyễn Trần Duy Nhất. Là đương kim vô địch Muay thế giới, trong trận bán kết muay hạng cân 60kg nam, anh đã thể hiện phong độ ấn tượng, khiến võ sĩ Lào phải chạy vòng quanh sân, nhưng anh vẫn bị xử thua một cách trắng trợn trước sự ngỡ ngàng của khán giả.

Chưa hết, các cô gái trong đội tuyển Karatedo cũng đã phải chịu ấm ức. Trong phần thi chung kết kata đồng đội nữ ngày 13/12, Nguyễn Hoàng Ngân, Đỗ Thị Thu Hà và Nguyễn Thanh Hằng đã thực hiện xuất sắc cả phần thi quyền biểu diễn lẫn đối luyện. Chiến thắng tưởng chừng trong tầm tay, tuy nhiên bài thi chỉ được một trong năm trọng tài chấm thắng. Bốn trọng tài còn lại đều xử cho ba võ sĩ Myanmar chiến thắng, dù phần thi của họ được nhiều người đánh giá là chưa ăn ý.

6940a5a01_kata2.jpg
Đội kata nữ rơi lệ vì bị trọng tài xử ép ở chung kết

Nài ra, Ánh Viên (bơi), Trần Thị Quỳnh (muay), Nguyễn Thanh Hiền (Taekwondo),...cũng đều rơi vào hoàn cảnh tương tự.

Seagames vẫn là “ao làng”

Xưa nay, Seagames vốn được coi là “ao làng”, như là mặc định cho sự bất công và thiếu chuyên nghiệp của đấu trường khu vực, mà công tác trọng tài luôn được nhắc tới nhiều nhất. Không chỉ có đoàn Việt Nam, đoàn thể thao các nước khác cũng bị xử ép nhiều trường hợp, chỉ khác ở chỗ có những vụ trắng trợn hay kín đáo. 

Mặc dù sau Seagames 27, đoàn Việt Nam đã vượt chỉ tiêu, nhưng không thể phủ nhận, chúng ta đã có thể giành nhiều hơn con số 74 huy chương vàng nếu không có những quyết định bất công của trọng tài. Thậm chí HLV Lê Công – đoàn karatedo cho biết ban huấn luyện cũng dự liệu trước việc bị trọng tài o ép tại Seagames. 

Vẫn biết, thi đấu thể thao là phải cạnh tranh nhưng không cần thiết phải giành huy chương bằng mọi giá. Những giá trị cốt lõi của giải đấu dường như đang bị méo mó trong cuộc ganh đua không minh bạch tới những tấm huy chương vàng. Bệnh thành tích đã biến Seagames thành “vùng trũng” thể thao của thế giới, cũng như cản bước các vận động viên vươn ra biển lớn.  

Nhưng có lẽ, cái ngày Seagames bước ra khỏi “vùng trũng” vẫn còn xa vời, bởi ở Seagames 28 tại Singapore, hàng loạt môn thi đấu “lạ hoắc” vẫn sẽ được đưa vào, và liệu công tác trọng tài sẽ khá khẩm hơn? Cho nên, việc xác định bị trọng tài o ép ở Seagames có lẽ sẽ còn nằm trong dự liệu của khá nhiều đoàn thể thao trong khu vực.

Lan Anh
Báo mạng điện tử K30

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN