Sinh viên Lào chia sẻ về… du học Việt Nam

(Sóng Trẻ) - Với nền giáo dục đang ngày càng phát triển cả về chất và lượng, đặc biệt là giáo dục đại học. Việt Nam đang là sự lựa chọn của rất nhiều bạn sinh viên quốc tế khi muốn tìm một quốc gia để du học. 

Trong đó có các bạn trẻ người Lào, đây cũng là cơ hội nhằm củng cố hơn nữa tình đoàn kết, hữu nghị đặc biệt giữa hai dân tộc anh em Việt – Lào.

Tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền, đang có nhiều bạn du học sinh Lào theo học. Những bạn sinh viên này hầu hết đều được nhà nước và cơ quan đang công tác cử sang học tập, rèn luyện kiến thức để về phụng sự quê hương, đất nước. Chương trình học dành cho hai đối tượng bao gồm chương trình đại học bốn năm và chương trình thạc sĩ hai năm. 

e76a39248_anh_1_1.jpg

Đoàn du học sinh Lào tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền

Trước khi tham gia học tập tại học viện Báo chí và Tuyên truyền thì các sinh viên Lào được học tiếng Việt một năm ở trường Hữu Nghị T78 Sơn Tây. Trong năm đầu tiên các bạn chỉ học tiếng việt và thích nghi dần với môi trường văn hóa Việt Nam, sau đó về Học viện và theo học chuyên ngành được phân tại đây.

Anh Sone Thavy Khanty (trưởng đoàn du học sinh Lào tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền) hiện là sinh viên năm cuối lớp Chính trị phát triển K35 cho biết hiện tại đang có 123 sinh viên Lào học tập tại Học viện (đại học và sau đại học). Hằng năm, Đoàn du học sinh Lào và Học viện tổ chức nhiều hoạt động văn nghệ, thể thao giao lưu giữa sinh viên Lào với sinh viên Việt Nam. Học viện còn tổ chức cho chúng tôi đi tham quan khám phá Việt Nam, đi biển… 

Đặc biệt nhất là các dịp lễ, Tết cổ truyền Bunpimay của người Lào được diễn ra từ 13/4 đến 15/4 hằng năm, quốc khánh Lào ngày 2/12 và tết Nguyên Đán của người Việt, ngày lễ của phụ nữ… Học viện và các bạn sinh viên Việt đều nhớ và tổ chức cho chúng tôi. Việt Nam giống như quê hương thứ hai của chúng tôi vậy, ở đây có những người thầy, người bạn vô cùng thân thiện và nhiệt tình. Đã luôn giúp đỡ và đồng hành cùng tôi từ những ngày đầu còn bỡ ngỡ cho đến bây giờ.

e76a39248_anh_2.jpg

Giao lưu thể thao giữa sinh viên Việt Nam và sinh viên Lào


Khi được hỏi về những khó khăn khi học tập ở Việt Nam hầu hết các bạn sinh viên Lào đều chia sẻ rằng những tháng ngày đầu tiên ở Việt Nam, chúng tôi gặp rất nhiều khó khăn. 
Nhất là về ngôn ngữ., chúng tôi nói chưa chuẩn, khả năng nghe kém nên khi giáo viên dạy thời gian đầu chúng tôi hiểu bài ít. Tiếng Việt cũng khó, có nhiều câu nhiều từ không thể dịch được. Đồng thời cách giảng dạy của các giảng viên rất khác so với ở Lào. Hơn nữa, tiếng Việt có rất nhiều từ cho nên chúng tôi không nhớ hết. 
Rồi nhiều lúc cứ khắc khoải nỗi nhớ nhà, khó khăn về ăn uống, thời tiết, giao thông… Tuy nhiên, bù lại các giảng viên rất thông cảm, giúp đỡ chúng tôi rất nhiều trong học tập và hòa nhập vào cuộc sống, văn hóa Việt Nam.

Chị Siam Phone KhouKeo sinh viên lớp Xây dựng Đảng K37 tâm sự: “Với tôi nài khó khăn về ngôn ngữ thì khó khăn thứ hai chính là nỗi nhớ nhà, đặc biệt là nỗi nhớ chồng con. Vợ chồng tôi có một cậu con trai 4 tuổi. Tôi nhớ, lúc mới sang Việt Nam, khi con trai hỏi: “Mẹ ơi, bao giờ mẹ sẽ về nhà?”. Tôi không biết trả lời bé thế nào, đành lặng im, nhất là những khi bé bị ốm đau, tôi không ngủ được, gọi điện cho chồng hỏi thăm con suốt đêm. Những lúc nhớ quá chỉ biết lấy ảnh ra ngắm rồi cười. Khó khăn cũng nhiều, nhưng dần dần cứ thế cũng quen - khó khăn nhưng cố gắng rồi cũng làm được.”

Bạn Bạc Thị Tâm lớp Xây dựng Đảng K37 có chia sẻ cảm nhận về các sinh viên Lào: “Các anh chị người Lào rất thật và ham học hỏi, trên lớp không hiểu gì các anh chị mạnh dạn hỏi cô giáo, lúc có bài tập về nhà mà không hiểu thì các anh chị hay hỏi các bạn trong lớp. Cũng rất may mắn là lớp tôi có một số bạn dân tộc Thái, 80% tiếng nói và chữ viết giống với người Lào nên cũng giúp đỡ phần nào cho các anh chị sinh viên Lào trong học tập cũng như cuộc sống. Lúc về quê có mang quà của Lào sang cho cả lớp nữa. Có những lúc ra chơi, thấy các anh chị cứ nhìn ảnh trong điện thoại ngắm mãi, chắc là nhớ nhà lắm”.

e76a39248_anh_3.jpg

Lễ bảo vệ luận văn thạc sĩ của sinh viên Phaisone Leeyongva (giữa ảnh) chuyên ngành Báo chí học

Mặc dù gặp nhiều khó khăn trong học tập và cuộc sống tại Việt Nam. Song các du học sinh Lào vẫn luôn cố gắng tìm cách học tiếng Việt trong mọi hoàn cảnh, và nhất là bằng cách trò chuyện, giao tiếp cùng các bạn Việt Nam. 

Hoạt động học tập, nghiên cứu ở trường được cho là rất khó khăn, vì phải sử dụng nhiều từ ngữ liên quan đến chuyên ngành, trong khi vốn tiếng Việt của các bạn sinh viên Lào còn chưa nhiều. Tuy nhiên, nhờ sự cố gắng và quan tâm, giúp đỡ của ban giám đốc học viện, của các thầy cô giáo, của các bạn sinh viên Việt Nam đã phần nào giúp họ cảm thấy gần gũi và tin cậy, vơi đi nỗi nhớ nhà và ngày càng tiến bộ hơn trong học tập.
Lê Gấm

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Tin nổi bật2 tháng trước

(Sóng trẻ) - Sáng 17/3/2024, tại TP Hồ Chí Minh, Hội Báo toàn quốc 2024 với chủ đề “Báo chí Việt Nam - Tiên phong, Đổi mới vì sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhân dân” đã bế mạc trọng thể.

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia dự báo thời tiết trong 10 ngày tới, từ đêm nay 17/12 đến ngày 27/12, cho các khu vực trên cả nước.

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Tin nổi bật7 tháng trước

(Sóng trẻ) - Như thường lệ, thời điểm tháng 9 sẽ là lúc Apple - một tập đoàn công nghệ về ngành công nghệ thông tin lớn bậc nhất thế giới cho “trình làng” các sản phẩm mới nhất. Vào ngày 13/9, Apple đã cho ra mắt iPhone 15.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN