Sinh viên Báo chí và vấn đề phòng chống tham nhũng trong giáo dục

(Sóng Trẻ) - Tham nhũng không còn là vấn đề quá mới mẻ, và việc nghiên cứu các giải pháp chống tham nhũng cũng khá quen thuộc với Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung. Tuy nhiên, hiện nay chưa có nhiều nghiên cứu về tham nhũng trong giáo dục ở Việt Nam. Đặc biệt, đối tượng tham gia nghiên cứu lại là những sinh viên trẻ thì lại càng “hiếm”.  

Để tìm kiếm giải pháp cho vấn nạn này, Thanh tra Chính phủ và Ngân hàng Thế giới đã phối hợp một tổ chức Cuộc thi Sáng kiến phòng chống tham nhũng Việt Nam 2011(VACI). Với những ý tưởng táo bạo, đột phá, nhóm sinh viên lớp Thông tin đối nại K29, khoa Quan hệ Quốc tế, Học viện Báo chí &Tuyên truyền đã chọn hướng đi mới là đẩy lùi tham nhũng trong giáo dục với đề án: “Xây dựng chuẩn mực mối quan hệ thầy trò: minh bạch, trong sáng, lành mạnh góp phần xóa bỏ các tệ nạn, phòng chống tham nhũng ở giảng đường Đại học.”. Đề án đã được hội đồng giám khảo thông qua và nhận được nhiều sự đồng tình, tán thành.

Chúng tôi đã có cuộc trao đổi khá thú vị với các bạn ấy về vấn đề này.

PV: Xin chào các bạn, được biết rằng đề án nghiên cứu của nhóm đã được đánh giá cao trong Cuộc thi Sáng kiến phòng chống tham nhũng Việt Nam 2011 và là 1 trong 34 đề án được hỗ trợ vốn để thực hiện. Vậy, xuất phát từ ý tưởng nào mà các bạn lại chọn “tham nhũng trong giáo dục” làm đề tài nghiên cứu lần này?

Giảng đường đại học là môi trường hết sức gần gũi với chúng tôi. Hơn thế nữa, hiện nay, mối quan hệ thầy trò đang dần bị lêch chuẩn, không còn nét nguyên sơ trong câu nói Tôn sư trọng đạo nữa. Nhiều bạn sinh viên đã xuất hiện trong mình tư tưởng có tiền là có học, có bằng cấp, thầy cô giáo thích cầm phong bì hơn là cầm phấn đứng trên giảng đường…v.v.Vì thế mà chúng tôi đã đề cập tới mối quan hệ thầy trò trong đề án lần này nhằm mục tiêu phòng chống tham nhũng ở giảng đường Đại học.

PV: Vậy mục đích của đề tài này là gì?

Chúng tôi hi vọng rằng từ việc thay đổi nhận thức về một vấn đề được cho là nhạy cảm, “ngại” thảo luận và tranh cãi của các đối tượng tác động đến thay đổi hành vi của họ là dám trao đổi thẳng thẳn và hưởng ứng tham gia các hoạt động phòng chống tham nhũng. Giáo dục là nền tảng của xã hội. Chính vì vậy, giải quyết được vấn đề tham  nhũng trong giáo dục đặc biệt là trong giảng đường đại học sẽ là yếu tố tiên quyết trong phòng chống tham nhũng ở những lĩnh vực khác. Nếu chúng ta không giải quyết nó triệt để thì việc “hối lộ” thầy cô sẽ trở thành những luật bất thành văn, những thói quen của học trò khi mùa thi tới, hay khi họ mắc lỗi với giáo viên.

PV: Tham nhũng luôn là vấn đề nhạy cảm, và các bạn vẫn còn là sinh viên ngồi trên ghế nhà trường, lại chọn tham nhũng trong giáo dục làm đề tài, vậy khi triển khai đề án này các bạn có gặp nhiều khó khăn không?

Trước hết, chúng tôi đã gặp phải sự e ngại, không hợp tác của các đối tượng mà đề án hướng tới, đó là các bạn sinh viên, giảng viên, phụ huynh bổi chẳng ai muốn  “vạch áo cho người xem lưng”, chẳng ai dám thừa nhận là mình đã từng   “đút lót” để được điểm cao, để qua được các kì thi tới. Không những thế, nhóm còn gặp khó khăn trong việc phối hợp giữa ban tổ chức với Nhà trường, Đoàn trường, khó khăn trong xây dựng và thực hiện quy chế về mối quan hệ minh bạch, trong sạch và lành mạnh giữa thầy và trò.

Tuy nhiên, chúng tôi cũng nhận được sự ủng hộ của Ban lãnh đạo Học viện, Ban lãnh đạo khoa. Nhóm thực hiện đề án là những người có khả năng, có sức trẻ, lòng nhiệt huyết và tinh thần đoàn kết luôn được nêu cao trong nhóm nên việc thực hiện đề án có phần dễ dàng hơn.

PV: Quan điểm của các bạn về việc chống tham nhũng trong giáo dục hiện nay như thế nào?

Tham nhũng trong học đường là một  vấn đề hết sức “nhạy cảm”, mọi người “ngại” động chạm và chưa có một phương án, cách tiếp cận thật sự hiệu quả, triệt để. Như bạn cũng thấy đấy, đã có rất nhiều tác phẩm báo chí nói về quan hệ thầy trò với những chủ đề như: nạn mua, chạy điểm; mua bán bằng cấp, sinh viên “ đi thầy” trước và trong kỳ thi. Tệ hại hơn nữa là chuyện: đổi tình lấy điểm, đe dọa thầy cô... Những vấn đề đó, tuy không phổ biến nhưng cũng không phải là hiếm. Từ phía học sinh sinh viên, cũng có không ít những bạn có nhận thức sai lệch nên mặc cảm và nhắm mắt chạy theo những cách nghĩ tiêu cực rằng: có thể chạy điểm, mua bằng cấp... Ngược lại, trong số nhiều thầy cô giáo tốt, hết lòng vì học sinh, sinh viên,  thì cũng còn có những người thầy người cô không trong sáng, dễ bị mua chuộc trước cám dỗ vật chất.

Do đó, phòng chống tham nhũng trong giáo dục là vấn đề vô cùng cấp thiết và quan trọng, góp phần giải quyết tận gốc rễ của vấn đề. Trong đó, thay đổi nhận thức, thái độ của các đối tượng về vấn đề này là hết sức cần thiết. Vì thế, điều cốt lõi theo chúng tôi trong phòng chống tham nhũng ở giảng đường đại học là xây dựng một mối quan hệ thầy trò minh bạch, trong sạch, lành mạnh, đúng với giá trị văn hóa quý báu của dân tộc là: Truyền thống tôn sư trọng đạo

PV: Sinh viên làm đề tài thì có gì đặc biệt? Các bạn có thu nhận được kinh nghiệm gì khi thực hiện đề tài này không?

Chúng tôi đang là những sinh viên mới bước sang năm thứ 3. Chúng tôi có sức trẻ, có lòng nhiệt huyết và quyết tâm, khát khao cống hiến. Tuy vậy, chúng tôi vẫn còn thiếu kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Thế nhưng, không phải vì thế mà chúng tôi nản trí. Chúng tôi được sự ủng hộ rất nhiều từ ban lãnh đạo Học viện BC& TT, ban lãnh đạo Khoa QHQT, sự động viên của các bạn sinh viên trong khoa và toàn trường. Không những vậy, khi tham gia cuộc thi, chúng tôi còn nhận được nhiều ý kiến đóng góp của rất nhiều quan khách, phóng viên, nhà báo và các vị khách đến tham quan gian hàng. Đó là động lực cho thầy trò chúng tôi vững tin trên những bước đường tiếp theo để thực hiện đề án. Qua đây, chúng tôi cũng tăng thêm tình đoàn kết, hoàn thiện các kĩ năng mềm đặc biệt là kĩ năng làm việc nhóm, thu thập và cảm thấy mình sống có trách nhiệm hơn với xã hội.
 
PV: Sau khi đạt giải, đề tài sẽ được triển khai ra sao, áp dụng thực tế thế nào?


Sau khi đạt giải, Thầy giáo Nguyễn Ngọc Oanh – chịu trách nhiệm chính của đề án và bạn Trương Thị Diệp sẽ đi tập huấn về phương pháp Quản lý tài chính tại Hạ Long, Quảng Ninh. Sau chuyến đi này, nhóm thực hiện đề án sẽ họp và bàn các hướng đi tiếp theo. Trước tiên là sẽ lập ra một Ban quản lý chung của đề án, sau đó tiến hành phân công phụ trách các mảng chính. Song song với đó, đề án sẽ tiến hành tuyển nhân sự cũng như hiện thực hóa các hoạt động.

PV: Cảm ơn các bạn đã tham gia bài phỏng vẫn và xin chúc dự án thành công!

 
Nhóm nghiên cứu gồm 5 thành viên: Lê Minh Hằng, Hoàng Nhật Đăng, Nguyễn Ngọc Ánh, Trương Thị Diệp, Nguyễn Duy Anh – các bạn hiện là sinh viên năm thứ 3, lớp thông tin đối nại K29, khoa Quan hệ quốc tế, Học viện Báo chí và Tuyên truyền.
 
Giáo dục  luôn luôn được coi là nền tảng phát triển cho mọi quốc gia. Giáo dục ảnh hưởng trực tiếp đến từng con người và cả xã hội. Chính vì vậy tham nhũng trong lĩnh vực giáo dục sẽ để lại những hậu quả thật khôn lường. Sinh viên là một trong những đối tượng trực tiếp được hưởng nền giáo dục của nước nhà . Khi họ mang trong mình ý thức về việc xây dựng một môi trường sự phạm trong sạch là có nghĩa họ đang cùng đồng hành với những nhà làm giáo dục phấn đấu vì tương lai tươi sáng cho sự nghiệp giáo dục của Việt Nam, thể hiện được trách nhiệm công dẫn với quốc gia.

Với những dự án sáng tạo và thiết thực, sinh viên Báo chí đã cho thấy tiếng nói của mình trong công cuộc chấn hưng nền giáo dục nước nhà. Từ chính những nỗ lực của mỗi bạn sinh viên báo chí, từ chính những sự thay đổi trong ngôi trường mà họ đang theo học sẽ tạo nên một sự lan tỏa về ý thức xây dựng một môi trường giáo dục đích thực ở mọi cấp học, mọi ngành học.

Nhóm 3 - Lớp Báo mạng điện tử K.29
TRƯƠNG THỊ HIỀN ANH
PHAN HOÀNG DƯƠNG
BÙI DUY LINH
ĐỖ THỊ LINH
NGUYỄN THỊ KIM LƯƠNG

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Tin nổi bật1 tháng trước

(Sóng trẻ) - Sáng 17/3/2024, tại TP Hồ Chí Minh, Hội Báo toàn quốc 2024 với chủ đề “Báo chí Việt Nam - Tiên phong, Đổi mới vì sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhân dân” đã bế mạc trọng thể.

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia dự báo thời tiết trong 10 ngày tới, từ đêm nay 17/12 đến ngày 27/12, cho các khu vực trên cả nước.

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Tin nổi bật6 tháng trước

(Sóng trẻ) - Như thường lệ, thời điểm tháng 9 sẽ là lúc Apple - một tập đoàn công nghệ về ngành công nghệ thông tin lớn bậc nhất thế giới cho “trình làng” các sản phẩm mới nhất. Vào ngày 13/9, Apple đã cho ra mắt iPhone 15.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN